Viêm loét đại tràng gây không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột mà còn tới giấc ngủ. Do đó, làm sao để có một giấc ngủ ngon trở thành thách thức đối với những người mắc bệnh này. Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm khám phá 7 bí quyết giúp ngủ ngon hơn khi bị viêm loét đại tràng bạn nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Vì sao người bệnh viêm loét đại tràng thường bị mất ngủ?
- 2. 7 bí quyết ngủ ngon hơn khi bị viêm loét đại tràng
- 2.1. Áp dụng các tư thế ngủ khác nhau
- 2.2. Tránh sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu
- 2.3. Nên ăn tối vào lúc 5 – 6 giờ chiều
- 2.4. Sử dụng miếng chườm ấm thay cho thuốc giảm đau
- 2.5. Hãy điều trị các vấn đề về tâm thần nếu có
- 2.6. Ngồi thiền có thể giúp ngủ ngon hơn
- 2.7. Tập và duy trì những thói quen lành mạnh
1. Vì sao người bệnh viêm loét đại tràng thường bị mất ngủ?
Viêm loét đại tràng (UC) là một bệnh lý viêm đường tiêu hóa mãn tính. Khi viêm loét đại tràng xảy ra, cơ thể thường phản ứng bằng cách tấn công lớp niêm mạc của đại tràng và trực tràng. Kết quả làm xuất hiện các vết loét và gây đau đớn cho người bệnh.
Mặc dù viêm loét đại tràng chủ yếu tác động đến hệ tiêu hoá, nhưng nó cũng gây ảnh hưởng lớn đến thể chất, tinh thần và giấc ngủ của người bệnh. Nguyên nhân gây mất chủ yếu liên quan đến những triệu chứng khó chịu như buồn nôn, đau đớn, gây khó chịu, lo lắng, đi tiểu nhiều vào ban đêm.
Việc mất ngủ thường đi kèm với việc bùng phát triệu chứng bệnh do căng thẳng vì thiếu ngủ có thể khiến người bệnh lo lắng. Khi ngủ, cơ thể thường thực hiện quá trình tự chữa lành và tái tạo tế bào. Nếu giấc ngủ bị gián đoạn, hoạt động này cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến việc cải thiện triệu chứng bệnh trở nên khó khăn hơn.
2. 7 bí quyết ngủ ngon hơn khi bị viêm loét đại tràng
Để ngủ ngon hơn khi bị viêm loét đại tràng, hãy tham khảo ngay 7 bí quyết dưới đây:
2.1. Áp dụng các tư thế ngủ khác nhau
Một số tư thế khi ngủ có thể làm bệnh viêm loét đại tràng trở nên trầm trọng. Tùy thuộc vào các triệu chứng hoặc bên nào của đường ruột bị viêm nhiều nhất có thể lựa chọn tư thế ngủ tránh tác động tới vùng viêm nhất có thể.
Nếu bạn cảm thấy đau ở một tư thế ngủ nào đó, hãy thử ngủ nghiêng sang một bên khác hoặc nằm ngửa xem liệu điều đó có khiến bạn thoải mái hơn không, nếu không đau và cảm thấy thoải mái sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Do đó, hãy theo dõi những dấu hiệu bệnh và tìm tư thế ngủ thích hợp.
2.2. Tránh sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu
Trong thế giới hiện đại, lướt web, chơi game và xem phim thường là những giải trí phổ biến trước khi đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, những thói quen này thường gây ra mất ngủ. Hơn nữa, chúng còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS ONE vào tháng 11 năm 2016, ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử có khả năng ức chế sản xuất melatonin – một hormone liên quan đến giấc ngủ và điều chỉnh chu kỳ sinh học. Melatonin thường được sản xuất bởi tuyến tùng trong não và giúp cơ thể điều chỉnh giấc ngủ.
Vì vậy, để đảm bảo một giấc ngủ tốt hơn, tốt nhất là tránh xa smartphone và máy tính bảng ít nhất 30 phút trước khi ngủ. Nếu bạn thích đọc sách trước khi ngủ, hãy sử dụng sách giấy hoặc thiết bị đọc không phát ra ánh sáng xanh để không gây xáo trộn chu kỳ tự nhiên của cơ thể.
2.3. Nên ăn tối vào lúc 5 – 6 giờ chiều
Để cải thiện giấc ngủ, hãy cân nhắc những thay đổi trong thói quen ăn uống và lịch trình ăn uống lành mạnh như:
- Thời gian ăn tối hợp lý: Ưu tiên ăn tối vào khoảng 5 – 6 giờ chiều. Sau bữa ăn, cơ thể có phản xạ tự nhiên là cần đi vệ sinh. Nếu bạn ăn tối quá gần giờ đi ngủ, khả năng bạn sẽ phải thức giấc để đi vệ sinh vào ban đêm, điều này có thể gây gián đoạn giấc ngủ của bạn.
- Tránh các thức uống kích thích: Caffeine và nước uống kích thích khác có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Hạn chế việc tiêu thụ caffeine và các loại đồ uống có chứa caffeine vào buổi tối để có một giấc ngủ ngon hơn.
- Chế độ ăn uống cân đối: Một chế độ ăn uống cân đối và hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ kích thích sự sản xuất axit trong dạ dày. Tránh ăn quá no vào bữa tối vì điều này có thể dẫn đến tăng sản xuất axit và gây ra khó chịu.
2.4. Sử dụng miếng chườm ấm thay cho thuốc giảm đau
Hãy xem xét sử dụng miếng chườm nóng thay vì sử dụng các loại thuốc giảm đau như ibuprofen. Những cơn đau bụng dữ dội trong các đợt bùng phát của viêm loét đại tràng thường khiến người bệnh phải tỉnh giấc giữa đêm.
Tuy nhiên, không phải loại thuốc giảm đau nào cũng thích hợp trong trường hợp viêm loét đại tràng. Cụ thể, các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS) như ibuprofen không cần kê đơn có thể gây kích ứng cho ruột non hoặc ruột già. Từ đó, làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.
2.5. Hãy điều trị các vấn đề về tâm thần nếu có
Nghiên cứu cho thấy sự liên kết giữa viêm loét đại tràng và tình trạng tâm thần có thể tác động đến giấc ngủ của bạn. Những người mắc viêm loét đại tràng thường trải qua chất lượng giấc ngủ kém và xuất hiện các triệu chứng của trầm cảm. Ngoài ra, lo lắng về tình trạng sức khỏe cũng đã được kiểm chứng là gây ra những vấn đề về giấc ngủ.
Mối quan hệ giữa tình trạng sức khỏe tâm thần và triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng không phải lúc nào cũng rõ ràng về cái nào đến trước. Tuy nhiên, việc cải thiện tình trạng lo lắng và trầm cảm có thể gây tác động tích cực đến giấc ngủ của bạn.
Nếu bạn đang trải qua rối loạn về sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm hoặc bất kỳ tình trạng tâm thần nào khác, hãy liên hệ đến các chuyên gia để được hỗ trợ. Họ có thể giúp bạn tìm hiểu cách đối phó với tình trạng này, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
2.6. Ngồi thiền có thể giúp ngủ ngon hơn
Thiền định sẽ mang đến nhiều lợi ích cho giấc ngủ, kể cả đối với những người mắc bệnh viêm loét đại tràng. Việc ngồi thiền và tập trung trong thiền có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng, một trong những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn giấc ngủ cho người bệnh.
2.7. Tập và duy trì những thói quen lành mạnh
Xây dựng thói quen ngủ tốt có thể giúp bạn tận hưởng giấc ngủ ngon hơn. Hãy tham khảo các phương pháp dưới đây:
- Tạo một môi trường ngủ yên tĩnh, thoáng mát và ít ánh sáng trong phòng ngủ.
- Tránh ăn quá no, uống rượu và đồ uống chứa caffeine gần thời gian đi ngủ.
- Tuân thủ lịch trình ngủ nhất quán, cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian hàng ngày kể cả vào cuối tuần.
- Tập thể dục tích cực và thường xuyên khoảng 30 phút mỗi ngày. Tránh tập thể dục trước khi đi ngủ, vì điều này có thể tăng nhiệt độ cơ thể và làm cho việc đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.
- Dành thời gian để ra ngoài và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, điều này giúp đồng hồ sinh học hoạt động hiệu quả hơn.
- Tránh ngủ quá nhiều vào ban ngày. Nếu cần thiết, chỉ nên chợp mắt trong khoảng thời gian ngắn không quá 30 phút vào ban ngày. Ngủ nhiều vào ban ngày có thể làm gây cản trở cho việc đi vào giấc ngủ vào ban đêm.
- Nên thư giãn cho cả cơ thể và tâm hồn trước khi đi ngủ.
>>>Mời bạn đọc: Quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào khi ngủ?
Mặc dù viêm loét đại tràng có thể gây mất ngủ. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng phương pháp bạn vẫn có thể có giấc ngủ ngon. Tuân thủ điều trị, tạo môi trường, thói quen ngủ tốt giúp đối phó với chứng rối loạn giấc ngủ, mang lại sự thoải mái và sức khỏe tốt hơn. Hy vọng, với 7 bí quyết ngủ ngon hơn khi bị viêm loét đại tràng được chia sẻ bởi Vua Nệm trên đây sẽ giúp bạn sở hữu một giấc ngủ ngon như mong đợi.