Sức khỏe giấc ngủ

Những tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ em cha mẹ nên biết

CẬP NHẬT 21/07/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Lựa chọn những tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ em là điều mà các bậc cha mẹ nên làm, điều này nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh những nguy hiểm khi trẻ ngủ sai thư thế. Vậy tư thế nào là tốt nhất, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện về thể chất cho trẻ?

1. Tại sao cần chọn tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ em?

Lựa chọn những tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ em là việc mà các bậc phụ huynh cần để ý. Tư thế ngủ tưởng chừng như một vấn đề nhỏ nhặt thế nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Cụ thể, cần chọn tư thế ngủ đúng cho trẻ bởi những lý do dưới đây:

1.1.  Chọn tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ em để phát triển thể chất toàn diện

 Lựa chọn tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ em giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn

Lựa chọn tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ em giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn

Có rất nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa tư thế ngủ và sự phát triển chiều cao của trẻ. Ngủ đúng tư thế giúp kéo dài cột sống và tăng chiều cao. Bên cạnh đó, tư thế ngủ đúng sẽ giúp cho cổ, vai và lưng được duỗi ra một cách thoải mái, nhờ vậy mà chiều cao của trẻ cũng được phát triển.

Chỉ một vài sự thay đổi nhỏ trong tư thế ngủ cũng sẽ tạo điều kiện để xương và cột sống phát triển tốt nhất. Với những trẻ ngủ sai tư thế, ví dụ như cong lưng, chân tay co rút và cong thì cột sống và xương khớp sẽ bị kìm hãm, điều này sẽ gây bất lợi cho việc phát triển chiều cao.

1.2. Chọn đúng tư thế ngủ giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn

Tư thế ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Nếu ngủ đúng tư thế, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, các bộ phận trên cơ thể được đặt ở vị trí thích hợp, nhờ vậy mà trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Khi trẻ ngủ ngon sẽ ít quấy khóc, cha mẹ cũng được nghỉ ngơi tốt hơn.

 Tư thế ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ

Tư thế ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ

1.3. Chống lại hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là tình trạng trẻ dưới 1 tuổi tử vong đột ngột mà không tìm thấy nguyên nhân chính xác là gì. Hầu hết các trường hợp tử vong này đều có mối liên quan đến giấc ngủ. Tư thế ngủ sai là một trong những yếu tố gây nên tình trạng này nên các bậc phụ huynh cần lưu ý để phòng tránh, nhất là những trẻ hay nằm sấp.

2. Tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ em là gì?

Có rất nhiều tư thế nằm ngủ ở trẻ em, bao gồm nằm nghiêng, nằm ngửa, nằm sấp, tư thế thai nhi…..mỗi một tư thế đều có ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ và sức khỏe của người nằm. Việc tìm đúng tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ em sẽ giúp trẻ phát triển tốt, đảm bảo sức khỏe, ngủ ngon giấc và không quấy khóc. Một số tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ em được các bác sĩ đưa ra dưới đây:

2.1. Tư thế nằm ngửa, lưng chạm vào giường

Đây là tư thế được các chuyên gia sức khỏe và các bác sĩ khuyên nên áp dụng cho trẻ, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Nằm ngửa là tư thế ngủ đúng và an toàn cho trẻ em, do đó cha mẹ nên chú ý điều chỉnh tư thế cho trẻ khi ngủ.

 Nằm ngửa là một trong những tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ em

Nằm ngửa là một trong những tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ em

2.1.1. Ưu điểm khi trẻ nằm ngửa

  • Nằm ngửa giúp các bộ phận trên cơ thể như tay, chân, vai…trong tư thế thoải mái nhất và có thể di chuyển tự do, nhờ vậy mà trẻ sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn
  • Nằm ngửa giúp cho các cơ quan như tim, hệ tiêu hóa, phổ, bàng quang không bị chèn ép, điều này rất tốt cho sức khỏe của trẻ
  • Trong tư thế nằm ngửa, các bộ phận như miệng, mũi không bị chặn lại nên không khiến trẻ bị ngạt thở hay khó chịu. Đây là tư thế tốt nhất cho trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, giúp phòng tránh được hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Khi nằm ngửa, các cơ bắp, xương khớp của trẻ được tự do thư giãn mà không bị chèn ép, máu lưu thông một cách dễ dàng, nhờ vậy mà chiều cao của trẻ sẽ được phát triển tối đa.

2.1.2. Hạn chế khi trẻ nằm ngửa

  • Nằm ngửa ở trẻ trong một khoảng thời gian quá dài mà không thay đổi tư thế sẽ gây ra nguy cơ “đầu bẹt”. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách điều chỉnh tư thế của trẻ hoặc cho trẻ nằm sấp trên bụng khi trẻ còn thức.
  • Tăng nguy cơ bị trớ, bị sặc ở trẻ do thức ăn bị chèn ở cổ họng, nếu phát hiện không kịp thời trẻ sẽ nôn trớ, thậm chí là nghẹt thở nếu mức độ nghiêm trọng.

2.2. Tư thế nằm nghiêng

Tư thế nằm nghiêng bao gồm nghiêng bên trái hoặc nghiêng bên phải. Tư thế nằm nghiêng ở trẻ có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số hạn chế nhất định.

 Nằm nghiêng là một trong những tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ em

Nằm nghiêng là một trong những tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ em

2.2.1. Ưu điểm khi trẻ nằm nghiêng

  • Giảm tình trạng nôn trớ, sặc sữa khi ngủ. Nếu trẻ nằm nghiêng mà bị nôn trớ thì chất nhờn cũng dễ dàng chảy ra mà không bị chảy ngược lại, nhờ vậy mà tránh được tình trạng nghẹt thở, ho khan.
  • Nằm nghiêng làm giảm tình trạng ngáy ngủ hay khò khè ở trẻ
  • Tư thế nằm nghiêng làm giảm áp lực lên tim và hệ tiêu hóa. Khi nằm nghiêng bên phải, tim sẽ không bị chèn ép nên có lợi cho hô hấp của trẻ.

2.2.2. Hạn chế khi nằm nghiêng

  • Nằm nghiêng về một bên trong thời gian dài có thể gây nên hội chứng đầu bẹt do xương sọ của trẻ còn khá mềm, nếu tình trạng nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Do đó, cha mẹ nên lưu ý để điều chỉnh tư thế, không để trẻ nằm nghiêng về một bên quá lâu.
  • Gây nên tình trạng vẹo cổ ở trẻ hoặc ảnh hưởng đến hình dáng của tai
  • Nguy cơ gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh do trẻ không thể tự quay đầu nên có thể bị ngạt do chăn mền và các đồ vật khác.

2.3. Tư thế ngủ sấp cho trẻ

Tư thế ngủ sấp của trẻ có hai mặt lợi và hại: 

2.3.1. Ưu điểm khi trẻ nằm sấp

  • Tạo cảm giác an toàn cho trẻ
  • Ngăn chặn tình trạng nôn trớ ở trẻ do sữa và thức ăn không bị lưu lại ở thực quản và cổ họng.
  • Tư thế nằm sấp có lợi cho trẻ đang học lật, trườn, bò

 Nằm sấp giúp ngăn chặn tình trạng nôn trớ ở trẻ

Nằm sấp giúp ngăn chặn tình trạng nôn trớ ở trẻ

2.3.2. Hạn chế khi trẻ nằm sấp

  • Dễ gây ngạt thở, nhất là với trẻ sơ sinh chưa thể tự thay đổi tư thế. Nằm sấp là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Gây nóng bức khó chịu cho trẻ: Nếu trẻ nằm sấp, phần bụng khó để tản nhiệt do áp sát với giường, mồ hôi không thoát được ra ngoài.

Kết luận

Nhìn chung, mỗi tư thế nằm ngủ như nằm nghiêng, nằm ngửa hay nằm sấp đều có hai mặt lợi và hại. Dựa theo đặc điểm sinh lý của trẻ và những vấn đề sức khỏe trẻ đang gặp phải mà cha mẹ có thể lựa chọn tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ em. Theo đánh giá thì tư thế nằm ngửa là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi; trẻ lớn hơn độ tuổi này có thể thay đổi tư thế nên có thể chọn những tư thế khác.

3. Làm thế nào để trẻ ngủ ngon giấc và an toàn với mọi tư thế?

Để trẻ có những giấc ngủ ngon và thoải mái nhất, ngoài lựa chọn tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ em thì cha mẹ có thể tham khảo thêm một số lưu ý hữu ích dưới đây.

3.1. Ngủ chung phòng nhưng không nằm chung giường với bé

Việc ngủ chung phòng cùng trẻ giúp cha mẹ thuận thiện quan sát, kiểm tra khi trẻ ngủ, có thể giải quyết mọi vấn đề phát sinh để trẻ ngủ ngon giấc nhất. Dù ngủ chung phòng nhưng tránh nên để trẻ ngủ chung giường với cha mẹ hoặc những đứa trẻ khác.

 Cha mẹ có thể ngủ chung phòng với trẻ nhưng nên nằm riêng giường

Cha mẹ có thể ngủ chung phòng với trẻ nhưng nên nằm riêng giường

Ngủ chung giường với trẻ có thể gây ra một số vấn đề như: làm trẻ bị ngạt do thiếu không khí, nhất là khi trẻ ngủ ở giữa cha mẹ. Trong lúc ngủ, cha mẹ có thể có những hành động vô tình làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Tốt hơn hết nên để trẻ nằm ở giường riêng nhưng kê sát với giường ngủ của bố mẹ.

3.2. Hạn chế để nhiều đồ vật trên giường

Những đồ vật như chăn, gối, gấu bông, đồ chơi, khăn….nếu để quá nhiều trên giường có thể khiến cho việc thay đổi tư thế của trẻ bị khó khăn. Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị ngạt thở do chăn gối chèn lên mũi miệng.

3.3. Không che đầu trẻ

Khi ngủ, phần đầu của trẻ cần được để thông thoáng để cơ thể tản nhiệt khi cần thiết. Chỉ nên đắp chăn đến ngực của trẻ, để lộ hai cánh tay ra ngoài. Không nên dùng khăn hoặc chăn để che đầu trẻ sẽ có thể khiến trẻ bị ngạt thở hoặc không thoát được mồ hôi. Cha mẹ có thể cân nhắc lựa chọn túi ngủ để đảm bảo trẻ không bị lạnh mà không cần phải che đầu.

3.4. Tạo môi trường ngủ với nhiệt độ vừa phải

Phòng ngủ không nên để nhiệt độ quá cao hoặc quá nóng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Nên giữ nhiệt độ trong phòng mát mẻ, thông thoáng để trẻ ngủ ngon giấc nhất.

 Nên giữ nhiệt độ trong phòng mát mẻ, thông thoáng để trẻ ngủ ngon giấc nhất.

Nên giữ nhiệt độ trong phòng mát mẻ, thông thoáng để trẻ ngủ ngon giấc nhất.

3.5. Sử dụng ti giả

Núm ti giả là một dụng cụ hỗ trợ phòng tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Khi dùng núm ti giả, miệng của trẻ sẽ mở và không bị ngạt bởi những đồ vật xung quanh. Tuy nhiên, với những trẻ không sử dụng ti giả thì cha mẹ không nên cưỡng ép.

3.6. Chọn nệm phù hợp với trẻ

Nệm đóng vai trò vô cùng quan trọng với giấc ngủ của trẻ. Nên chọn nệm được thiết kế riêng cho trẻ với kích thước nhỏ và mỏng hơn so với nệm của người lớn. Bạn có thể chọn các loại nệm cho trẻ như nệm cao su thiên nhiên, nệm cao su nhân tạo, nệm foam, nệm bông ép…Tuy nhiên, khi chọn nệm cho trẻ cần chú ý chọn nệm với chất liệu phù hợp do da trẻ rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương.

Khi chọn nệm nên chọn những chiếc nệm có độ phẳng cao, vững chắc, có độ cứng vừa phải để xương khớp và cột sống của trẻ phát triển tốt. Nên tránh chọn những chiếc nệm quá mềm sẽ gây nên những ảnh hưởng về cột sống, đau mỏi, có tác động xấu đến sự phát triển của xương.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chọn những chiếc nệm không gây tiếng ồn khi thay đổi tư thế. Nệm cần có độ thoáng khí cao, không gây bí bức để giúp trẻ ngủ thoải mái và ngon giấc nhất.

 Nệm cao su Liên Á em bé là là nệm phù hợp và tốt cho sự phát triển của trẻ

Nệm cao su Liên Á em bé là là nệm phù hợp và tốt cho sự phát triển của trẻ

Gợi ý một số loại nệm phù hợp cho trẻ

Lựa chọn tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ em giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và hạn chế những nguy cơ về sức khỏe. Có nhiều tư thế ngủ khác nhau, mỗi tư thế có những ưu điểm và hạn chế riêng, do đó cha mẹ nên căn cứ vào tình trạng cụ thể của trẻ như: độ tuổi, tình trạng sức khỏe…để chọn tư thế phù hợp nhất.

Nguồn tham khảo: 

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team