Sức khỏe giấc ngủ

Tham gia thử thách không ngủ 11 ngày, chàng trai nhận hệ lụy kéo dài 50 năm

CẬP NHẬT 04/08/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Randy Gardner từng là người đàn ông sở hữu kỷ lục thức lâu nhất thế giới với 11 ngày không ngủ. Thử thách này được thực hiện vào cuối năm 1963. Ý tưởng của thí nghiệm là Randy cố gắng không ngủ lâu nhất có thể để thách thức ngưỡng chịu đựng của chính mình.

Ước tính số đầu báo đưa tin về thí nghiệm này chỉ đứng sau tin tin tức về tổng thống Kennedy bị ám sát. Hãy cùng Vua Nệm khám phá chi tiết về thử thách không ngủ 11 ngày trên cũng như những hệ lụy kéo dài mà Randy Gardner trải qua sau đó. Chắc chắn sau bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò của giấc ngủ đấy!

Randy Gardner
Randy Gardner từng là người đàn ông sở hữu kỷ lục thức lâu nhất thế giới

1. Thí nghiệm không ngủ 11 ngày 

Các diễn biến tâm sinh lý của Randy Gardner sẽ được theo dõi, ghi chép lại bởi 2 người bạn – Bruce McAllister và Joe Marciano. Vì đây là 1 thí nghiệm nguy hiểm có thể gây chết người nên thời điểm bấy giờ nó nhận được sự quan tâm của người dân khắp nước Mỹ và xuất hiện trên mọi mặt báo.

Sau khi thí nghiệm được thực hiện 3 ngày, chuyên gia nghiên cứu giấc đến từ đại học Stanford, tiến sĩ William Dement đã tham gia hỗ trợ Randy Gardner trong việc phân tích ảnh hưởng của việc không ngủ đến hoạt động sinh lý của cơ thể.

Randy được yêu cầu thực hiện loạt bài kiểm tra liên quan tới nhận thức, giác quan và phản xạ. Chúng bao gồm việc tham gia các trò vận động như bóng rổ, bowling… Theo William, thí nghiệm 11 đêm không gặp thử thách nhất vào ban đêm, khi không gian yên tĩnh và Randy không có gì để làm. “Nếu cậu ấy nhắm mắt, cậu ấy sẽ ngủ ngay lập tức” William kể lại. 

Đến ngày thứ 2 không ngủ, Randy đã bắt đầu gặp vấn đề với khả năng ngôn ngữ khi anh không thể thực hiện được bài test đơn giản là lặp lại những câu gây líu lưỡi tương tự như “buổi trưa thèm bưởi chua”, đồng thời mất khả năng nhận diện đồ vật bằng chạm nắm (xúc giác). Nhưng lạ thay, khứu giác của Randy lại nhạy cảm hơn. 

thí nghiệm không ngủ 11 ngày của Randy
Randy được yêu cầu thực hiện loạt bài kiểm tra liên quan tới nhận thức, giác quan và phản xạ

Đến ngày thứ 5 không ngủ, Randy bắt đầu thấy ảo giác. Trí nhớ ngắn hạn cũng bị giảm sút. Tuy vậy, kỹ năng chơi bóng rổ của anh lại tốt hơn trong suốt 11 ngày không ngủ đó. 

Sự góp mặt của tiến sĩ William trong thí nghiệm không ngủ 11 ngày cũng đôi phần khiến người thân của Randy an tâm hơn. 

William khi đó mới bắt đầu nghiên cứu về khoa học giấc ngủ – một lĩnh vực khá mới khi đó. Sự tham gia của ông vào nhóm thí nghiệm khiến bố mẹ Randy yên tâm hơn phần nào.

“Thời điểm ấy, có lẽ tôi là người đầu tiên trên thế giới từng nghiên cứu về giấc ngủ”, William nói. “Ba mẹ của Randy vô cùng lo lắng thí nghiệm này sẽ gây nguy hiểm cho con trai của họ, bởi vì cho đến nay khoa học vẫn chưa thể giải thích được liệu không ngủ quá lâu có gây chết người hay không”. 

Thực tế, trước đó, đã có rất nhiều cuộc thí nghiệm về giấc ngủ nhưng chủ yếu thực hiện trên động vật. Chẳng hạn 1 nghiên cứu đã thực hiện trên loài mèo. Kết quả là sau 15 ngày không ngủ những con mèo đều chết.

Tuy vậy, chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân chính gây ra cái chết của những con mèo bởi vì “những con mèo này đều được tiêm chất kích thích để không rơi vào giấc ngủ, do đó rất có thể chúng chết vì nội tạng bị phá hủy nghiêm trọng, thay vì do thiếu ngủ“, Bruce kể lại trong 1 cuộc phỏng vấn. 

Riêng trường hợp thí nghiệm của Randy thì anh chỉ thỉnh thoảng uống đồ có gas, không sử dụng sự hỗ trợ từ các thuốc chống buồn ngủ có chứa Dexedrine, Benzedrine hay bất kỳ chất kích thích nào. Kết quả thí nghiệm, Randy giành được kỷ lục người không ngủ lâu nhất thế giới với số giờ thức tổng cộng là  264.4 giờ, (11 ngày 25 phút). 

Kết quả thí nghiệm của Randy Gardner
Kết quả thí nghiệm của Randy Gardner với số giờ thức tổng cộng là  264.4 giờ, (11 ngày 25 phút).

2. Cái giá phải trả cho việc đẩy bản thân vượt ngưỡng chịu đựng là gì?

Ngay trong 11 ngày thực hiện thí nghiệm, Randy đã bắt đầu nhận thấy những ảnh hưởng nghiêm trọng của việc không ngủ đối với cơ thể bao gồm trí nhớ, xúc giác, khứu giác và sự nhanh nhẹn. McAllister nhớ lại lúc Randy bắt đầu lẩm bẩm: “Đừng bắt tôi ngửi thứ đó, tôi không thể chịu được mùi đó”.

Sau 3 ngày thực hiện thí nghiệm, Randy bắt đầu không kiểm soát tâm trạng và có các biểu hiện như khó chịu, thiếu tập trung, cáu kỉnh. 

Đến ngày thứ 5, Randy bắt đầu mất khả năng ghi nhớ ngắn hạn và mắc chứng ảo giác. 

Trong thời gian thực hiện thí nghiệm, bản chụp não bộ của Randy cho thấy 1 vài phần não vẫn trong trạng thái ngủ, 1 vài phần thì trong trạng thái thức. 

Sau khi trở thành người nắm giữ kỷ lục thức lâu nhất thế giới, Randy vẫn chưa thể đi ngủ ngay. Anh còn tham gia 1 cuộc họp báo để chia sẻ về những trải nghiệm mà bản thân mình đã trải qua. Tiếp đến là đến bệnh viện để được bác sĩ đo điện não đồ, kiểm tra sóng não. Sau đó, anh đã ngủ li bì trong 14 tiếng đồng hồ. 

Những ngày đầu sau cuộc thí nghiệm, Randy vẫn chưa chịu nhiều ảnh hưởng bởi thí nghiệm này. Nhưng sau đó, anh đã mắc phải chứng mất ngủ kinh niên nhiều năm liên tục. 

Vào năm 60 tuổi, Randy đã chia sẻ về giấc ngủ của mình như sau:  “Tôi không thể ngủ được. Tôi nằm trên giường thao thức 5, 6 tiếng rồi mới vào giấc. Nhưng chỉ khoảng 15 phút sau lại thức giấc. Tôi tự an ủi bản thân rằng chuyện này sẽ qua thôi, nhưng mọi thứ không dễ dàng như vậy”.

Randy hối hận về quyết định tham gia thí nghiệm 11 ngày không ngủ
Cho đến nay, Randy vẫn rất hối hận về quyết định tham gia thí nghiệm này.

Sau đó, Robert McDonald đã phá vỡ kỷ lục của Randy với tổng số giờ tức là gần 19 ngày. Nhận định đây là 1 thử thách nguy hiểm, mang tính chất tự hủy hoại sức khỏe đối những người tham gia nên Guiness đã chấm dứt kỷ lục này. Như vậy, tính đến nay, Robert McDonald vẫn là người nắm giữ kỷ lục người không ngủ lâu nhất thế giới. 

3. Con người có thể chết vì thiếu ngủ không?

Sau thí nghiệm của Randy Gardner, chủ đề giấc ngủ càng được các nhà khoa học quan tâm hơn với nhiều câu hỏi đặt ra về giới hạn chịu đựng của chúng ta. Để từ đó, con người có cái nhìn đúng đắn hơn về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe thể chất, tinh thần.

Theo nhận định của Annie Miller, chuyên gia về giấc ngủ và nhà trị liệu tâm lý tại trung tâm nghiên cứu DC Metro Sleep, Mỹ, mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể nào thấy thiếu ngủ, mất ngủ có thể trực tiếp gây ra tử vong nhưng thiếu ngủ, mất ngủ chính là nguyên nhân gián tiếp giết chết người do mối liên hệ mật thiết giữa nó và sức khỏe tổng thể. 

Cụ thể, bệnh thiếu ngủ mãn tính sẽ giảm suy giảm trầm trọng hệ thống miễn dịch của cơ thể và tăng nguy cơ mắc các chứng về tim mạch, ung thư trầm cảm cùng những rối loạn tâm thần khác.

XEM THÊM: 

Chẳng hạn có trường hợp tử vong do chơi game nhiều ngày, nhưng khi khám nghiệm tử thi thì bác sĩ mới phát hiện ra rằng nguyên nhân thật sự gây ra tử vong không phải là kiệt sức mà còn do các yếu tố khác gồm đau tim, suy tim dẫn đến đột quỵ

Cho đến nay, khoa học vẫn chưa trả lời được con người có thể thức trong bao nhiêu đêm vì nếu thử thách này không bị Guiness loại bỏ thì chắc chắn sẽ còn nhiều người cố gắng thức đêm lâu hơn nữa để trở thành người giành kỷ lục.

sau thí nghiệm chủ đề giấc ngủ càng được quan tâm hơn
Sau thí nghiệm của Randy Gardner, chủ đề giấc ngủ càng được các nhà khoa học quan tâm hơn

Tuy vậy, các nhà khoa học đều khẳng định rằng để đảm bảo sức khỏe, chúng ta nên ưu tiên ngủ đủ giấc. Việc đi ngủ không chỉ là sự lựa chọn muốn hay không muốn mà đây là điều kiện tiên quyết để chúng ta có thể tồn tại. 

Trên đây là những thông tin thú vị xoay quanh thí nghiệm 11 đêm không ngủ của Randy Garner. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng của giấc ngủ và thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực hơn nữa cho giấc ngủ rồi nhé!

Nguồn tham khảo: https://vnexpress.net/chang-trai-thuc-trang-11-ngay-dem-4002484.html

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên