Có rất nhiều người gặp tình trạng mệt nhưng vẫn không ngủ được khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, làm thế nào để có giấc ngủ ngon, cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây của Vua Nệm bạn nhé!
Nội Dung Chính
1. Những ảnh hưởng của nhịp sinh học đến sức khỏe
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhịp sinh học làm việc xuyên suốt trong 24 giờ dựa vào ánh sáng, bóng tối và đồng hồ sinh học của mỗi người, từ đó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, thực hiện trao đổi chất, hormone, melatonin và giấc ngủ. Trong đó, melatonin giúp điều chỉnh giấc ngủ, ban ngày thì hormone này ở mức thấp và khi trời bắt đầu tối cơ thể sẽ sản xuất nhiều melatonin hơn. Vậy nên để ngủ ngon giấc, bạn nên chuẩn bị đi ngủ ít nhất 2 giờ trước khi melatonin bắt đầu tăng.
Thông thường, mỗi người đều có nhịp sinh học riêng giúp điều chỉnh giấc ngủ. Tuy nhiên nếu cơ thể mệt nhưng vẫn không ngủ được thì có thể nhịp sinh học của bạn có vấn đề, từ đó khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2. Vì sao cơ thể mệt nhưng vẫn không thể ngủ?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt nhưng vẫn không thể ngủ, cụ thể:
2.1. Sử dụng điện thoại, tivi
Thực tế cho thấy, ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính và tivi có thể giảm buồn ngủ. Do đó, để có một giấc ngủ ngon chúng ta cần ngừng sử dụng các thiết bị này trước khi đi ngủ ít nhất 2 giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc đeo kính ngăn ánh sáng xanh vào buổi tối.
Các chứng rối loạn giấc ngủ khác: Một số hội chứng liên quan đến giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên có thể làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm, sau đó lại gây buồn ngủ vào ban ngày.
2.2. Suy nhược
Thực tế cho thấy, mối liên hệ giữa giấc ngủ và chứng trầm cảm rất phức tạp. Tình trạng suy nhược và trầm cảm có thể phá vỡ nhịp sinh học, khiến bạn mệt mỏi nhưng lại không thể ngủ.
2.3. Ngủ trưa
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ngủ trưa đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu chúng ta ngủ quá nhiều vào buổi trưa sẽ khiến bạn mệt mỏi và khiến chúng ta khó đi ngủ hơn vào buổi tối, thậm chí là ngủ không ngon giấc, thức giấc nhiều hơn. Vì thế, chúng ta chỉ nên ngủ trưa khoảng 20-30 phút vào một thời điểm trong ngày để nhịp sinh học ổn định.
2.4. Lo lắng
Chứng rối loạn lo âu thường có mối liên quan mật thiết đến rối loạn giấc ngủ. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 24-36% những người bị mất ngủ gặp tình trạng lo lắng. Cảm xúc này kích thích sự tỉnh táo, khiến giấc ngủ bị trì hoãn thêm.
2.5. Caffeine
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trung bình thời gian bán hủy của caffeine là 5 giờ. Vậy nên việc sử dụng caffeine có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, cùng như chất lượng giấc ngủ. Chúng khiến bạn tỉnh táo và khó ngủ hơn rất nhiều.
2.6. Chế độ ăn kiêng
Một nghiên cứu thực tế vào năm 2019 đã chứng minh rằng việc thay đổi chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến những người bị rối loạn giấc ngủ. Cụ thể, chế độ ăn giàu chất béo ròi giúp ngủ sâu hơn và tăng cảm giác hưng phấn khi ngủ, còn lượng carb cao khiến chúng ta ngủ ít sâu hơn và nhanh đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
3. Mệt nhưng vẫn không ngủ được gây hậu quả gì?
Tình trạng mệt nhưng vẫn không ngủ được kéo dài có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ cho sức khỏe, cụ thể:
- Tăng nguy cơ ung thư: Giấc ngủ có mối liên hệ chặt chẽ đến sức khỏe con người, vì vậy tình trạng mất ngủ kéo dài có thể khiến các tế bào bị lão hóa, thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và kích thước của các khối u.
- Suy giảm đời sống tình dục: Cơ thể mất ngủ, mệt mỏi sẽ dẫn đến tình trạng nội tiết tố bị rối loạn. Lúc này, cơ thể sẽ không sản xuất ra hormone hạnh phúc, tâm trạng dễ cáu gắt khiến đời sống hôn nhân và tình dục đi xuống.
- Gây suy giảm trí nhớ và ghi nhớ kém: Khi mất ngủ trong thời gian dài, cơ thể sẽ bị suy nhược, người uể oải, chậm chạp. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến não bộ, khiến chúng ta khó ghi nhớ, làm việc kém hiệu quả.
- Tăng nguy cơ trầm cảm: Tình trạng mệt mỏi nhưng vẫn không thể ngủ khiến não bộ có những suy nghĩ tiêu cực. Về lâu dài có thể dẫn đến những biểu hiện như: rối loạn tâm lý, dễ cáu gắt, trầm cảm, tự kỷ,… thay đổi tính cách và tâm trạng thất thường.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp: Khi mất ngủ, hệ thần kinh giao cảm sẽ hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Chúng có thể làm huyết áp tăng, mạch máu co lại đồng thời tạo áp lực lên tim mạch. Vì vậy nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh rất có thể mắc các bệnh về tim mạch. Hơn nữa khi mất ngủ, cơ thể sẽ mất cân bằng insulin, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng tim mạch.
4. Giải pháp khắc phục tình trạng mệt nhưng vẫn không ngủ được
Tình trạng mệt nhưng vẫn không ngủ được hoàn toàn có thể khắc phục triệt để, cụ thể bạn nên áp dụng một số phương pháp sau:
- Hình thành giấc ngủ khoa học: Bạn nên đi ngủ và thức dậy trong một khung giờ nhất định và giữ thói quen này mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể hình thành đồng hồ sinh học, tránh cảm giác mỏi sau mỗi lần thức giấc.
- Tạo không gian ngủ thoải mái: Để có giấc ngủ ngon trọn vẹn thì bạn cần quan tâm nhiều hơn đến không gian ngủ của mình. Lựa chọn cho mình một chiếc nệm thật êm để nâng niu cơ thể, một chiếc chăn thật mềm mịn để giấc ngủ sâu hơn. Bạn có thể tham khảo một số loại nệm Foam đang được nhiều người yêu thích và lựa chọn để giúp ngủ ngon, sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, không gian ngủ của bạn cũng cần đảm bảo sạch sẽ, yên tĩnh để giấc ngủ không bị gián đoạn.
- Đi ngủ với tâm trạng thoải mái: Tốt nhất, bạn không nên “mang” sự mệt mỏi lên giường ngủ, hãy để đầu óc được thư giãn bởi việc suy nghĩ quá nhiều có thể khiến bạn khó ngủ.
- Không sử dụng các thiết bị phát ra ánh sáng xanh trước khi đi ngủ: Một số thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,… có thể phát ra ánh sáng xanh khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ hơn. Vậy nên để giải trí trước giờ ngủ, bạn có thể đọc sách, trò chuyện với bạn cùng giường, nghe nhạc…
- Không nên ngủ trưa quá nhiều hoặc ngủ vào lúc xế chiều: Những giấc ngủ trưa kéo dài hoặc ngủ vào xế chiều có thể khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải và khó ngủ hơn vào ban đêm.
- Ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ: Việc ngâm chân bằng nước ấm giúp các cơ, xương cốt được thư giãn, giúp bạn cảm thấy thoải mái và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Nếu nằm trằn trọc trên giường từ 20 đến 30 phút mà vẫn chưa thể ngủ, bạn có thể dậy và uống một cốc nước ấm, sau đó quay về giường ngủ. Ngoài ra, việc xông tinh dầu hoặc nến thơm trong phòng ngủ cũng sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần và đi ngủ dễ dàng hơn đấy.
Mệt nhưng vẫn không ngủ được không phải là tình trạng hiếm gặp và hoàn toàn có thể cải thiện bằng những phương pháp mà Vua Nệm đã gợi ý. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài mà không được cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị trong thời gian sớm nhất nhé.
>>>Xem thêm:
- Ngủ dậy bị mệt mỏi – Dấu hiệu cảnh báo đến từ cơ thể
- Bỏ túi ngay 9+ mẹo đơn giản để ngủ ngon khi trời nóng