Tổng hợp các cách để bệnh nhân ung thư ngủ ngon hơn

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Giấc ngủ là điều cần thiết và cực kỳ quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là bệnh nhân điều trị ung thư. Một người lớn trung bình cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày để duy trì trạng thái và năng lượng cho ngày hôm sau. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mắc ung thư thì chứng rối loạn giấc ngủ thường xảy ra với họ. Vậy cách để bệnh nhân ung thư ngủ ngon hơn là gì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

1. Vì sao người bệnh ung thư thường khó ngủ?

Nhiều người mắc bệnh ung thư thường có triệu chứng khó ngủ, trằn trọc, ngủ rất ít hoặc ngủ không ngon giấc. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và có thể khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và dễ cáu kỉnh. Ngủ đủ giấc là điều cần thiết cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần cho bệnh nhân chữa trị ung thư.

Bệnh nhân ung thư rất dễ bị mất ngủ
Bệnh nhân ung thư rất dễ bị mất ngủ

Mất ngủ thường ở bệnh nhân ung thư thường do tác dụng phụ của thuốc điều trị, lo lắng của bệnh nhân về bệnh tình. Thời gian đầu sau khi điều trị ung thư, bệnh nhân thường mắc chứng mất ngủ vì lo sợ bệnh tật và cái chết. Mất ngủ có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống, hoạt động hoặc dùng thuốc số lượng ít và được bác sĩ kê đơn. 

2. Một số biểu hiện về giấc ngủ của bệnh nhân ung thư

Trong thời gian chữa ung thư, nhu cầu ngủ của bệnh nhân có thể tăng lên khi cơ thể tự sửa chữa. Người lớn cần ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm để cảm thấy sảng khoái vào sáng hôm sau.

Bạn có thể dành thời gian mỗi ngày để suy ngẫm hoặc viết nhật ký về những vấn đề khiến bạn lo lắng. Khi hết thời gian, hãy đẩy suy nghĩ đó ra khỏi đầu và thử làm việc khác. Viết ra lịch trình ngủ và thức của bạn, thời gian trằn trọc, theo dõi chúng và chia sẻ với bác sĩ.

Biểu hiện của chứng mất ngủ ở bệnh nhân ung thư
Biểu hiện của chứng mất ngủ ở bệnh nhân ung thư là trằn trọc, lo âu

Nếu bệnh nhân ung thư luôn cảm thấy lo lắng, bồn chồn hoặc chán nản, hãy tham gia nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư và chia sẻ với chuyên gia tâm lý để giúp xoa dịu cảm giác tiêu cực. Nếu tình trạng thiếu ngủ cản trở các hoạt động ban ngày của bạn, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để bác sĩ đưa ra lộ trình điều trị phù hợp dành cho riêng bạn.

3. Tổng hợp các cách để bệnh nhân ung thư ngủ ngon hơn

Giấc ngủ là điều cần thiết với tất cả chúng ta, nhưng nó càng quý giá hơn đối với những bệnh nhân ung thư. Người bệnh thường rơi vào trạng thái bồn chồn, lo âu dẫn đến mất ngủ thường xuyên. Vậy có những cách để bệnh nhân ung thư ngủ ngon nào hiệu quả? Hãy cùng theo dõi những cách cải thiện giấc ngủ sau đây nhé.

3.1. Một số lưu ý trước khi đi ngủ 

Tắm nước ấm trước khi đi ngủ có thể giúp thư giãn các cơ bắp căng thẳng và giúp người bệnh dễ chìm vào giấc ngủ. Việc tắm nước ấm còn giúp điều hòa, lưu thông máu trong cơ thể, giúp các hoạt động của cơ quan diễn ra tốt hơn. 

Tắm nước ấm - cách để bệnh nhân ung thư ngủ ngon hơn
Tắm nước ấm – cách để bệnh nhân ung thư ngủ ngon

Một cách khác để giảm căng thẳng cho bệnh nhân để có giấc ngủ ngon hơn là thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng hàng ngày. Đi ngủ ngay khi bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Nếu bệnh nhân không thể ngủ trong vòng 15 phút, hãy cân nhắc thức dậy, nghe nhạc, thư giãn, đọc sách hoặc quay trở lại giường khi cảm thấy buồn ngủ. Điều này rất có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư. 

Ngoài ra, lựa chọn uống một loại trà thảo dược lành tính và có tác dụng an thần cũng giúp các bệnh nhân dễ đi vào giấc ngủ. Có thể sử dụng trà hoa cúc lành tính để góp phần thúc đẩy cơn buồn ngủ nhanh đến hơn. Đối với bệnh nhân ung thư, giấc ngủ đủ và sâu có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chữa bệnh và thúc đẩy quá trình hồi phục.

3.2. Chuẩn bị phòng ngủ hợp lý

Bạn có thể lắp đèn ngủ ở hành lang để không phải loay hoay bật công tắc điện khi thức giấc giữa đêm. Bạn nên để sẵn bình nước trong phòng nhằm mục đích tiện di chuyển. Nếu tỉnh giấc giữa đêm thì cũng không cần di chuyển quá xa để lấy nước uống, điều này sẽ khiến bạn tỉnh giấc hoàn toàn khỏi giấc ngủ và rất khó vào giấc lại từ đầu.

Nhiệt độ trong phòng ngủ mát mẻ cũng khiến giấc ngủ của bạn sâu hơn. Nếu nơi ở của bạn không có nhiều tiếng xe động cơ và phòng bạn có cửa sổ thì nên mở cửa để không khí bên ngoài mà thông thoáng căn phòng ngủ. Bạn cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu oải hương lên gối để cơ thể được thư giãn và dễ ngủ hơn. 

Nhiệt độ trong phòng ngủ mát mẻ khiến giấc ngủ của bạn sâu hơn.
Nhiệt độ trong phòng ngủ mát mẻ cũng khiến giấc ngủ của bạn sâu hơn.

Nếu nhà bạn ở nơi đông dân cư không thể kiểm soát được tiếng ồn do gần đường, bạn có thể bật nhạc êm dịu khi đi ngủ để giấc ngủ của bạn thoải mái hơn. Chỉ sử dụng phòng ngủ để ngủ. Nói cách khác, đừng xem TV hoặc đọc sách trên giường. Các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng hoặc âm thanh có thể khiến bạn trở mình thường xuyên. 

Bệnh nhân nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian mỗi ngày. Đừng ngủ muộn vào cuối tuần. Nó giúp bạn tạo thói quen đi ngủ và tuân thủ nó mỗi ngày. Bệnh nhân ung thư nên cân nhắc việc uống thuốc ngủ nếu không ngủ ngon. Việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra những tổn hại lớn cho sức khỏe của bạn. Tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện và được cho thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

3.3. Xây dựng thói quen ăn uống hợp lý

Bạn hãy cố gắng ăn tối ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ. Ăn tối trễ sẽ khiến cơ quan tiêu hóa đặc biệt là dạ dày khó hoạt động khi bạn đi ngủ. Điều này sẽ khiến bạn mệt bụng và rơi vào trạng thái nặng bụng, khó chịu khi ngủ dậy sau giấc ngủ.

Bạn nên hạn chế uống nước trước khi đi ngủ, điều này sẽ giúp bạn tránh thức dậy đi vệ sinh. Nếu bệnh nhân ung thư bị tiểu đêm, nên chia sẻ với bác sĩ để được đánh giá và có biện pháp can thiệp phù hợp hơn là tự điều trị.

Tuyệt đối không uống bất kỳ đồ uống nào có chứa caffeine sau bữa trưa. Caffeine chứa nhiều chất kích thích khiến bạn tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ. Chất kích thích sẽ kéo dài cho tới khuya hoặc thậm chí nó còn khiến bạn thức trắng cả đêm và sẽ làm giảm năng suất hoạt động của bạn trong ngày hôm sau.

Không uống cafe vào buổi chiều và tối
Không uống cafe vào buổi chiều và tối

Ngoài ra, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ và cay vào bữa tối. Nó có thể gây ra chứng ợ nóng khiến bạn thức giấc hoặc gây khó chịu cho dạ dày. Uống rượu ngay trước khi đi ngủ có thể khiến bạn buồn ngủ nhưng cũng có thể khiến bạn khó ngủ vào ban đêm. Hãy thử uống một thức uống ấm, không chứa caffein trước khi đi ngủ, chẳng hạn như trà hoặc sữa ấm đã khử caffeine.

Bạn nên nạp vào cơ thể một số thực phẩm có chứa tryptophan tạo ra serotonin, một loại hormone giúp bạn đi vào giấc ngủ như bánh mì, gà tây, sữa và ngũ cốc đều chứa tryptophan giúp cải thiện giấc ngủ. Một ly sữa hoặc một chiếc bánh sandwich gà tây giúp bạn có một giấc ngủ sâu.

3.4. Xây dựng thói quen tập thể dục

Trong một nghiên cứu của Trường Y Harvard với hơn 3.000 phụ nữ bị ung thư vú, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đi bộ với tốc độ vừa phải từ 3 đến 9 giờ một tuần giúp giảm 20% nguy cơ tái phát và tử vong do ung thư được phát hiện. Đi bộ 9-15 giờ một tuần giúp giảm 50% rủi ro. Đi bộ 15-24 giờ một tuần giúp giảm 60% rủi ro.

Những hoạt động thể chất rất có lợi cho bệnh nhân ung thư để có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Bạn hãy tập thể dục ít nhất một lần một ngày. Đối với nhiều người, thời gian tốt nhất để tập thể dục là từ 4 đến 6 giờ trước khi đi ngủ. Điều này sẽ khiến giấc ngủ của bạn cải thiện một cách rõ rệt, đừng quên thử nhé.

Tập thể dục giúp bệnh nhân ung thư để có giấc ngủ sâu
Những hoạt động thể chất rất có lợi cho bệnh nhân ung thư để có giấc ngủ sâu

Bài viết trên đây đã giúp bạn hình dung rõ hơn về chứng mất của của bệnh ung thư, lý do tại sao bệnh nhân ung thư hay bị mất ngủ, cách để bệnh nhân ung thư ngủ ngon hơn. Mong rằng những thông tin này đã hỗ trợ bạn trọng quá trình điều trị rối loạn giấc ngủ. Chúc bạn có một giấc ngủ ngon và thật sâu nhé.

Nguồn tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/physical-health/cancer-and-sleep

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM