Ung thư là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm với tỉ lệ tử vong rất cao. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, điển hình là di truyền hay môi trường sống độc hại,… Dưới đây là những bí quyết duy trì lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh ung thư do Vua Nệm tổng hợp. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Nội Dung Chính
1. Ung thư là gì?
Trước khi ‘bỏ túi’ những bí quyết duy trì lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh ung thư, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số thông tin cơ bản về chứng bệnh nan y nguy hiểm này.
1.1 Định nghĩa
Ung thư là tình trạng báo động về sức khỏe khi số lượng các tế bào bất thường tăng lên một cách mất kiểm soát. Quá trình này sẽ dẫn đến hiện tượng xâm lấn cũng như phá hủy các cấu trúc mô bình thường tồn tại trong cơ thể con người, cuối cùng hình thành nên những khối u với nhiều kích thước khác nhau.
Khối u được chia làm hai loại: u lành tính (không phải ung thư) và u ác tính (đồng nghĩa với bệnh ung thư). Trong đó, các khối u lành thường không xâm lấn vào mô hay cơ quan, do đó ít nguy hiểm đối với sức khỏe. Ngược lại thì u ác tính sẽ phát triển dần dần và trở thành ung thư xâm lấn nếu không được điều trị đúng cách.
1.2 Các loại ung thư thường gặp
Ung thư là bệnh lý nghiêm trọng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính, phổ biến nhất là: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư ruột, ung thư não, ung thư tử cung, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng,… Trong đó, các bệnh ung thư có liên quan đến hệ tiêu hóa thường có tỉ lệ tử vong cao hơn cả.
2. Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổ biến
Mặc dù không thể chẩn đoán chính xác nhưng những dấu hiệu phổ biến sau đây có thể phần nào dự đoán trước bệnh ung thư. Cụ thể:
- Trên cơ thể xuất hiện các vết lở loét đau đớn và không lành
- Hiện tượng chảy máu, xuất huyết bất thường
- Có sự thay đổi trong thói quen đi tiểu và tính chất phân
- Xuất hiện khối u hoặc vùng mô dày lên bất thường ở dưới da
- Thay đổi tình trạng da (nốt ruồi và mụn cóc có sự thay đổi về kích thước/ màu sắc)
- Khó nuốt và khó tiêu hóa thức ăn
- Ho, khàn tiếng lâu ngày không khỏi
- Cân nặng sụt giảm đột ngột không rõ nguyên nhân
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, không muốn ăn uống
Khi nhận thấy những thay đổi bất thường trên cơ thể, bạn không nên chủ quan mà cần ngay lập tức thăm khám để có hướng điều trị kịp thời. Việc để lâu có thể khiến cho bệnh diễn biến nặng và khó xử lý hơn.
3. Bí quyết duy trì lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh ung thư
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, việc duy trì lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh ung thư có thể mang đến những hiệu quả ngoài mong đợi. Cụ thể:
- Đối với người không mắc bệnh ung thư: duy trì lối sống điều độ có thể tăng cường sức đề kháng và giúp bạn vui sống mỗi ngày
- Đối với những người đã điều trị xong và đang trong giai đoạn phục hồi: tăng cường sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống nói riêng và tuổi thọ nói chung
Vậy phải bắt đầu duy trì lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh ung thư như thế nào? Dưới đây là một số thói quen sinh hoạt cần rèn luyện giúp bạn và người thân yêu giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư do Vua Nệm tổng hợp:
3.1 Tăng cường vận động
Vận động và thực hiện các hoạt động thể chất điều độ là một cách đơn giản mà hiệu quả giúp bạn đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Không chỉ góp phần duy trì cân nặng ở mức vừa phải, thể dục thể thao còn hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường máu, tăng cường chức năng miễn dịch và tiêu hóa, giảm căng thẳng stress,…
Để việc vận động thực sự phát huy được lợi ích vốn có, bạn nên ưu tiên những bộ môn phù hợp với năng lực thể chất và sở thích của mình. Ví dụ như: chạy, đi bộ, bơi lội, yoga, bóng đá, cầu lông,…
3.2 Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh
Được mệnh danh là ‘khắc tinh’ của mọi bệnh tật, một chế độ ăn uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng sẽ giúp bạn giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc ung thư. Để xây dựng được một thói quen ăn uống khoa học nhất, bạn cần lưu ý:
- Đa dạng hóa các nhóm thực phẩm cần thiết như ngũ cốc, protein (động vật/ thực vật), rau quả, sữa và chất béo có lợi,…
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất béo bão hòa hoặc đường tinh luyện, đồ nướng, đồ chiên rán và đồ ngọt. Thay vào đó nên lựa chọn các món ăn có nguồn gốc tự nhiên và ít chế biến nhất có thể
- Tăng cường lượng chất xơ và rau quả tiêu thụ mỗi ngày (đặc biệt là các loại hạt, rau lá xanh và quả tươi)
- Hạn chế thực phẩm có chứa phụ gia, chất bảo quản hoặc chất tạo màu gây nguy hiểm đến sức khỏe
- Uống đủ lượng nước cần thiết để tăng cường hiệu quả trao đổi chất là thải bỏ các độc tố trong cơ thể
- Cân nhắc bổ sung thêm dinh dưỡng và các loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,… theo chỉ định của bác sĩ
3.3 Hạn chế đồ uống có cồn
Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau. Điển hình là bệnh lý liên quan đến đến hệ tiêu hóa (đại trực tràng, dạ dày, thực quản), ung thư vú, ung thư đầu và cổ,… Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ sản sinh ra các loại oxy phản ứng làm tổn thương ADN, gây suy yếu tế bào, đồng thời giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Ngoài ra, bảng thành phần của chúng cũng chứa nhiều hóa chất gây ung thư như phenol, nitrosamine,…
3.4 Tránh xa thuốc lá và các chất gây nghiện
Thuốc lá và các chất gây nghiện là một trong những tác nhân gây ung thư phổ biến nhất trên toàn thế giới. Trong đó, hút thuốc lá có thể gây ra khoảng 90% trường hợp mắc ung thư phổi, thanh quản, vòm họng,…
3.5 Nghỉ ngơi đủ và đúng
Nhìn chung, việc nghỉ ngơi đủ và đúng chính là chìa khóa vàng giúp bạn xây dựng được một lối sống tự do, lành mạnh. Điều này sẽ giúp cơ thể chúng ta có thời gian để tái tạo, phục hồi cũng như điều chỉnh các quá trình sinh lý bên trong sao cho phù hợp. Về lâu dài, ngủ ngon giấc có thể giúp bạn tạo sự cân bằng nội môi, tăng cường sức đề kháng và giảm căng thẳng hiệu quả.
3.6 Nâng cao sức khỏe tinh thần
Hiện nay, việc quản lý stress và nâng cao sức khỏe tinh thần để giảm thiểu bệnh tật vẫn chưa được nhiều người quan tâm đúng mức. Trên thực tế, tình trạng lo lắng, căng thẳng nếu không xử lý đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, từ đó tạo điều kiện cho các tế bào ung thư hình thành và phát triển.
Để giải quyết được thực trạng này, bạn nên chú ý:
- Rèn luyện các kỹ thuật giúp điều tiết tâm trạng như thở, yoga, thiền định, chạy bộ, bơi,…
- Thay đổi môi trường sống theo hướng tích cực
- Dành thời gian cho bản thân và các hoạt động thư giãn, giải trí lành mạnh
- Tìm đến sự giúp đỡ của người thân, gia đình hoặc y bác sĩ khi cần thiết
3.7 Tránh xa các chất độc hại và môi trường ô nhiễm
Để giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, bạn nên chủ động tránh xa khỏi các chất độc hại và môi trường ô nhiễm. Ví dụ như khói thuốc lá, khi thải từ các phương tiện giao thông, hóa chất/ chất thải công nghiệp,… Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, bạn nên chuẩn bị các dụng cụ bảo hộ cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng.
>> Mời bạn đọc:
Ngày ung thư thế giới là ngày gì? Diễn ra vào ngày nào?
Tổng hợp các cách để bệnh nhân ung thư ngủ ngon hơn
Trên đây là toàn bộ bài viết của Vua Nệm về Bí quyết duy trì lối sống lành mạnh đề phòng ngừa bệnh ung thư. Hi vọng rằng những chia sẻ bổ ích này sẽ giúp bạn có được một sức khỏe dồi dào như ý. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!