Sức khỏe giấc ngủ

Ngủ không sâu giấc là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

CẬP NHẬT 30/05/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Bạn thường xuyên gặp phải biểu hiện ngủ không sâu giấc, trằn trọc, khó ngủ? Giấc ngủ của bạn chập chờn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như công việc hàng ngày? Vậy bạn có biết nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn đằng sau những triệu chứng này là gì không? Hãy để Vua Nệm giúp bạn tìm ra câu trả lời trong bài viết sau.

1. Ngủ không sâu giấc là dấu hiệu của bệnh gì?

Thực tế có đến gần 40% người trưởng thành gặp các vấn để về giấc ngủ như ngủ không sâu giấc, mất ngủ, ngủ không ngon,… Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, stress hoặc đôi khi nó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe khác mà bạn không nên xem thường.

1.1. Bệnh mất ngủ cấp hoặc mãn tính:

Mất ngủ đồng nghĩa với việc bạn khó đi vào giấc ngủ như người bình thường, khiến cơ thể uể oải, làm hạn chế hoạt động của các cơ quan, lâu dần gây suy giảm trí nhớ và tác động tiêu cực đến hệ tim mạch, não bộ, xương khớp,…

Mất ngủ gồm:

  • Mất ngủ cấp tính: Loại mất ngủ này đa phần chỉ xảy ra dưới 1 tháng, nguyên nhân gây mất ngủ cấp tính chủ yếu là vấn đề về tâm lý hoặc bệnh nhẹ. Vì vậy bạn chỉ cần cố gắng thay đổi lối sống cũng như như chế độ vận động và thời gian biểu hợp lý, khoa học để cải thiện chất lượng giấc ngủ. 
  • Mất ngủ mãn tính: Mất ngủ mãn tính thường kéo dài trên 1 tháng, khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, áp lực, thậm chí dẫn đến trầm cảm nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời. Mất ngủ mãn tính có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi, tuy nhiên bệnh thường gặp ở những người mặc bệnh nội khoa hoặc người nghiện rượu, cafe hay các chất kích thích độc hại.

 Ngủ không sâu giấc do bệnh lý mất ngủ.

Ngủ không sâu giấc do bệnh lý mất ngủ.

1.2. Rối loạn giấc ngủ gây tình trạng ngủ không sâu giấc:

Rối loạn giấc ngủ được coi là bệnh lý gây ra tình trạng ngủ không sâu giấc thường gặp ở con người, bệnh gây trở ngại cho các hoạt động thể chất, tinh thần, ảnh hưởng xấu đến chức năng cảm xúc và giao tiếp xã hội.

Một số rối loạn giấc ngủ gây tình trạng ngủ không sâu giấc thường gặp là hội chứng ngưng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ, mộng du, đái dầm,…

  • Ngủ rũ là triệu chứng ngủ ban ngày quá mức hoặc mất đột ngột trương lực cơ với các biểu hiện cụ thể như bóng đè, ảo giác hay khó tập trung nhận thức.
  •  Mộng du xảy ra khi một người dường như thức dậy và di chuyển xung quanh, nhưng thực sự họ đang ngủ. Mộng du có thể gặp ở nhiều đối tượng, tuy không gây nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
  • Ngưng thở khi ngủ là loại rối loạn giấc ngủ mà người bệnh có những cơn ngưng thở hoàn toàn trong ít nhất 10 lần trong giấc ngủ và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm.

Một vài nghiên cứu cho rằng rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất ở nam giới và phụ nữ trên 65 tuổi, bệnh cũng xuất hiện nhiều ở nhóm phụ nữ mang thai và cho con bú. Chính vì vậy, ngủ không sâu giấc kéo dài là dấu hiệu bệnh lý không thể xem thường. 

 Rối loạn giấc ngủ gây tình trạng ngủ không sâu giấc.

Rối loạn giấc ngủ gây tình trạng ngủ không sâu giấc.

1.3. Ngủ không sâu giấc do trào ngược dạ dày thực quản:

Trào ngược dạ dày thực quản là gì? Đây là một trong những vấn đề về dạ dày rất dễ gặp phải. Hiện tượng này được hiểu là tình trạng dịch trong dạ dày của cơ trào ngược lên thực quản gây ra ợ nóng, ợ chua, thậm chí đau tức ngực, khó thở.

Bệnh thường xảy ra vào ban đêm, đặc biệt khi nằm xuống, làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ, dẫn đến ngủ không sâu giấc, khó ngủ, nghiêm trọng hơn là nghẹt thở và đau dữ dội phần thượng vị dạ dày.

Theo cuộc thăm dò được tiến hành bởi Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ, 75% bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản gặp biểu hiện rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, 40% số người cho biết chứng ợ nóng, ợ chua làm suy giảm chức năng vận động hàng ngày vào hôm sau, gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh.

 Ngủ không sâu giấc do trào ngược dạ dày thực quản.

Ngủ không sâu giấc do trào ngược dạ dày thực quản.

1.4. Rối loạn cơ xương thường gây khó ngủ:

Rối loạn cơ xương là tình trạng suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống, có thể dẫn đến đau và làm giảm khả năng di chuyển, ngăn cản việc thực hiện các hoạt động hàng ngày. 

Thông thường những người bị đau cơ xơ hóa đều có những triệu chứng bệnh khác như hội chứng chân không yên và ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này kéo dài không chữa trị sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

Ngược lại, khi chất lượng giấc ngủ không đảm bảo có thể gây tăng hormone căng thẳng làm tồi tệ thêm bệnh đau khớp, tác động xấu đến dây thần kinh, từ đó làm suy giảm chức năng của một số cơ quan trong cơ thể.

 Rối loạn cơ xương thường gây khó ngủ.

Rối loạn cơ xương thường gây khó ngủ.

1.5. Ngủ không sâu giấc là biểu hiện của bệnh thiểu năng tuần hoàn não:

Thiểu năng tuần hoàn não hay rối loạn tuần hoàn não là tình trạng suy giảm lượng máu lên não, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng và oxy đi nuôi tế bào não khiến cho tế bào thần kinh không đủ năng lượng đến hoạt động, gây tác động tiêu cực đến chức năng não bộ.

Mặc dù bệnh đa phần gặp ở đối tượng ngoài 40 tuổi, tuy nhiên theo một vài thống kê cho thấy hiện nay thiểu năng tuần hoàn não đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa do lối sống và cách làm việc buông thả, coi thường sức khỏe của một bộ phận lớn giới trẻ bây giờ. 

Bệnh thường có một số biểu hiện điển hình như nhức đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức và đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, làm mất ngủ, ngủ không sâu giấc. 

 Ngủ không sâu giấc do bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Ngủ không sâu giấc do bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

2. Làm thế nào để ngủ ngon và sâu giấc hơn?

Mất ngủ, ngủ không sâu giấc kéo dài trước hết sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, cảm xúc và hiệu quả làm việc, hơn hết chúng tiềm ẩn nguy cơ của nhiều bệnh lý nguy hiểm, thậm chí tác động xấu đến não bộ và tử vong. 

Để khắc phục được triệu chứng này và giúp cơ thể thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ ngon nhất, bạn có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ sau:

  • Cố định khung giờ đi ngủ: Theo nghiên cứu, khung giờ ngủ tốt nhất là từ 21- 23 giờ, vì đây là thời điểm thuận lợi, tạo điều kiện cho các cơ quan hoạt động, tăng cường đào thải chất cặn bã ra khỏe cơ thể và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe. Thức khuya sẽ vô tình tác động đến quá trình này và gây ra khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, ăn nhiều đồ ngọt, đồ uống có cồn, gas,.. vào trước giờ ngủ. Việc dung nạp quá nhiều thực phẩm không tốt vào cơ thể sau 7 giờ tối sẽ tạo áp lực xấu, đè nặng lên hệ tiêu hóa, không những gây béo phì, thừa cân mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường , huyết áp. Các triệu chứng của bệnh sẽ khiến bạn gặp phải dấu hiệu khó ngủ, ngủ không ngon.
  • Tắt tất cả thiết bị điện tử, hạn chế nguồn ánh sáng màu xanh để tránh việc cơ thể kích thích sản xuất ra hormone tỉnh táo, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Thử một vài bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền hay liệu pháp tâm lý trước khi ngủ để giữ cho tâm hồn thư thái, thoải mái nhất, trước khi cho cơ thể nghỉ ngơi sau ngày làm việc dài.
  • Đảm bảo không gian ngủ tốt, chăn ga gối nệm có độ đàn hồi, khả năng nâng đỡ phù hợp, chất liệu an toàn, lành tính, không gây kích ứng da. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng những vật dụng này luôn được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên để bạn có được giấc ngủ trọn vẹn nhất.

 Làm thế nào để ngủ ngon và sâu giấc hơn?

Làm thế nào để ngủ ngon và sâu giấc hơn?

3. Lời kết:

Trung bình mỗi người ngủ từ 6- 8 tiếng mỗi ngày thì được coi là ngủ đủ giấc, quan trọng nhất là phải đảm bảo được chất lượng giấc ngủ như giữ được sự tỉnh táo, sảng khoái sau khi thức dậy, tràn đầy năng lượng để làm việc hiệu quả, không gặp những cơn ác mộng hay tác động tiêu cực đến giấc ngủ,…

Khi giấc ngủ không đạt được những tiêu chuẩn kể trên, chứng tỏ bạn đang gặp biểu hiện ngủ không sâu giấc. Tình trạng này có thể do yếu tố tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, stress hoặc có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, rối loạn cơ xương, bệnh lý dạ dày, suy giảm nội tiết tố,…

Để khắc phục triệu chứng mất ngủ hay ngủ không sâu giấc, nhằm có được giấc ngủ ngon và chất lượng hơn bạn có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ: lập và duy trì thói quen ngủ khoa học, ăn uống hợp lý, tránh dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, xây dựng không gian ngủ tốt nhất, thay nệm đã nằm trên 8 năm,

Bài viết trên đây đã giúp bạn tổng hợp một vài bệnh lý thường gặp tiềm ẩn đằng sau dấu hiệu ngủ không sâu giấc và biện pháp giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn.

Nếu tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc kéo dài hoặc không được cải thiện mặc dù bạn đã áp dụng các phương pháp tại nhà, hãy đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị hợp lý nhé!

Nguồn tham khảo: 

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team