Sức khỏe giấc ngủ

Những triệu chứng thường gặp sau khi ngủ dậy

CẬP NHẬT 22/05/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Ngủ dậy bị đau đầu, chóng mặt, đau cổ, tê tay, mắt sưng,… khi thức dậy buổi sáng là những dấu hiệu không bình thường có thể báo hiệu về những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

10 TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP SAU KHI NGỦ DẬY

Có một số chứng bệnh rất phổ biến mà chúng ta thường gặp phải sau khi ngủ dậy. Những triệu chứng thường gặp là ngủ dậy bị đau đầu, mắt mờ, sưng môi hoặc miệng đắng … Có thể thấy, nếu không biết chăm sóc đúng cách thì chỉ sau một đêm, cơ thể chúng ta đã sự thay đổi rõ rệt. Dưới đây là một số chứng bệnh thường gặp khi ngủ dậy. Hãy cùng xem nguyên nhân để phòng tránh nhé.

triệu chứng bất thường sau khi ngủ dậy 
Đôi khi chúng ta sẽ gặp phải một vài triệu chứng bất thường sau khi ngủ dậy

1. Đau đầu khi ngủ dậy

Bên cạnh các nguyên nhân thông thường như thiếu ngủ, mất ngủ, căng thẳng, sử dụng quá nhiều chất kích thích hay sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính quá lâu trước khi đi ngủ thì đau đầu sau khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà bạn cần phải thận trọng.

  • Huyết áp cao: Khi cơ thể mắc bệnh huyết áp cao, máu sẽ gây áp lực lớn lên đầu sẽ dẫn đến tình trạng sáng ngủ dậy bị đau đầu.
  • Trầm cảm: Bởi nồng độ hormon serotonin thấp, trầm cảm là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ khiến cho bạn gặp phải tình trạng ngủ dậy đau đầu, và những cơn đau đầu do trầm cảm gây ra có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày.
  • Thiếu máu não: Nếu những trường hợp trên không phải là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ và ngủ dậy nhức đầu, rất có thể bạn đang bị thiếu máu não. Khi bị thiếu máu não, ngoài đau đầu bạn còn có hiện tượng chóng mặt đi kèm, nhất là khi thay đổi tư thế, khó ngủ vào ban đêm thay vào đó là ngủ ngày, ù tai, lãng tai, mờ mắt,… thì khả năng cao.

Ngoài tình trạng đau đầu vào buổi sáng thức dậy thì nhiều người còn gặp phải trường hợp ngủ trưa dậy bị đau đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do ngủ trưa không đúng cách như ngủ trưa quá lâu trên 80 phút, ngủ gục trên bàn làm việc khiến thiếu oxy lên não, hay làm việc ngay khi thức giấc.

>> Xem thêm: 6 bí quyết để có giấc ngủ trưa ngon lành nơi công sở

2. Chóng mặt khi ngủ dậy

Chóng mặt
Chóng mặt khi ngủ dậy

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn, có thể do bạn đang phải chịu những áp lực tinh thần nặng nề khiến sáng ngủ dậy người mệt mỏi nhưng trong nhiều trường hợp đây lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khá nguy hiểm mà bạn chớ nên coi thường.

  • Dấu hiệu đột quỵ: Sáng ngủ dậy bị chóng mặt kèm theo những cơn nhức đầu dữ dội, cơ thể suy nhược chính là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng đột quỵ mà bạn có thể gặp phải.
  • Huyết áp: Nếu bị huyết áp cao hay thấp cũng có thể làm cho bạn thường xuyên cảm thấy chóng mặt.
  • Nhiễm trùng tai: Trong một số trường hợp, ngủ dậy chóng mặt đi kèm ù tai, khó nghe, đau trong tai…bạn nên đi khám tai mũi họng vì rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng tai.
  • Thiếu máu: Thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt, do mức độ thấp của sắt trong cơ thể sẽ khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt.

Ngoài ra, nếu cơ thể thiếu nước, khiến cho lưu thông máu yếu đi cũng có thể là nguyên nhân làm bạn cảm thấy chóng mặt khi ngủ dậy, và ngủ dậy thấy mệt mỏi.

Đừng chủ quan nếu thấy hiện tượng ngủ dậy chóng mặt buồn nôn xuất hiện thường xuyên, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt là bệnh gì để có phương án điều trị phù hợp.

3. Đau cổ khi ngủ dậy

Khi ngủ dậy bị đau cổ, cử động cổ rất khó khăn, kèm theo cảm giác căng cứng khó chịu có khi lan xuống bả vai, hai tay khiến cổ bạn phải nghiêng về một bên, khả năng cao nhất là bạn đã mắc chứng bệnh vẹo cổ hay còn gọi là lạc chẩm (hay thất chẩm).

đau cổ
Khi ngủ dậy bị đau cổ, cử động cổ rất khó khăn
  • Nguyên nhân: Nguyên nhân chính dẫn đến tính trạng này là do tư thế ngủ không hợp lý, gối quá cao hoặc quá cứng trong thời gian dài. Hiện tượng đau cổ sau khi ngủ dậy này còn xuất hiện do nằm ngủ ở nơi bị gió lùa, quá nóng, quá lạnh, những nơi có độ ẩm quá cao, hay có thể gặp phải luồng gió độc (còn gọi là trúng gió).
  • Cách khắc phục: Bạn có thể tham khảo cách chữa vẹo cổ khi ngủ dậy vô cùng đơn giản. Dùng lòng bàn tay xoa nhẹ vùng cổ trong vài phút cho nóng lên, có thể sử dụng một chút dầu cao hoặc rượu xoa bóp để làm tăng tác dụng trị liệu. Kết hợp với việc chườm vùng cổ vai bằng muối sao nóng hoặc muối sao với lá ngải cứu.

Ngoài ra, ngủ dậy bị đau cổ cũng là triệu chứng của những người gặp các vấn đề về tuần hoàn, tim mạch như xơ vữa động mạch, rối loạn thành mạch, thiếu máu, huyết áp thấp hay thoái hóa mạch máu do đái tháo đường,…

Nguy hiểm hơn, nếu bạn gặp phải tình trạng bị đau cổ khi ngủ dậy thường xuyên và kéo dài thì phải cẩn thận vì có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như thoát vị đốt sống cổ (căn bệnh có thể gây liệt tứ chi), thoái hóa hoặc tổn thương đốt sống cổ ngang, lao đốt sống cổ thậm chí là ung thư đốt sống cổ.

Do đó, không nên coi thường hiện tượng đau vùng cổ khi ngủ dậy, khi gặp phải tình trạng này kéo dài cần phải đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

4. Tê tay khi ngủ dậy

Tê tay khi ngủ dậy
Tê tay khi ngủ dậy

Nếu gặp phải tình trạng ngủ dậy bị tê tay, hãy cẩn thận vì rất có thể bạn bị các bệnh sau:

  • Thoái hóa đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ thường gây đau và tê lan dọc cánh tay, tình trạng tê tay này rất thường gặp sau khi bạn ngủ dậy. Ban đầu, tình trạng tay chân bị tê nhức nhẹ và có thể tự khỏi sau một vài ngày, nhưng nếu gặp phải tình trạng tê nhức kéo dài lan dọc cánh tay, bàn tay kèm theo hiện thưởng đau mỏi gối, lưng và vai gáy rất có thể bạn đã bị thoái hóa đốt sống cổ.
  • Hội chứng ống cổ tay: Trong trường hợp bạn bị tê tay khi ngủ dậy kèm với các hiện thương như cổ tay tê nhức, châm chích ở các ngón tay, có thể cổ tay, bàn tay và cẳng tay cũng bị đâu thì nguy cơ bạn gặp phải hội chứng ống cổ tay là rất cao. Bởi tại cổ tay, dây thần kinh giữa đi trong một đường ống (được gọi là ống cổ tay), khi dây thần kinh giữa bị kẹt, bị chèn ép trong không gian trong ống cổ tay sẽ gây ra hội chứng ống cổ tay.
  • Bệnh tim: Nếu bạn gặp phải tình trạng tay vừa tê, đặc biệt là sưng tê ở đầu ngón tay vừa có cảm giác sưng đau các khớp, phù nề chân và mặt thì đây chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo của bệnh tim. Nguyên nhân do tim hoạt động không thực sự hiệu quả kéo theo việc đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể không đều, dẫn đến tình trạng tê tay chân khi ngủ dậy.

5. Đau lưng khi ngủ dậy

Các cơn đau lưng lúc gần sáng hay sáng ngủ dậy bị đau lưng là những triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do nằm ngủ sai tư thế, do vận động mạnh và làm việc quá sức trước đó, do sử dụng nệm gối không phù hợp nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm.

>> Xem thêm: Đau lưng nên nằm nệm gì?

cơn đau lưng
Các cơn đau lưng lúc gần sáng hay sáng ngủ dậy bị đau lưng
  • Một số bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa: Không chỉ khiến người bệnh ngủ dậy đau lưng dữ dội mà các bệnh lý này còn có thể khiến cơn đau xuất hiện bất cứ khi nào. Khi có hiện tượng đau lưng dưới dữ dội khi ngủ dậy, bạn nên đến ngay bệnh viện khám và có chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh lý có thể mắc phải để có cách điều trị phù hợp nhất.
  • Thiếu canxi, magie: Canxi, magie có tác dụng giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng loãng xương, thoái hóa. Khi cơ thể bị thiếu hụt canxi, magie sẽ khiến xương cột sống, cơ lưng yếu đi dẫn đến ngủ dậy bị đau lưng dưới dữ dội.

Ngoài ra, những người bị thừa cân, béo phì cũng thường gặp tình trạng đau lưng sau khi ngủ dậy bởi vòng bụng quá khổ sẽ gây ra áp lực lớn lên lưng và cột sống trong khi ngủ, sau một thời gian dài chịu áp lực sẽ dẫn đến việc đau lưng.

6. Mắt sưng khi ngủ dậy

Bạn đã từng gặp tình trạng mắt bị sưng sau khi ngủ dậy hay chưa? Nếu trước khi đi ngủ bạn đã phải khóc vì một chuyện nào đấy và sáng ngủ dậy mắt bị sưng thì chẳng có gì phải lo lắng vì đây là dấu hiệu bình thường, bởi nước mắt có chứa hàm lượng muối cao khi chảy vào các mô mắt sẽ làm chúng sưng lên.

Tuy nhiên, nếu sáng nào thức dậy bạn cũng thấy mắt bị sưng húp, mặc dù tối hôm trước bạn ngủ rất ngon thì đừng chủ quan, có thể đây chính là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải các vấn đề sau:

  • Suy thận: Ngủ dậy mắt bị sưng, hãy nghĩ ngay đến khả năng thận của bạn đang gặp vấn đề, gây ảnh hưởng đến chức năng đào thải chất độc, khiến cơ thể dư thừa lượng natri mang đến tình trạng phù nề ở một số bộ phận. Một khi thận có vấn đề, chức năng làm sạch và thải độc cho cơ thể suy yếu sẽ gây nguy hiểm cho cả cơ thể.
  • Dư thừa muối: Được xem là chất gây tích nước, khi cơ thể nạp quá nhiều muối nhưng lại uống ít nước, cơ thể sẽ tự động ngăn ngừa mất nước bằng cách giữ lại lượng dịch dư thừa khiến cho mắt bị sưng húp sau khi ngủ dậy đồng thời các bộ phận khác cũng sẽ bị sưng. Ăn quá nhiều muối cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác như cao huyết áp, xương khớp, tim, thận,.. Để đảm bảo sức khỏe chúng ta nên hạn chế ăn muối và uống nhiều nước.
mắt bị sưng sau khi ngủ dậy
Bạn đã từng gặp tình trạng mắt bị sưng sau khi ngủ dậy hay chưa
  • Thiếu protein: Trong máu có chứa một loại protein là albumin với chức năng loại bỏ dịch dư thừa trong cơ thể, khi nồng độ albumin trong máu thấp sẽ gây hiện hượng chất độc bị ứ tụ gây sưng phù cơ thể, ngủ dậy mắt sưng chính là một trong những biểu hiện của tình trạng thiếu hụt protein này. Để cơ thể sản xuất đủ lượng albumin cần thiết, bạn cần phải đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Các bệnh về mắt: Tình trạng ngủ dậy bị sưng mắt, mắt bị ghèn khi ngủ dậy kèm theo tình trạng ngứa rát, đau đớn cũng là biểu hiện của các căn bệnh về mắt như đau mắt đỏ, dị ứng mắt, sưng tuyến bã trên mí mắt, viêm kết mạc,… Khi gặp phải các trường hợp này bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị sớm, ngăn ngừa ảnh hưởng đến thị lực sau này.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng gặp phải tình trạng mắt bị sụp mí sau khi ngủ dậy, tuy nhiên đây không phải là vấn đề hay căn bệnh gì đó quá nghiêm trọng. Nguyên nhân có thể là do thiếu ngủ, ngủ không sâu, ngủ quá nhiều, do chế độ ăn uống không hợp lý như sử dụng quá nhiều muối, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích hoặc do đầu óc căng thẳng. Do vậy để tránh tình trạng này bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý.

Thông thường, mắt chúng ta cần có thời gian để làm quen với anh sáng nên sẽ có trường hợp bạn cảm thấy ngủ dậy mắt bị mờ. Nếu tình trạng mắt bị mờ chỉ xuất hiện lúc mới ngủ dậy và sau đó bạn nhìn bình thường thì không nên lo lắng vì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng mắt mờ kéo dài thì rất có thể là do suy giảm thị lực. Lúc đó bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.

7. Đắng miệng khi ngủ dậy

Miệng đắng khi ngủ dậy có thể là kết quả của cảm sốt thông thường, hoặc cơ thể đang bị nóng trong,… Tuy nhiên nếu tình trạng đắng miệng kéo dài kèm theo một số biểu hiện khác thì bạn nên kiêm tra ngay bởi rất có thể cơ thể đang gặp phải các vấn đề sau:

Miệng đắng khi ngủ dậy
Miệng đắng khi ngủ dậy
  • Trào ngược dạ dày: Ngủ dậy đắng miệng kèm theo tình trạng ngủ dậy bị đau họng, đau ngực, ho kéo dài,… là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đây là căn bênh khá phổ biến hiện nay, nhưng thường bị nhầm lẫn với bệnh lý viêm vọng, tim phổi. Nếu để kéo dài, trào ngược dạ dày thực quản dễ dẫn đến viêm loét thực quản, hẹp thực quản, biến đổi niêm mạc thực quản và là tổn thương tiền ung thư.
  • Suy giảm chức năng gan: Trong trường hợp gan phải làm việc quá tải khiến chức năng gan suy giảm cũng gây ra tình trạng ngủ dậy bị đắng miệng đi kèm các dấu hiệu khác như: rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đi đại tiền nhiều lần, mắt thâm, hơi thở có mùi, rụng tóc và màu da màu mắt trở nêm sậm vàng,… Các bệnh lý về gan có thể gặp phải khi chức năng gan suy giảm như xơ gan; gan nhiễm mỡ; viêm gan cấp và mạn tính; thậm chí là ung thư gan nếu không phát hiện kịp thời.
  • Trào ngược dịch mật: Ngủ dậy miệng đắng cũng là biểu hiện đặc trưng của chứng trào ngược dịch mật, bởi một nguyên nhân nào đó làm tổn thương van môn vị (ngăn cách giữa dạ dày và ruột non), khiến van môn vị đóng không kín dẫn tới dịch mật trào ngược lên dạ dày và rồi từ đó trào ngược lên thực quản gây nên cảm giác đăng miệng. Bệnh sẽ đi kèm với các dấu hiệu khác như: thường xuyên ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn ra dịch xanh vàng, giảm cân ngoài ý muốn, ho; khàn giọng,…

8. Ngủ dậy bị sưng môi, chảy máu răng

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng ngủ dậy bị sưng môi là do dị ứng, các chất dị ứng sau khi xâm nhập vào có thể sẽ khiến có thể giải phóng chất histamin có tác động làm sưng môi. Các chất dị ứng thường có trong các loại thuốc, mỹ phẩm, côn trùng, phấn hoa, hoặc từ các loại thực phẩm phổ biến như hải sản, sữa, đậu nành và các chất phụ gia khác.

Ngủ dậy bị sưng môi
Ngủ dậy bị sưng môi, chảy máu răng

Bên cạnh đó, sưng môi trên khi ngủ dậy cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp phải các bệnh lý khác như: viêm mô tế bào; chứng ngưng thở khi ngủ; bệnh herpes miệng do virus;… Ngoài ra, nếu ngủ ở tư thế gây áp lực cho môi cũng có thể khiến cho môi bị sưng tấy lên sau khi thức giấc.

