Sức khỏe giấc ngủ

Cách ngủ ngon không gặp ác mộng

CẬP NHẬT 14/09/2021 | BỞI Tôn Vân

Chắc hẳn ai cũng đã từng rất nhiều lần gặp những cơn ác mộng khi ngủ. Có thể sau đó bạn sẽ dễ dàng quên đi, nhưng cũng có khi sẽ nhớ mãi và khiến bạn sợ hãi, lo lắng, ám ảnh suốt cuộc đời. Từ cảm giác quá chân thực đến chơi vơi, mơ hồ đều khơi dậy sợ hãi sâu thẳm nhất của chúng ta. Những giấc mộng không tốt lành cũng có thể khiến bạn khó ngủ trở lại và dẫn đến lo sợ trước khi đi ngủ.

Cách ngủ ngon không gặp ác mộng nào hữu hiệu cho chúng ta? Làm sao để ngủ ngon hơn mà không xuất hiện những giấc mơ tồi tệ? Vua Nệm sẽ cùng các bạn khám phá về ác mộng và những cách để không gặp ác mộng khi ngủ. Đây là một chủ đề rất thú vị và chắc chắn sẽ mang lại những thông tin, kiến thức và mẹo nhỏ hữu ích cho các bạn, đừng bỏ lỡ nhé!

 ngủ ngon không gặp ác mộng
Làm thế nào để ngủ ngon không gặp ác mộng?

1. Tìm hiểu về ác mộng – những điều có thể bạn chưa biết

1.1. Những cơn ác mộng là gì?

Giấc mơ và ác mộng vẫn còn là điều bí ẩn với chúng ta. Đó là một lĩnh vực khoa học thần kinh và tâm lý học rất khó nghiên cứu. Bởi lẽ mỗi người đều trải qua những giấc mơ khác nhau. Mỗi một giấc mơ sẽ ẩn chứa những ý nghĩa nhất định nào đó hoặc không có gì cả nhưng chúng mang tính chủ quan của mỗi người. Rất khó có thể diễn tả và ghi chép lại những giấc mộng một cách chính xác.

Thực chất thì ác mộng là gì? Ác mộng là những giấc mơ mang lại cảm giác sợ hãi, kinh hoàng, đau khổ hoặc lo lắng. Những người thức giấc sau những cơn ác mộng có khả năng nhớ các được những gì đã thấy hoặc trải qua trong giấc mộng đó. Đôi khi không hoàn toàn nhớ chi tiết nhưng vẫn mang lại cảm giác sợ sệt từ trong tiềm thức.

Mặc dù chúng ta vẫn chưa giải đáp được đầy đủ bí ẩn về lý do tại sao những cơn ác mộng lại tồn tại và chúng xảy ra như thế nào, nhưng chúng ta biết rằng chúng là hoạt động trí óc cường độ cao, chủ yếu xảy ra trong giấc ngủ REM, ở nửa sau của giấc ngủ. Đặc biệt, người ta tin rằng, những yếu tố ban ngày có thể ảnh hưởng và dẫn tới cơn ác mộng vào ban đêm mỗi khi ngủ.

1.2. Những ai thường xuyên gặp ác mộng?

Bất kỳ ai cũng có thế gặp ác mộng. Thế nhưng tần suất xảy ra không giống nhau. Có người chỉ gặp ác mộng một vài lần. Nhưng có người sẽ thường xuyên phải đối mặt với chúng. Theo các khảo sát cho thấy, khoảng 2-5% dân số thường mơ những giấc mơ đáng sợ, thậm chí hàng đêm.

Trẻ em và phụ nữ là những đối tượng dễ gặp ác mộng hơn là nam giới.  Người ta ước tính rằng 10-50% trẻ từ ba đến sáu tuổi gặp ác mộng ảnh hưởng đến giấc ngủ, với hơn 80% trẻ từ bảy đến chín tuổi thỉnh thoảng có những giấc mơ “xấu”.

Trẻ em là đối tượng thường xuyên gặp ác mộng
Trẻ em là đối tượng thường xuyên gặp ác mộng

Ở người lớn cho thấy 85% có ít nhất một cơn ác mộng mỗi năm, 8-29% gặp ác mộng hàng tháng và 2-6% báo cáo gặp ác mộng hàng tuần. Người lớn tuổi có nguy cơ gặp ác mộng thấp hơn 20-50% so với người trẻ tuổi.

