Ngồi thiền (Sanskrit Dhyana trong tiếng Ấn hay còn gọi là tịnh tâm) là bộ môn nuôi dưỡng tâm trí và sức khỏe được ứng dụng trong cuộc sống nhằm loại bỏ lo âu, phiền muộn và thư giãn thần kinh. Thiền có nguồn gốc xuất phát từ thời phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, tức khoảng hơn 2500 năm trước. Sử sách ghi chép lại Đức Phật đã ngồi dưới một gốc cây bồ đề lớn và thực hiện phương pháp ngồi thiên liên tục trong 49 ngày.
Ngày nay, thiền được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, Thiền không chỉ dành cho Phật Tử mà lan tỏa sâu rộng trong nhiều tầng lớp xã hội và tôn giáo khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về phương pháp ngồi thiền trị mất ngủ sao cho hiệu quả nhất nhé!
Nội Dung Chính
1. Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của ngồi thiền
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền giúp cải thiện hình ảnh và giá trị bản thân. Khi thiền định, chúng ta có được một bức tranh rõ ràng về tâm trí của chính mình và nhận thức được những suy nghĩ nào đang thúc đẩy cảm xúc và hành động của họ tại ngay thời điểm đó.
Một nghiên cứu trên quy mô lớn cho thấy thiền định thường xuyên làm giảm khả năng phát triển trầm cảm và rối loạn liên quan đến tâm trạng (Jain, Walsh, Cahn, 2015). Bên cạnh đó, một số hình thức thực hành thiền định cũng thúc đẩy suy nghĩ tích cực, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể.
Vậy, thiền có chữa được bệnh mất ngủ không? Các nghiên cứu cho thấy tư thế hoa sen khi ngồi thiền sẽ khiến áp lực dồn xuống dưới cơ thể và đẩy dòng năng lượng đi ngược lên cột sống và dây thần kinh trung ương. Nhờ vậy, các xung thần kinh trong não cũng được kích hoạt, đồng thời giải phóng một số hormone có lợi cho giấc ngủ giúp chúng ta dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Một só lợi ích khác của thiền bao gồm:
1.1. Thiền tăng cường sự đồng cảm
Thiền kích hoạt các kết nối thần kinh đến các vùng não chịu trách nhiệm trong việc điều chỉnh những cảm xúc tích cực như sự đồng cảm và lòng tốt. Trạng thái đồng cảm sâu sắc mà thiền mang lại làm cho bạn trở nên thấu cảm và chan hòa hơn với tư cách một cá nhân trong xã hội
1.2. Thiền cải thiện nhận thức
Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng việc luyện tập thiền định như một thói quen hàng ngày là một cách tuyệt vời để đi đến thành công trong sự nghiệp và các mối quan hệ vì nó có thể cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định của bộ não. Việc luyện tập thiền định sẽ giúp chúng ta bình tĩnh trong mọi tình huống, từ đó mang lại sự thay đổi theo hướng tích cực hơn ở mọi khía cạnh của cuộc sống.
1.3. Thiền giúp giải tỏa căng thẳng
Căng thẳng là phản ứng của cơ thể trước những nghịch cảnh không lường trước được. Khi chúng ta gặp phải các mối đe dọa, ngay lập tức bộ não sẽ kích thích làm tăng nồng độ cortisol gây cảm giác căng thẳng và mất ngủ. Các nghiên cứu về não của những người thiền định thường xuyên tiết lộ rằng họ có mức độ cortisol thấp hơn trong não, điều này giải thích tại sao người thiền định có được khả năng phục hồi cảm xúc và sự sâu sắc trong suy nghĩ một cách rất tự nhiên.
2. Hướng dẫn ngồi thiền chữa mất ngủ hiệu quả
Ngồi thiền không chỉ đơn thuần là ngồi xuống và nhắm mắt yên lặng, bộ môn này cần người luyện tập có được sự chuẩn bị tốt, biết cách điều hòa, tập trung vào nhịp thở và giữ cho tâm trí ở trạng thái tĩnh. Để ngồi thiền chữa mất ngủ hiệu quả, bạn thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:
2.1. Bước 1: Chuẩn bị
Không gian thiền: Bạn cần thực hiện thiền định trong không gian yên tĩnh để tăng cường sự tập trung, giúp buổi tập phát huy hiệu quả cao nhất. Bạn nên thiền định vào những thời điểm không gian hoàn toàn yên tĩnh, lý tưởng nhất là vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, nên cất tất cả các thiết bị điện tử khỏi tầm với hòng tránh xao nhãng. Để tinh thần thư giãn hơn bạn có thể đốt một ít nến thơm hoặc tinh dầu.
Nệm ngồi: Bạn có thể sử dụng nệm ngồi để tăng cường sự thoải mái cho phần thân dưới vì một buổi thiền định có thể kéo dài từ 15 phút đến 30 phút. Nhưng nếu bạn cảm thấy không có vấn đề gì với việc này thì có thể bỏ qua nhé!
Trang phục: Bạn nên mặc quần áo thoáng mát hoặc đồ tập gym đều được. Những trang phục như vậy sẽ giúp bạn thoải mái và tập trung hơn thay vì những bộ đồ quá chật và gây cảm giác khó chịu khi ngồi lâu.
Cài đặt đồng đồ: Với những ai mới làm quen với thiền định bạn có thể hẹn giờ trong khoảng 15 đến 30 phút. Việc hẹn giờ sẽ giúp bạn không bị xao nhãng và tự hỏi liệu mình đã ngồi thiền đủ lâu chưa.
2.2. Bước 2: Thực hành ngồi thiền
Khi bắt đầu tập thiền định, hầu hết mọi người đều gặp khó khăn trong việc tập trung. Giữ cho tâm trí tĩnh lặng dù chỉ là 1 phút đôi khi đã là thử thách lớn với nhiều người. Bởi, tâm trí của con người vốn hỗn độn với nhiều suy nghĩ ngổn ngang. Tuy vậy, hãy kiên trì luyện tập thiền định cho đến khi mỗi người tự học cách làm sao giữ tâm trí tĩnh lặng. Điều này sẽ đi vào thói quen nếu bạn luyện tập liên tục trong vài tuần.
Đầu tiền bạn ngồi tnên tấm nệm, giữ cho lưng và cổ thẳng thẳng, xếp 2 chân chéo nhau và gối lên nhau. Sau đó, đặt 2 tay lên đầu gối và thả lỏng cơ thể. Có một số tài liệu yêu cầu tư thế ngồi thiền chuẩn là chạm ngón trỏ vào ngón giữa. Tuy vậy, động tác này hoàn toàn có thể lược giản nếu nó khiến bạn không cảm thấy thoải mái hoặc mất tập trung.
Tiếp theo, bạn cúi nhẹ cằm, nhắm mắt tập trung, giữ cho nhịp thở sâu và đều đặn. Cách thở đúng khi luyện tập thiền định là bụng hơi phình ra khi hít vào và hóp lại khi thở ra.
Thiền chữa mất ngủ sẽ bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng 1-2 tuần kiên trì. Bạn có thể mở bạn nhạc nhẹ như âm thanh trắng, nhạc Thiền,… trong khi tập.
2.3. Bước 3: Kết thúc buổi thiền
Khi chuẩn bị thoát khỏi Thiền Định. hãy mở mắt và đứng dậy chậm rãi để cơ thể được kéo dãn và hít thật sau rồi thở ra. Như vậy, bạn đã kết thúc một buổi thiền và đủ tỉnh táo để bắt đầu các nhiệm vụ khác.
————
Ngồi thiền chữa mất ngủ chỉ mang lại hiệu quả nếu bạn thực sự nghiêm túc với việc bộ môn này và kiên trì với nó. Để nhanh chóng có được giấc ngủ chất lượng hơn mỗi đêm, bạn nên kết hợp đồng thời với một số biện pháp chữa mất ngủ tự nhiên khác như chế độ ăn uống khoa học, nạp các loại thực phẩm có tác dụng chữa mất ngủ tự nhiên, sinh hoạt điều độ, nhất quán trong nhịp ngủ thức và thường xuyên vận động luyện tập thể dục thể thao.
Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích liên quan đến cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ. Chúc bạn sớm có được giấc ngủ ngon mỗi đêm và luôn giữ tinh thần lạc quan nhé!
> Xem thêm: Yoga có chữa mất ngủ không?
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/meditation-for-sleep