Nếu sáng ngủ dậy có máu trong miệng thì có thể bạn đang bị viêm lợi. Nguyên nhân là do nướu bọc quanh răng bị nhiễm khuẩn và tổn thương, nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến ở viêm xâm lấn vào xương hàm có thể gây tiêu xương hoặc nguy hiểm hơn là làm răng mất trụ bám dẫn đến rụng vĩnh viễn.

Chảy máu răng vào buổi sáng còn có các nguyên nhân khác như: tiểu đường; thiếu canxi; các bệnh về gan; lạm dụng chất kích thích; thay đổi nội tiết tố (đặc biệt ở phụ nữ mang thai); hay vệ sinh răng miệng kém.

9. Đau bả vai khi ngủ dậy

Nguyên nhân gây đau bả vai sau khi ngủ dậy thường là do vai gặp tổn thương hoặc hoạt động quá sức như nằm ngủ sai tư thế, ngồi làm việc sai tư thế, chơi thể thao quá sức, mang vác nặng, khiến xương khớp rơi vào trạng thái mệt mỏi, máu lưu thông kém sẽ gây ra tình trạng đau nhức, ngủ dậy người đau ê ẩm. Ngoài ra, đau vai khi ngủ dậy còn là biểu hiện của một số bệnh lý xương khớp ở cổ vai gáy như viêm khớp, thoái hóa xương khớp, rách cơ, giãn dây chằng,…

Đau bả vai sau khi ngủ dậy
Đau bả vai sau khi ngủ dậy

Ngủ dậy bị đau bả vai không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn dễ phát sinh nhiều hệ lụy khác. Do vậy, khi gặp trường hợp này cần phải kiểm tra và điều trị sớm để ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng có thể xảy ra. 

10. Ù tai khi ngủ dậy

Sáng ngủ dậy bị ù tai là hiện tượng rất nhiều người gặp phải. Theo các bác sĩ, triệu chứng ù tai sau khi ngủ dậy là một trong những biểu hiện ở của những bệnh lý như viên tai giữa, viêm màng nhĩ, giãn tĩnh mạch tai, ….

Ngoài các yếu tố bệnh lý thì làm việc quá tải, nghỉ ngơi không đủ, mất ngủ, hay phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn cũng có thể gây ra tình trạng ù tai vào buổi sáng

11. Đau gót chân khi ngủ dậy

Nếu sáng mai ngủ dậy bạn cảm thấy gói chân đau nhói,… rất có thể là bạn đã bị chứng viêm cân gan chân (hay còn gọi là gai xương gót). Viên cân gan chân là tình trạng viêm các sợi cân mạc nối liền xương gót chân của bạn đến nền của các ngón chân.

Bệnh viêm cân gan chân nếu không điều trị dứt điểm có thể trở thành một căn bệnh mãn tính khiến bạn không thể thực hiện các hoạt động thể dục, thể thao. Do tình trạng đau khi đi lại có thể thay đổi dáng đi khiến cơ thể phát sinh thêm các bệnh lý khác của bàn chân, đầu gối và hông.

gót chân đau
Nếu sáng mai ngủ dậy bạn cảm thấy gói chân đau nhói,… rất có thể là bạn đã bị chứng viêm cân gan chân

Trên đây là một số nguyên nhân và các bệnh lý mà bạn có thể gặp phải khi gặp các dấu hiệu không bình thường khiến cơ thể ngủ dậy mệt mỏi. Để biết chính xác nguyên nhân và có biện pháp chấm dứt các tình trạng trên bạn cần phải đến kiểm tra tại các cơ quan y tế.

VẬY ĐI NGỦ NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT?

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người, ngủ sớm dậy sớm quyết định 70% sức khỏe cơ thể.Vậy chúng ta nên đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ để đảm bảo sức khỏe?

Nhiều chuyên gia đã đưa ra lời khuyên về thời điểm ngủ và thức dậy cũng như thời gian ngủ sao cho tốt nhất. Theo đó. Vậy chúng ta nên đi ngủ và thức dậy như thế nào là tốt nhất? Thời gian ngủ hàng ngày khoảng 8 giờ đồng hồ sẽ giúp bạn nạp đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày mới. Đây cũng là khoảng thời gian được nhiều chuyên gia đưa ra lời khuyên.