Những người phải vật lộn với chứng nghiện rượu hoặc ma túy cũng có nhiều khả năng gặp ác mộng nhiều hơn. Những người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý ( PTSD ) hoặc từng bị lạm dụng thời thơ ấu cũng có thể gặp ác mộng thường xuyên.

Bên cạnh đó, có những người không có lý do cụ thể nào dẫn tới việc xuất hiện ác mộng trong giấc ngủ. Họ mắc một chứng bệnh gọi là rối loạn ác mộng. Đây cũng là những đối tượng dễ mơ thấy những giấc mơ xấu.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự xuất hiện của ác mộng

Mặc dù có một số giả thuyết tồn tại, nhưng không dễ để tìm ra nguyên nhân gây ra cơn ác mộng và cơ chế hoạt động của nó. Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn đưa ra được những yếu tố ảnh hưởng tới sự xuất hiện của chúng.

Những trải nghiệm trong cuộc sống là một yếu tố được nói đến đầu tiên. Bạn từng gặp phải một chuyện đau buồn, một nỗi kinh hoàng gây ám ảnh nào đó trong quá khứ. Nó sẽ đeo bám bạn và len vào giấc mơ, trở thành ác mộng khi nằm ngủ.

Những công việc diễn ra hằng ngày, lặp đi lặp lại khiến bạn ghi nhớ và suy nghĩ quá nhiều về nó. Những cuộc tranh luận và cãi vã trong cuộc sống có thể xuất hiện trong giấc mơ của bạn.

Sự căng thẳng và lo âu, bệnh trầm cảm cũng tác động tới giấc mơ của bạn. Những căng thẳng, lo lắng, áp lực trong công việc, học tập, trong cuộc sống vợ chồng…đều khiến bạn ngủ không ngon và dễ gặp ác mộng. Chứng trầm cảm, thái độ tiêu cực cũng dẫn tới hình thành ác mộng.

Căng thẳng mệt mỏi và trầm cảm
Căng thẳng mệt mỏi và trầm cảm là các yếu tố tác động tới giấc mơ

Môi trường và không gian ngủ cũng tác động đến giấc mơ. Phòng ngủ quá nóng, quá lạnh khiến bạn trằn trọc, khó ngủ. Một chiếc nệm, một bộ chăn ga gối không tốt khiến cơ thể khó chịu, ngủ chập chờn. Tất cả đều khiến bạn cảm thấy ngủ không ngon, vô tình hình thành giấc mơ xấu.

Sử dụng thuốc, chất kích thích, đồ uống không lành mạnh trước khi đi ngủ khiến thần kinh căng thẳng cũng ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và nội dung của giấc mơ.

Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ gây khó tiêu, đồng thời có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và giấc mơ của bạn.

>> Xem thêm: Làm gì trước khi ngủ? Gợi ý 9 thói quen từ những người thành công

2. Cách ngủ ngon không gặp ác mộng

Có một số lý thuyết thú vị về cơn ác mộng và các nghiên cứu gần đây đưa ra những cách tiềm năng để giảm thiểu sự xuất hiện cũng những tác động của ác mộng. Việc thường xuyên gặp ác mộng khiến bạn thức giấc nhiều hơn. Tốt nhất hãy thực hiện những biện pháp giúp ngăn chặn ác mộng và tác động của nó để có giấc ngủ ngon hơn, mang đến tinh thần và thể lực tốt hơn.

2.1.  Đừng trốn tránh giấc ngủ, và giữ một lịch trình ngủ-thức đều đặn

Với nhiều người thì được ngủ là một niềm hạnh phúc. Sau mỗi ngày làm việc vất vả thì được nằm trên chiếc giường mềm mại và êm ái sẽ khiến tinh thần thoải mái, thư thái.

Thế nhưng nếu bạn thường xuyên gặp những cơn mộng mị đáng sợ thì ngủ lại trở thành một nỗi ám ảnh. Bạn không biết khi nào mình sẽ mơ thấy những điều tồi tệ và ghê rợn. Do đó, bạn sẽ trì hoãn việc đi ngủ, giữ cho mình tỉnh táo và trốn tránh đi vào những giấc ngủ. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến bạn càng gặp nhiều cơn ác hơn mà thôi.

Giữ lịch trình ngủ
Giữ lịch trình ngủ – thức đúng giờ và đều đặn là cách giúp ngủ ngon không gặp ác mộng

Thêm vào đó, lối sống, thói quen sinh hoạt bị thay đổi cũng không tốt cho giấc mơ. Những ngày trong tuần ngủ sớm hơn, đến ngày cuối tuần vì không phải đi làm nên sẽ ngủ muộn hơn và dậy muộn hơn vào sáng hôm sau. Điều này làm thay đổi chiếc “đồng hồ sinh học” của bạn, thậm chí khiến bạn bị mất đi giai đoạn ngủ REM và tiến thẳng vào cơn ác mộng dữ dội khi cố gắng bắt kịp thời gian ngủ đã đánh mất vào đêm trước đó.

Hãy sẵn sàng bước vào giấc ngủ bất cứ lúc nào và giữ một lịch trình thức – ngủ đều đặn mỗi ngày. Ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giờ thay vì luôn thay đổi giờ ngủ và thức.

2.2. Nói hoặc viết lại về những gì đã thấy trong cơn ác mộng

Các nhà tâm lý học tin rằng việc nói về những cơn ác mộng với người khác, giống như một sự chia sẻ nỗi lo lắng và sợ hãi của mình với mọi người là một cách để giảm căng thẳng và nỗi sợ sau những cơn ác mộng. Bạn có thể nói với bác sĩ tâm lý, bạn bè, người thân, họ sẽ mang tới cho bạn những lời khuyên hay đôi khi chỉ là sự động viên mà không thể khiến những cơn ác mộng ngừng xuất hiện. Nhưng tất cả đều giúp bạn phần nào bớt lo lắng.

Nếu bạn thức dậy vì cơn ác mộng và không thể ngủ lại ngay lập tức, bạn nên ra khỏi giường và viết lại giấc mơ đó càng chi tiết càng tốt. Người ta vẫn thường nói rằng, cách để thoát khỏi nỗi sợ hãi là đối mặt với nó. Vì vậy hãy mô tả lại giấc mơ một cách chính xác nhất. Sau đó, hãy thay đổi một số tình tiết, yếu tố trong giấc mơ, thậm chí thay đổi hướng đi của nó theo cách tích cực hơn.

Đồng thời, vào ban ngày, hãy dành cho mình thời gian để nghĩ về giấc mơ mà bạn đã viết lại và thay đổi đó. Nó sẽ dần dần được lưu giữ, ghi nhớ lại trong tâm trí. Cơn ác mộng đáng sợ sẽ phai nhạt và bị xóa đi, thay vào đó là một giấc mơ tích cực và nhẹ nhàng. Làm điều này hàng ngày, tưởng tượng tới những yếu tố, tình huống vui vẻ, tích cực. Sau vài ngày hoặc vài tuần sau đó, bạn có thể gặp ít ác mộng hơn, hoặc ít nhất chúng cũng bớt đáng sợ hơn.

2.3. Giảm căng thẳng, mệt mỏi trước khi đi ngủ

Cuộc sống không tránh khỏi những áp lực, công việc hay mối quan hệ gia đình có thể tạo ra những căng thẳng, mệt mỏi. Điều này có tác động không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ vì suy nghĩ quá nhiều.

Khi bạn đã trải qua một ngày khó khăn, hãy dành vài phút để giảm bớt căng thẳng trước khi đi ngủ. Hãy thử tắm nước ấm, tập thể dục nhẹ nhàng hoặc ngồi thiền, tập yoga…chúng sẽ khiến tinh thần của bạn thoải mái hơn, không còn tập trung vào những khó khăn của cuộc sống.

Ngồi thiền
Ngồi thiền để thư giãn trước khi ngủ- cách ngủ ngon không gặp ác mộng

Bạn cũng không nên xem các bộ phim kinh dị, đọc các loại truyện đáng sợ. Có thể xem các chương trình giải trí vui vẻ, đọc truyện cười, sách hay về cuộc sống nhẹ nhàng để giải tỏa căng thẳng tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên tắt và không sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính, ipad trước giờ đi ngủ ít nhất khoảng 30 phút. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể làm bạn tỉnh táo và thiếu cảm giác buồn ngủ hơn.

2.4. Không ăn quá nhiều và uống đồ kích thích trước khi ngủ

Trong số các yếu tố tác động đến giấc mơ thì ăn quá nhiều và sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích cũng “góp mặt”. Vì khi ăn uống trước giờ đi ngủ sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất và gửi tín hiệu tới não. Não bộ bị kích thích nhiều hơn làm tăng tần suất xuất hiện ác mộng.

Theo Tổ chức giấc ngủ quốc gia Mỹ, rượu bia, thuốc lá, cà phê đều có ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. Tốt nhất không nên tiêu thụ các thực phẩm, đồ uống này trước giờ ngủ để đảm bảo có giấc ngủ ngon và tránh những cơn ác mộng.

2.5. Tạo không gian ngủ thoải mái và thích hợp nhất

Không gian phòng ngủ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Một phòng ngủ thoải mái, thích hợp sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn và mơ những giấc mơ đẹp. Hãy sử dụng tinh dầu thơm để căn phòng thêm thơm tho, trong lành, giúp tinh thần được thư giãn nhẹ nhàng hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trang trí phòng ngủ bằng những vật dụng đáng yêu, gần gũi, quen thuộc để tạo cảm giác an toàn, giúp ngủ ngon và tránh ác mộng.

Ngoài ra, phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh đều khiến bạn khó ngủ và trằn trọc. Chăn ga gối, đệm bẩn, ẩm mốc, hôi hám cũng gây cảm giác khó chịu hơn khi ngủ. Hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp. Thường xuyên giặt giũ chăn ga gối, nệm sạch sẽ để có sự thoải mái nhất khi nằm.

>> Xem thêm: Bí quyết tạo không gian phòng ngủ để ngủ ngon hơn

Thường xuyên dọn dẹp, giặt giũ chăn ga gối nệm
Thường xuyên dọn dẹp, giặt giũ chăn ga gối nệm sạch sẽ giúp ngủ ngon hơn

Đặc biệt, sử dụng chăn ga gối, nệm chất lượng tốt là cách giúp bạn có những giấc ngủ trọn vẹn nhất. Những nệm và chăn ga gối kém chất lượng thường có chất vải thô cứng, nhàu nát, nhăn nhúm khiến bạn khó chịu, bức bối khi dùng. Nhiều loại vải còn có hại cho sức khỏe, gây dị ứng, ngứa ngáy khi ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ. Nhưng những loại đệm, chăn ga gối tốt, chất lượng cao sẽ đảm bảo chất liệu tốt, an toàn với làn da, chất vải xịn, mịn, tính thẩm mỹ cao. Chúng sẽ khiến bạn trở nên dễ chịu hơn, cảm giác được nâng niu và săn sóc mỗi khi ngủ, giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ an lành mỗi đêm.

Để mua các sản phẩm chăn ga gối và nệm tốt thì hãy tìm đến những cửa hàng uy tín. Vua Nệm là một gợi ý rất thích hợp dành cho các bạn. Sản phẩm đảm bảo hàng chính hãng, giá cạnh tranh nhất thị trường. Với vị thế là hệ thống bán lẻ nệm và chăn ga gối lớn nhất Việt Nam, Vua Nệm chắc chắn sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu mua sắm của khách hàng và khiến khách hàng yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Tạo không gian ngủ thoải mái với chăn ga gối nệm
Tạo không gian ngủ thoải mái với chăn ga gối nệm tốt là cách ngủ ngon không gặp ác mộng

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về ác mộng, những yếu tố tác động đến nó và cách ngủ ngon không gặp ác mộng. Hãy áp dụng những biện pháp mà chúng tôi đã nêu ra ở trên để giúp ngăn chặn những ảnh hưởng của ác mộng đến tinh thần và giấc ngủ của bạn. Đừng quên theo dõi thêm các bài viết khác của Vua Nệm để có thêm nhiều thông tin thú vị vã hữu trong trong chăm sóc sức khỏe và giấc ngủ.

Nguồn tham khảo:

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân