Sức khỏe giấc ngủ

Ngủ 4 tiếng một ngày có sao không? Cách ngủ ít vẫn có nhiều năng lượng

CẬP NHẬT 08/05/2023 | BỞI Ngọc Hân

Chúng ta vẫn thường được khuyên là nên ngủ đủ giấc để thức giấc trong sự tỉnh táo và sảng khoái. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc mỗi ngày còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cải thiện tâm trạng của bạn. Tuy nhiên, có nhiều lý do để một người chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày. Vậy ngủ 4 tiếng một ngày có sao không và làm sao để ngủ ít mà vẫn thấy bản thân mình ổn? Cùng đọc bài viết bên dưới để tìm lời giải đáp nhé!

1. Ngủ 4 tiếng một ngày có sao không?

Đối với nhiều người, ngủ 4 tiếng một ngày là không đủ, điều này hoàn toàn đúng với lý thuyết đã được khoa học chứng minh. Sau giấc ngủ 4 tiếng vào ban đêm, bạn sẽ thức dậy với tất cả sự mệt mỏi và kiệt sức. Trong nguyên ngày hôm sau, bạn sẽ làm mọi việc trong sự đờ đẫn và đôi khi đưa ra những nhận định sai lầm.

Vẫn có người tin rằng dù bạn ngủ 4 tiếng một ngày nhưng chỉ cần ngủ ngon thì mọi chuyện sẽ ổn thôi. Trên thực tế không phải như vậy, dù giấc ngủ ấy có sâu đến mức nào, kết quả cũng giống nhau mà thôi. 

một ngày ngủ 4 tiếng có sao không
Ngủ 4 tiếng một ngày có sao không?

Còn có quan điểm cho rằng nếu bạn thực hiện việc ngủ 4 tiếng một ngày thường xuyên, bạn sẽ quen và không còn thấy mệt mỏi. Bạn có thể thích nghi, nhưng các cơ quan chức năng khác thì chưa chắc.

Đặc biệt, nếu bạn là người thường xuyên vận động, cơ thể sẽ cần nhiều hơn 7 giờ ngủ để phục hồi những tổn thất về thể chất. Như vậy, đôi khi bạn còn phải ngủ nhiều hơn số giờ khuyến nghị chứ đừng nói là ít hơn, cụ thể là chỉ 4 tiếng.

Năm 2018, hơn 10 nghìn người đã được mời tham gia một nghiên cứu về thói quen ngủ. Kết quả cho thấy não của người chỉ ngủ 4 tiếng mỗi đêm bị lão hóa thêm 8 năm.

Chưa hết, ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh:

  • Rối loạn lo âu.
  • Tăng huyết áp.
  • Tiểu đường, béo phì.
  • Rối loạn thần kinh
  • Chứng khó thở khi ngủ
  • Bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Tuy nhiên, tùy vào thể trạng mà mỗi người lại có thói quen ngủ khác nhau. Họ sẽ làm việc hiệu quả và cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ ít hơn 7 tiếng. Thậm chí, việc ngủ nhiều khiến họ thường xuyên cảm thấy chán chường và không minh mẫn. Khoa học gọi đây là giấc ngủ đột biến gen.

2. Ngủ 4 tiếng một ngày gây ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ

Cơ thể người bình thường sẽ trải qua chu kỳ giấc ngủ gồm 4 giai đoạn cơ bản:

  • Giai đoạn N1: kéo dài từ 1 – 5 phút, được xem là giai đoạn nhẹ nhất trong chu kỳ giấc ngủ, lúc này cơ bắp được thư giãn nhờ nhịp thở và nhịp tim chậm dần.
  • Giai đoạn N2: kéo dài từ 10 – 25 phút, lúc này nhịp thở và nhịp tim còn chậm hơn giai đoạn N1, đồng thời nhiệt độ cơ thể giảm xuống.
  • Giai đoạn N3: kéo dài từ 20 – 40 phút, còn được gọi là giấc ngủ sâu, lúc này cơ thể tiến hành quá trình sửa chữa các mô và tế bào.
  • Giai đoạn ngủ REM: kéo dài từ 10 – 60 phút sau khi cơ thể đã ngủ được khoảng từ 70 – 90 phút.
phương pháp ngủ 4 tiếng một ngày
Mỗi chu kỳ giấc ngủ cần nhiều thời gian để hoàn thành

Nếu cộng tổng thời gian của tất cả các chu kỳ lại thì con số sẽ đâu đó gần 4 tiếng. Mà một giấc ngủ được gọi là chất lượng khi chúng ta trải qua từ 3 chu kỳ trở lên. Vậy việc chúng ta chỉ ngủ 4 tiếng mỗi đêm hoặc thậm chí là mỗi ngày ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ giấc ngủ.

3. Hậu quả của việc ngủ không đủ giấc

3.1. Mất tập trung

Nếu thường xuyên ngủ không đủ giấc, chức năng não bộ sẽ dần bị suy giảm. Lý do là vì thời gian bạn chìm vào giai đoạn ngủ sâu quá ít trong khi nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Từ đó, con người sẽ bị mắc chứng mau quên và không còn khả năng tập trung tối đa.

3.2. Rối loạn tâm lý

Thiếu ngủ khiến não bộ trở nên tiêu cực hơn và dẫn đến việc bị mệt mỏi, uể oải, cáu gắt vô cớ,… Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân làm giảm serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp tâm trạng dễ chịu hơn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra những bệnh nguy hiểm như trầm cảm hay rối loạn lo âu.

3.3. Làm việc không đạt hiệu suất

Mất ngủ khiến bạn mất tập trung và tâm trạng bất ổn, do đó mà công việc cũng sẽ không đạt hiệu quả tốt như bình thường. Khi đi làm, ngoài giấc ngủ vào ban đêm, hãy dành 15 – 20 phút để ngủ trưa. Đây là khoảng thời gian mà cơ thể lấy lại năng lượng và giúp bạn tỉnh táo vào buổi chiều.

có nên ngủ 4 tiếng một ngày
Thiếu ngủ khiến bạn làm việc kém hiệu quả

3.4. Giảm tuổi thọ

Sau khi xem xét 16 nghiên cứu lớn nhỏ về giấc ngủ, các nhà khoa học đã kết luận rằng, nếu bạn ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi ngày thì nguy cơ đột quỵ rất cao, khoảng 30%. Chứng mất ngủ kinh niên là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch, bệnh tim mạch,…

4. Cách để ngủ ít mà không mệt

4.1. Ngủ ngày – Siesta Sleep

Nhiều người nước ngoài vô cùng bất ngờ với văn hoá ngủ trưa của người Việt. Trên thực tế, chợp mắt khoảng 15 – 20 phút vào buổi trưa mang lại cho bạn sự tỉnh táo đến cuối ngày. Nhờ vậy mà năng suất làm việc của bạn cũng sẽ tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, có nhiều người nói rằng họ thường tránh giấc ngủ trưa do nó khiến họ mệt mỏi sau khi thức dậy. Nếu vậy, hãy thử làm theo những gợi ý sau để không gặp tình trạng kể trên:

  • Không ngủ trưa quá 20 phút.
  • Trước khi ngủ trưa hãy uống một tách cà phê.
  • Nằm ngủ trên một chiếc gối êm ái và phù hợp.

4.2. Ngủ nhiều giấc

Khoa học gọi việc chia nhỏ giấc ngủ hoặc ngủ nhiều lần trong ngày là giấc ngủ đa pha. Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc chia các giai đoạn giấc ngủ ra thành nhiều phần trong ngày. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian ngủ mà bạn vẫn cảm thấy không bị mệt mỏi.

Giấc ngủ đa pha có nhiều cách thực hiện và bên dưới là một số lịch trình phổ biến:

  • Lịch ngủ Dymaxion: tổng thời gian ngủ là 2 tiếng mỗi ngày và cứ sau 6 tiếng ngủ 30 phút.
  • Lịch ngủ Uberman: tổng thời gian ngủ là từ 2 – 3 tiếng mỗi ngày và ngủ 30 phút sau 4 giờ.
  • Lịch ngủ Everyman: tổng thời gian ngủ là 4 tiếng mỗi ngày, ngủ 3 tiếng cố định vào ban đêm, ngủ 3 lần mỗi lần 20 phút vào ban ngày.
  • Lịch ngủ Ba pha: tổng thời gian ngủ là từ 4 – 5 tiếng mỗi ngày, ngủ khoảng 1 tiếng 30 phút mỗi lần.
ngủ 4 tiếng một ngày có sao không
Chia nhỏ giấc ngủ thành nhiều lần giúp bạn cảm thấy tỉnh táo

4.3. Ngủ theo chu kỳ 90 phút

Dựa trên 5 giai đoạn giấc ngủ, người ta sáng tạo ra phương pháp ngủ theo chu kỳ 90 phút. Nếu ngủ theo cách này thì bạn sẽ trải qua mỗi giai đoạn trong khoảng 90 phút.

Đối với người trưởng thành, một giấc ngủ chất lượng phải trải qua 6 chu kỳ không bị gián đoạn. Dù bạn có muốn thực hiện việc ngủ ít mà không mệt, bạn cũng cần phải ngủ tối thiểu 3 chu kỳ, khoảng 4 giờ 30 phút. 

>> Xem thêm:

Vậy thắc mắc ngủ 4 tiếng một ngày có sao không đã được giải đáp trong bài viết. Việc ngủ 4 tiếng mỗi ngày không được các chuyên gia khuyến khích cho lắm. Thiếu ngủ dễ dẫn đến những hậu quả không mong muốn và thậm chí là đáng tiếc. Tuy nhiên, nếu đó là trường hợp bất khả kháng, bạn vẫn có thể linh hoạt tìm cách ngủ ít mà không mệt như một số gợi ý trong bài.

Bài viết liên quan:

Avatar
Ngọc Hân