Theo nghiên cứu, thời gian hệ thần kinh và một số cơ quan cần nghỉ ngơi là 22 giờ. Cứ mỗi 1 tiếng đi ngủ trước 12h đêm có lợi ích gấp 2 lần so với 1 tiếng ngủ sau 12h đêm. Đặc biệt, nếu bạn ngủ 5 phút trong khung giờ từ 11h đêm đến 1h sáng sẽ tương đương với 6 tiếng ngủ ở các khung giờ khác. Cụ thể, để có được giấc chất lượng nhất thì lời chúng ta cần phải ngủ trước 22 giờ và thức dậy vào khoảng 5 giờ sáng.

ngủ như nào tốt

>> Đọc thêm: Khung giờ vàng cho giấc ngủ

Tuy nhiên việc ngủ sớm và dậy sớm là việc vô cùng khó khăn với nhiều người, đặc biệt là với những người bận rộn. Do vậy, bài viết này cũng sẽ chỉ cho bạn các cách thức dậy sớm mà không buồn ngủ vô cùng đơn giản như sau:

  • Ăn tối vừa đủ: Theo các chuyên gia Ấn Độ, ăn tối vừa đủ giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh và dễ dàng thức dậy vào sáng hôm sau. Ăn quá nhiều sẽ dẫn đến khó tiêu, và ăn quá ít lại là nguyên nhân gây đói cũng sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn khó thức dậy vào sáng hôm sau.
  • Tắt các thiết bị điện tử: Thói quen sử dụng các thiết bị điện tử, đọc hoặc nghe nhạc trước khi ngủ cũng là nguyên ngân khiến bạn thức khuya, cản trở kế hoạch đi ngủ sớm và dậy sớm. Để tránh rơi vào tình trạng này là tắt tất cả các thiết bị điện tử trước khi lên giường.
  • Giữ đồng hồ báo thức cách xa giường.
  • Thủ thuật đơn giản này sẽ đảm bảo rằng bạn không bị mắt nhắm mắt mở tắt báo thức và quay lại ngủ tiếp. Bằng cách để đồng hồ báo thức ở xa tầm tay, bạn buộc phải rời khỏi giường để tắt và chính điều này giúp bạn tỉnh ngủ.
  • Uống một ly nước trước khi ngủ: Một cách ngủ dậy sớm khác đó là uống một ly nước trước khi đi ngủ, việc này giúp hỗ trợ chức năng bàng quang hoạt động tốt và thôi thúc bạn thức dậy với cảm giác muốn đi vệ sinh. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước vì sẽ khiến bạn cảm thấy no và những người đang mắc phải các vấn đề về tiểu tiện và đường tiểu thì không nên sử dụng cách này.
  • Đi tắm sau khi ngủ dậy: Đi tắm sau khi rời khỏi giường chính là cách dậy sớm mà không buồn ngủ. Hãy bắt đầu với với các hoạt động thường ngày như đánh răng, tập thể dục và nên đi tắm để khiến cơn buồn ngủ tan biến.
Uống một ly nước trước khi ngủ
Uống một ly nước trước khi ngủ

Nếu chưa quen với việc thức dậy quá sớm thì bạn hãy điều chỉnh dần dần. Mỗi ngày thức dậy sớm hơn 5 phút. Thay đổi từng ngày như vậy sẽ giúp cho bạn cảm thấy đỡ mệt mỏi. Cố gắng giữ tính kỷ luật và bám sát kế hoạch thức dậy vì sẽ giúp nhịp sinh học của cơ thể không bị rối loạn.Bạn có thể bắt đầu một ngày bằng cách ngồi thiền một chút hoặc tập vài động tác yoga, sẽ làm cho bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn. 

Thực tế, nệm cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Một chiếc nệm tốt là chiếc nệm không nên quá cứng hoặc quá mềm, có khả năng nâng đỡ và giảm áp lực tại các vùng trọng điểm cơ thể như vai, gáy, thắt lưng, đặc biệt là cột sống. Nếu bạn thường xuyên thức dậy kèm đau nhức ê ẩm vai gáy không rõ nguyên do thì vấn đề có thể còn nằm ở chiếc nệm.

Nệm foam bán chạy

>> Đọc thêm: 7 nguyên nhân ngủ dậy đau đầu và cách chữa trị tại nhà

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team