Cuộc sống bận rộn ngày nay nhiều khiến nhiều người thường xuyên phải thức khuya. Tuy nhiên, nếu ngủ muộn, nhất là sau 11 giờ đêm cơ thể của chúng ta sẽ phải chịu những tác động không hề tốt cho sức khỏe.
Nội Dung Chính
1. Ngủ muộn gây ảnh hưởng xấu đến làn da
Cô gái nào cũng biết thức khuya có thể làm cho da nổi mụn bởi thời điểm cơ thể nghỉ ngơi là lúc làn da bắt đầu nhiệm vụ bảo trì và tái tạo lại các tế bào. Thức khuya, đồng nghĩa với việc ngăn chặn hoạt động tự phục hồi của làn da, gây rối loạn hệ thần kinh.
Từ đấy, làn da sẽ khô và xỉn màu hơn, kéo theo việc xuất hiện các vết thâm, nám. Đáng sợ hơn, da còn bắt đầu nổi mụn trứng cá và hình thành các nếp nhăn cùng những đốm tàn nhang xấu xí.
2. Trí nhớ bị giảm sút do ngủ muộn
Ngủ muộn khiến não bộ không được nghỉ ngơi đủ dẫn đến hệ thần kinh giao cảm vẫn ở trong trạng thái hưng phấn. Điều này lặp lại nhiều làm cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi vì làm việc quá sức sau một đêm dài. Lâu dần, ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn bị giảm sút, mất tập trung khi làm việc.
3. Thừa cân, béo phì do ngủ muộn
Thường xuyên thức khuya khiến cơ thể không gầy đi mà còn làm cho lượng mỡ thừa được tích tụ dẫn đến tình trạng thừa cân, gây béo phì. Thức khuya không chỉ gây tổn hại đến nhan sắc mà còn ảnh hưởng đến thân hình bạn đã dày công chăm sóc hàng ngày. Do đó, nếu không muốn cơ thể bị béo phì thì nên thay đổi ngay thói quen này nhé.
4. Ngủ muộn gây nguy cơ mắc bệnh dạ dày
Nếu bạn hay có thói quen thức khuya và ăn đêm thì sẽ rất có hại cho hệ tiêu hóa của chính mình. Dạ dày phải làm việc cả ngày và chúng cũng cần được nghỉ ngơi, nhất là vào buổi đêm.
Khi bạn cứ kéo dài tình trạng ăn đêm liên tục sẽ làm cho dạ dày giảm chức năng khiến quá trình chuyển hóa thức ăn bị đình trệ bởi nó phải làm việc quá tải. Tệ hơn, khi thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu còn dẫn đến tình trạng tiết dịch bất thường, trầm trọng hơn còn có nguy cơ viêm loét dạ dày đấy.
5. Tổn thương gan do ngủ muộn
Gan là cơ quan trao đổi chất quan trọng nhất của cơ thể, khi bạn ngủ là lúc gan sẽ làm việc để giúp cơ thể bài tiết các độc tố. Thói quen ngủ muộn vô tình sẽ khiến gan bị thiếu hụt máu dẫn đến quá trình bài tiết các chất độc của gan bị gián đoạn. Chất độc tích tụ lại trong cơ thể lâu dài còn gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác, kéo theo nhiều bệnh tật không tốt cho sức khỏe.
6. Bệnh tim mạch
Ngủ quá muộn vào ban đêm có thể làm đảo lộn nhịp sinh học, thậm chí gây mất ngủ. Khi bạn có ít thời gian để nghỉ ngơi, nó sẽ gây áp lực lên tim, dẫn đến ngừng tim và đột quỵ.
7. Bệnh tiểu đường do ngủ muộn
Ngủ muộn phá hỏng sự cân bằng nội tiết tố của cơ thể. Điều đó khiến bạn không dung nạp được glucose bằng lượng insulin, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
XEM THÊM: Nếu buộc phải thức khuya bạn nên làm gì cho “đỡ hại” cho sức khỏe?
Để giữ được một sức khỏe tốt, bạn nên chú ý đến giờ giấc sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. Đi ngủ sớm, thức dậy sớm cũng là một việc rất quan trọng để giữ sức khỏe của bạn luôn trong trạng thái tràn đầy năng lượng.
Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/tac-hai-cua-thuc-khuya/