Lần đầu tiên, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã bổ sung giấc ngủ vào danh sách các yếu tố được sử dụng để định lượng sức khỏe tim mạch.Theo thang đánh giá của AHA, được công bố trên tạp chí Circulation, cho thấy giấc ngủ có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe tim mạch.
Các nhà nghiên cứu khuyên rằng chúng ta nên điều chỉnh thời gian ngủ phù hợp với độ tuổi của mình để tránh những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Cụ thể thiếu ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài này nhé!
Nội Dung Chính
1. Thiếu ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào?
Nicole Weinberg, MD, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế Providence Saint John, cho rằng thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc có thể khiến mọi người có nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng về tim, như đau tim và đột quỵ. Bắc sĩ Weinberg nói thêm các nghiên cứu chỉ mới bắt đầu phát hiện ra mối liên hệ này gần đây và còn nhiều thông tin cần tìm hiểu thêm.
“Giấc ngủ là “hộp đen” trong dữ liệu tim mạch”. Weinberg nói: “Chúng tôi đã không hiểu rõ về nó trong nhiều năm. Theo dữ liệu nghiên cứu về giấc ngủ, chúng tôi có thể thấy rằng một số người có nhịp tim tăng cao khi họ ngủ hoặc giảm độ bão hòa oxy khi họ ngủ.
Những điều đó có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tim mạch như tăng huyết áp hoặc khiến bạn có nguy cơ cao bị đau tim và đột quỵ.” Hơn nữa, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ và trên toàn cầu, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh. Vì vậy, giấc ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan quan trọng này của cơ thể bạn.
Theo đánh giá của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch:
- Chế độ ăn
- Hoạt động thể chất
- Phơi nhiễm nicotin
- Thời gian ngủ
- Chỉ số khối cơ thể (BMI)
- Lipid máu
- Đường huyết
- Huyết áp
Từ các dữ liệu được thu thập này, chúng ta biết tằng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với rất nhiều trong số 7 thành phần khác của sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, những dữ liệu về giấc ngủ có thể giúp các nhà nghiên cứu dự đoán nguy cơ đau tim, đột quỵ và sức khỏe tim mạch nói chung.
2. Số lượng hay chất lượng quan trọng hơn?
Việc ngủ đủ theo số giờ được khuyến nghị cho nhóm tuổi của bạn có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Nhưng nếu bạn không ngủ ngon, thì lợi ích mà giấc ngủ đem lại giảm đi rất nhiều dù bạn đã ngủ đủ giấc”
Thực tế, chất lượng giấc ngủ là chỉ số khó đo lường hơn nhiều bởi chúng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như số lần một người thức dậy trong đêm, họ có nhịp tim cao hoặc khó thở hay không, hoặc liệu họ có bị ngưng thở khi ngủ hay không. Và chất lượng giấc ngủ và thời lượng giấc ngủ không phải lúc nào cũng giống nhau.
Tiến sĩ Weinberg nói: “Nếu bạn thực sự xem xét rất nhiều dữ liệu trong các nghiên cứu về giấc ngủ, thì chúng chỉ ra rằng một giấc ngủ dài không có nghĩa là chất lượng giấc ngủ cao và thời lượng ngủ ngắn hơn không có nghĩa là chất lượng giấc ngủ thấp.”
Trong một nghiên cứu đánh giá mô hình giấc ngủ thay đổi như thế nào khi con người già đi, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lượng thời gian con người dành cho việc ngủ giảm dần cho đến khoảng 40 tuổi và sau đó tăng lên trong giai đoạn sau đó của cuộc đời.
3. Tầm quan trọng của các thói quen tốt trước khi đi ngủ
Duy trì vệ sinh giấc ngủ tốt cũng có nghĩa là duy trì một thói quen nhất quán hàng ngày. Bạn nên kết hợp hoạt động thể dục thể thao vào ban ngày để giúp bản thân mệt mỏi khi đêm xuống.
Trước giờ đi ngủ, bạn nên tránh sử dụng caffein, rượu và không dành nhiều thời gian để xem sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, TV. Thay vào đó, bạn có thể nghe nhạc hoặc đọc 1 cuốn sách nội dung nhẹ nhàng (thâm chí là nhàm chán) để kích thích cảm giác thèm ngủ.
4. Thỉnh thoảng thiếu ngủ có sao không?
Nhìn chung, thỉnh thoảng không ngủ đủ giấc là điều bình thường mà ai cũng gặp phải. Ngoài ra, thỉnh thoảng thức khuya hoặc dậy sớm sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến tổng thể chất lượng giấc ngủ của bạn, nên cũng đừng quá lo lắng về điều này.
Ai cũng sẽ trải qua một vài đêm mà giấc ngủ không diễn ra không suôn sẻ. Bạn không nhất thiết phải ngủ thêm giờ để bù đắp cho những đêm thiếu ngủ. Bởi vì cơ thể bạn có thể tự động tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn hoặc chất lượng cao hơn diễn ra một cách tự nhiên, từ đó thời lượng cơ thể dành giấc ngủ REM nhiều hơn và giúp bạn phục hồi nhanh hơn trong những đêm tiếp theo.
Tuy nhiên, điều quan trọng là đừng để việc thỉnh thoảng bỏ giờ đi ngủ trở thành thói quen. Bởi vì bạn càng ngủ ít, nguy cơ phát triển các biến chứng tim càng cao. Về lâu dài, giấc ngủ thực sự sẽ ảnh hưởng đến huyết áp, cân nặng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cuối cùng là trái tim của bạn.
Khuyến nghị về giấc ngủ dựa trên độ tuổi
- Tuổi từ 0 đến 1: 12 đến 16 giờ
- Tuổi từ 1 đến 2: 11 đến 14 giờ
- Tuổi từ 3 đến 5: 10 đến 13 giờ
- Tuổi từ 6 đến 12: 9 đến 12 giờ
- Tuổi từ 13 đến 18: 8 đến 10 giờ
- Từ 19 tuổi trở lên: 7 đến 9 giờ
5. Mối liên hệ giữa giấc ngủ và tuổi tác
Một cuộc nghiên cứu đã thu thập hồ sơ sức khỏe của hơn 23.000 người tham gia trong độ tuổi từ 2 đến 79. Các nhà nghiên cứu đã xem xét số giờ ngủ trung bình hàng đêm mà họ báo cáo với Học viện Y học về Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM).
Họ nhận thấy điểm số giấc ngủ có tương quan mạnh mẽ với các thói quen liên hệ mật thiết với sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất.
Donald M. Lloyd-Jones,, trưởng khoa y tế dự phòng tại Trường Y khoa Tây Bắc Feinberg, đồng tác giả nghiên cứu trên cho biết : “Điểm ngọt ngào đó — điểm Goldilocks — dành cho người lớn là từ 7 đến 9 giờ ngủ mỗi đêm. Nếu bạn ngủ nhiều hơn, nó không hoàn toàn có lợi. Và chắc chắn, nếu bạn ngủ dưới 7 giờ, bạn sẽ ngày càng gặp nhiều rủi ro về sức khỏe hơn.”
Ông nói thêm, trái ngược với các khuyến nghị về giấc ngủ dành cho trẻ em với sự giao động khá rõ rệt giữa số giờ ngủ tiêu chuẩn theo từng độ tuổi khác nhau thì tiêu chuẩn từ 7 đến 9 giờ dường như nhất quán trong suốt tuổi trưởng thành.
Ngoài ra, đối với trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, những trẻ có thói quen đi ngủ trưa thì thời gian ngủ trưa cũng được tính vào số giờ ngủ 1 ngày. Tuy vậy, đối với người lớn, những giấc ngủ ngắn này không được tính nhưng nó có thể là một cách tốt để ngủ bù đối với những ai không thể đạt được khuyến nghị ngủ 7 đến 9 giờ vào ban đêm.
Trên đây là tất cả thông tin trả lời cho thắc mắc liệu thiếu ngủ có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Hy vọng đã phần nào thỏa mãn trí tò mò của bạn rồi nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/sleep-deprivation/how-sleep-deprivation-affects-your-heart