Lão hóa lành mạnh là gì? Bật mí bí kíp lão hóa lành mạnh để sống vui hạnh phúc

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Không ai có thể tránh khỏi lão hóa – một quy luật tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, những ảnh hưởng mà nó đem lại vẫn luôn là nỗi lo lắng đối với nhiều người. Trong bài viết dưới đây, Vua Nệm sẽ giới thiệu về khái niệm “lão hóa lành mạnh là gì” để bạn đọc có thể trang bị sẵn tâm lý vững vàng và luôn vui vẻ, khỏe mạnh nhé!

1. Lão hóa lành mạnh là gì?

Lão hóa là dấu hiệu cơ thể bắt đầu già đi theo thời gian. Quá trình này xuất hiện khi những tế bào bắt đầu trở nên hư tổn và chức năng của các hệ cơ quan đang ngày một suy giảm. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh và đưa con người đến gần cái chết hơn.

Thông thường, lão hóa sẽ biểu hiện rõ nhất ở giai đoạn tuổi già (60 tuổi trở lên). Thế nhưng có sự khác nhau về mức độ tiến triển ở mỗi người, căn bản còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như:

  • Di truyền.
  • Môi trường sống.
  • Những căn bệnh mắc phải.
  • Thói quen sống hoặc hành vi.
lão hoá lành mạnh là gì
Lão hóa lành mạnh ám chỉ tình trạng tuy tuổi đã cao nhưng vẫn vui vẻ, lạc quan

Đồng thời, đây cũng là những yếu tố quyết định một người có trải qua giai đoạn “lão hóa lành mạnh” hay không. Theo đó, WHO đã giải đáp câu hỏi lão hóa lành mạnh là gì bằng cách định nghĩa lão hóa lành mạnh là tình trạng dù tuổi tác đã cao nhưng tinh thần vẫn hạnh phúc, vui vẻ, được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cơ bản, cân bằng được các mối quan hệ cũng như không ngừng đóng góp những giá trị tích cực cho xã hội.

2. Lão hóa ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể?

Vậy lão hóa có ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể? Dưới đây là những sự thay đổi có thể xảy ra khi cơ thể của bạn bước vào giai đoạn lão hóa.

2.1. Tim (hệ tim mạch)

Trong suốt quá trình lão hóa, hệ tim mạch buộc phải làm việc cật lực vì theo thời gian, những mạch máu dần xơ cứng khiến quá trình bơm máu trở nên khó khăn hơn. Mặt khác lúc này, chất béo dần tích tụ ở thành mạch máu làm tăng khả năng hình thành nên cục máu đông ở trong tim. Nếu tình trạng này xảy ra, có nguy cơ cao bạn sẽ mắc phải những căn bệnh tim mạch như đau tim, tăng huyết áp,…

2.2. Thính giác

Khi càng lớn tuổi, chức năng của tai người ngày càng suy giảm. Điều này khiến người già khó có thể phân biệt nhiều âm thanh khác nhau, mất năng lực giữ cơ thể thăng bằng,…

2.3. Thị giác

Khi lão hóa, thị lực của bạn sẽ bắt đầu kém đi. Điều này thể hiện ở việc bạn có khả năng bị mỏi mắt, khô mắt, mờ mắt. Bên cạnh đó, mắt cũng khó có thể nhìn gần và tình trạng này còn được gọi là viễn thị.

ảnh hưởng lão hoá lành mạnh
Thị lực kém đi là một biểu hiện của lão hóa

2.4. Mùi vị

Khứu giác và vị giác có mối tương quan mật thiết với nhau. Vì thế khi chức năng bị  giảm đi, bạn sẽ cảm thấy chán ăn, ăn không còn ngon miệng nữa. Mặt khác, việc mất mùi sẽ cực kỳ nguy hiểm khi bạn không nhận biết được mùi của khí đốt hay mùi khói của đám cháy.

2.5. Hệ xương khớp

Khi lão hóa, lớp sụn ở trong khớp sẽ trở nên mỏng hơn. Lúc này, những thành phần trong sụn cũng suy yếu khiến khớp đàn hồi kém và dễ tổn thương. Mặt khác, khi các mô liên kết ở gân cứng và dây chằng giòn hơn thì các khớp cũng sẽ trở nên cứng hơn. Những thay đổi này khiến các khớp hạn chế cử động.

2.6. Hệ tiêu hóa

Tuổi tác tăng lên kéo theo việc màng nhầy của dạ dày cũng sẽ tăng lên. Lúc này, lượng axit clohydric, enzym tiêu hóa và chất nhầy sẽ tiết ra ít hơn làm quá trình chuyển hóa protein giảm sút. Thậm chí, tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ bị viêm teo dạ dày mãn tính.

Bên cạnh đó, quá trình co bóp để đẩy thức ăn rơi xuống dạ dày cũng sẽ dần chậm lại. Điều này khiến lượng nước mà ta hấp thu vào trong máu sẽ nhiều hơn mức bình thường. Đây là lý do khiến khối phân khô cứng hơn và gây táo bón ở người cao tuổi.

những ảnh hưởng lão hoá lành mạnh
Hệ tiêu hóa của người già trở nên hoạt động khó khăn hơn

2.7. Thận và bàng quang 

Chức năng thải, lọc của thận có xu hướng giảm dần khi tuổi tác của một người tăng lên. Lúc này, quá trình lọc bỏ chất thải ra khỏi máu sẽ không còn hiệu quả như trước. Mặt khác, độ đàn hồi của bàng quang sẽ kém đi, không còn giữ được nhiều hàm lượng nước tiểu dẫn đến tình trạng tiểu bí, tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi.

2.8. Não bộ

Tuổi tác tác động rất lớn đến tâm sinh lý và khả năng nhận thức của người già. Điều này biểu hiện qua việc người già thường phản ứng chậm, hay quên và động tác không nhất quán với nhau. Giải thích cho điều này có thể hiểu rằng cấu trúc não bộ đã thay đổi, lượng noron thần kinh giảm sút, những tế bào thần kinh khó để liên kết được với nhau khiến người già ghi nhớ kém, khó tập trung hay điều khiển tốt cơ thể của mình.

2.9. Làn da

Khi lão hóa, da sẽ trông mỏng và nhạt màu so với trước. Những nốt sần, đốm đồi mồi sẽ xuất hiện nhiều hơn ở những vùng tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Da lúc này cũng sẽ giảm độ đàn hồi, giảm sức căng vì mô liên kết đã có sự thay đổi.

thế nào là lão hoá lành mạnh
Làn da của người già sẽ không còn căng mịn như trước

2.10. Cơ quan sinh dục

Tuổi già ập đến khiến khả năng cương cứng dương vật ở nam giới bị ảnh hưởng. Còn đối với phụ nữ có thể xuất hiện tình trạng khô âm đạo ảnh hưởng đến quá trình quan hệ tình dục.

3. Bật mí những bí kíp để lão hóa lành mạnh

Vậy bí kíp để lão hóa lành mạnh là gì? Nếu bạn đang mong muốn có một tuổi già khỏe mạnh, vui tươi thì chắc chắn không thể bỏ lỡ những lời khuyên sau.

3.1. Duy trì tập luyện thể dục hợp lý

Khi bạn đã có tuổi thì cơ bắp cũng sẽ giảm dần. Thế nhưng lúc này, việc tập thể dục thể thao vẫn cải thiện được khối lượng cơ bắp cũng như sức mạnh cơ thể dù cho bạn có U90 đi chăng nữa. Do đó, một số bài tập để tăng cường sức bền sẽ là giải pháp hiệu quả ngay lúc này.

Mặt khác, việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày cũng hỗ trợ bạn trong việc giữ thăng bằng, giảm nguy cơ mắc các bệnh đột quỵ, béo phì, tim, tiểu đường,… hay bệnh mãn tính. Nếu đã quá tuổi và không còn khả năng tập luyện cường độ cao, bạn vẫn có thể vận động nhẹ nhàng để nâng cao chất lượng giấc ngủ, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.

bí kíp lão hóa lành mạnh
Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe, thoải mái tinh thần

3.2. Ăn uống khoa học, lành mạnh

Để duy trì lão hóa lành mạnh, bạn tuyệt đối không nên ăn quá nhiều vì sẽ dẫn đến thừa chất, tăng nguy cơ bị các bệnh về tiểu đường, tim mạch. Lúc này, hãy duy trì chế độ ăn uống hợp lý như sử dụng thực phẩm ít béo bão hòa, rau quả, trái cây, cá, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và một ít lượng sữa béo. Cũng đừng quên bổ sung nhiều nước cho cơ thể mỗi ngày và hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường nhé!

3.3. Làm xét nghiệm định kỳ

Để theo dõi những chức năng cơ thể, những người đã quá 40 tuổi cần định kỳ thực hiện một số xét nghiệm quan trọng. Kết quả ra chỉ số cao đồng nghĩa với việc nguy cơ bị tim, đột quỵ,… cũng sẽ cao. Thế nhưng đa phần mọi vấn đề đều có thể được khắc phục bằng thuốc hay điều trị kịp thời

3.4. Chăm sóc cho giấc ngủ

Khi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ tiết ra hormone phục hồi elastin và collagen – hai thành phần đem lại sự căng mướt cho da. Mặt khác, ngủ đủ giấc cũng sẽ làm giảm nguy cơ mắc những bệnh về thần kinh, trí nhớ.

Nếu việc mất ngủ khiến bạn thường xuyên cáu gắt, mệt mỏi, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp như ngủ trưa ít lại, xây dựng kế hoạch đi ngủ và thức dậy ổn định, ngâm chân, uống nước ấm,… để dễ ngủ hơn.

bí kíp để lão hóa lành mạnh
Giấc ngủ là yếu tố quan trọng để duy trì chế độ lão hóa lành mạnh

3.5. Chấp nhận, tận hưởng cuộc sống

Lão hóa là một quy luật khó tránh khỏi. Vì thế, ta phải học cách chấp nhận và sống hết mình với thực tại để cuộc sống trở nên thanh thản hơn. Đặc biệt, khi về già thì chúng ta thường hay hối tiếc những thứ mình đã bỏ lỡ khi còn trẻ. Do đó, khi còn trẻ thì bạn hãy sống như ngọn lửa rực cháy để sau này không phải tiếc nuối.

3.6. Duy trì trạng thái tích cực

Khi chúng ta tích cực, quá trình lão hóa sẽ diễn ra chậm hơn. Vì thế hãy cởi mở trong suy nghĩ, duy trì những mối quan hệ và thực hiện những điều mà mình mong muốn.

>> Xem thêm5 thói quen ngăn ngừa lão hoá sớm: Bạn đã biết?

Trên đây là những thông tin xoay quanh thắc mắc “lão hóa lành mạnh là gì” cũng như những bí kíp để có thể lão hóa lành mạnh. Vua Nệm tin rằng sau khi đọc xong bài viết này, mỗi người sẽ thay đổi quan niệm sống của mình để sống một cuộc đời không hoài phí!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM