Sức khỏe giấc ngủ

Cảnh báo: Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ đến 83%

CẬP NHẬT 13/07/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Theo thông tin được các chuyên gia ở ĐH Y khoa Icahn (ISM) công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ, ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm làm tăng 83% nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) so với việc ngủ đủ từ 7 – 8 giờ. Vì sao việc thiếu ngủ nghe có vẻ bình thường lại có thể khiến mọi người mắc một căn bệnh nguy hiểm như đột quỵ? Theo dõi bài viết sau để có ngay câu trả lời!

1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu lên não bị gián đoạn, từ đó khiến cho não bộ bị thiếu oxy và không đủ chất dinh dưỡng để nuôi các tế bào.

dấu hiệu trước khi đột quỵ
Đột quỵ là một căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Trong vài phút, nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bắt đầu chết đi. Do đó, người đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức. Thời gian càng kéo dài, số lượng tế bào não chết càng nhiều, khả năng vận động và tư duy của cơ thể suy giảm, thậm chí là tử vong.

Đa số những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các chứng bệnh như tê liệt, cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc….

2. Mất ngủ – nguyên nhân khiến nhiều người trẻ đột quỵ

Theo thông tin được các chuyên gia ở ĐH Y khoa Icahn (ISM) công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ, ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm làm tăng 83% nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) so với người ngủ đủ từ 7 – 8 giờ.

Dưới góc độ sinh học phân tử, các nhà khoa học cho rằng: Mất ngủ liên quan chặt chẽ đến tình trạng stress, căng thẳng…làm tăng nhanh các gốc tự do. Chúng được ví như những chất độc có khả năng tàn phá não bộ một cách nhanh chóng.

cách tránh đột quỵ
Ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm làm tăng 83% nguy cơ đột quỵ

Khi gốc tự do tăng lên, chúng sẽ tấn công vào thành mạch máu và làm cho thành mạch máu bị tổn thương, từ đó xuất hiện các mảng xơ vữa hoặc cục máu đông làm hẹp lòng động mạch gây thiếu máu não. Khi não không được cung đủ oxy và dưỡng chất, đường dẫn truyền thần kinh sẽ bị rối loạn, tình trạng nhức đầu, nhức nửa đầu sẽ thường xuyên xảy ra. 

Đặc biệt, khi mảng xơ vữa và các cục máu đông tích tụ ngày càng nhiều, sự lưu thông máu sẽ bị tắc nghẽn. Máu không lưu thông lên não có thể làm chết mô não hoặc vỡ mạch máu não gây xuất huyết dẫn đến đột quỵ. 

Giới trẻ ngày nay thường rất coi thường tầm quan trọng của việc thiếu ngủ. Đối với họ, công việc, tiền bạc, các mối quan hệ xã hội là những thứ đặc biệt quan trọng, đôi khi còn được xếp trên cả giấc ngủ và sức khỏe.

Họ vẫn cho rằng, còn trẻ là còn khỏe, bản thân sẽ không dễ dàng bị đánh gục bởi việc thiếu ngủ vài ngày. Nhưng họ không ngờ rằng, thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh đột quỵ. Đó là lý do vì sao xu hướng đột quỵ ở giới trẻ ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.

biểu hiện của đột quỵ
Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh đột quỵ.

3. Giấc ngủ – liều thuốc tự nhiên phòng ngừa đột quỵ

Thay vì chi hàng đống tiền để khắc phục các hậu quả nghiêm trọng mà đột quỵ gây ra. Ngay từ bây giờ, bạn hãy bắt đầu xem trọng giấc ngủ của mình. Mỗi ngày, bạn nên ngủ đủ từ 7 – 9 tiếng.

Khi giấc ngủ được đảm bảo, các chức năng của não bộ sẽ được phục hồi, trạng thái stress, căng thẳng sẽ được giải tỏa, nguy cơ mắc các bệnh đột quỵ cũng vì đó mà giảm thiểu rất nhiều. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng khó ngủ, dưới đây là một số biện pháp có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này

  • Tránh tiếp xúc với thiết bị điện tử vào buổi tối: Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, laptop… sẽ gây ức chế quá trình phát sinh Melatonin (một loại hormone làm cơ thể buồn ngủ). Do đó, trước khi đi ngủ 2 tiếng, bạn nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử.
  • Không sử dụng caffein vào cuối ngày: Nghiên cứu cho biết, việc tiêu thụ caffeine trong 6h trước khi đi ngủ sẽ làm ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng giấc ngủ. Do đó, bạn không nên uống cà phê sau 3 – 4 giờ để không bị mất ngủ
  • Không ngủ trưa quá nhiều: Ngủ trưa từ 30 phút trở xuống có thể tăng cường chức năng não, nhưng ngủ trưa quá dài có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.
cách phòng ngừa đột quỵ
Ngủ trưa từ 30 phút trở xuống có thể tăng cường chức năng não
  • Thiết lập giờ đi ngủ cố định: Nếu bạn đang vật lộn với giấc ngủ, bạn nên tập thói quen thức dậy và đi ngủ vào những thời điểm tương tự nhau. Sau vài tuần, nhịp sinh học của cơ thể sẽ thay đổi, bạn sẽ có được những giấc ngủ chất lượng hơn
  • Thư giãn vào buổi tối: Việc căng thẳng quá mức sẽ khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng khó ngủ. Do đó, trước khi ngủ 2h, bạn nên gác tất cả công việc để đầu óc được thư giãn.
  • Lựa chọn các loại đệm phù hợp: Nệm là một vật dụng quen thuộc gắn liền với giấc ngủ. Một tấm nệm êm ái sẽ nhẹ nhàng nâng đỡ cơ thể và giúp bạn xua tan đi sự mệt mỏi sau một ngày dài làm việc. Nếu tấm đệm nhà bạn đã sử dụng trên 8 – 10 năm, đã đến lúc bạn cần thay cho mình một sản phẩm mới.

Nệm quá cũ tồn tại rất nhiều vi khuẩn gây hại đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra, sau một thời gian chịu sự bào mòn của ngoại lực, nệm sẽ không còn khả năng đàn hồi cơ thể. Bạn sẽ khó lòng có những giấc ngủ thật ngon trên những chiếc nệm cũ kỹ, xập xệ.

Nệm quá cũ
Nệm quá cũ tồn tại rất nhiều vi khuẩn gây hại đến sức khỏe của bạn.

4. Nhận biết đột quỵ

Nếu có các dấu hiệu sau xuất hiện đột ngột thì nguy cơ bị đột quỵ có thể xảy ra rất cao:

  • Cơ thể mệt mỏi, không còn sức lực, không thể cầm nắm, mất khả năng hoạt động tay chân. Tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó
  • Khó phát âm, nói không rõ chữ, nói bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể nói vài câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại để xem họ có dấu hiệu của đột quỵ không
  • Hoa mắt, chóng mặt, thị lực giảm, người mất thăng bằng đột ngột
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau diễn ra rất nhanh, có thể gây nôn và buồn nôn 

Khi thấy người bệnh gặp phải các triệu chứng trên, bạn nên chủ động đến bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện thử thách đứng trên một chân để kiểm tra xe bản thân có tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh đột quỵ không?

nguy cơ đột quỵ 
Hoa mắt, chóng mặt, thị lực giảm, người mất thăng bằng đột ngột

5. Xử lý ra sao khi phát hiện có người đột quỵ

Các bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện người có các dấu hiệu đột quỵ cần xử lý bằng các cách sau:

  • Đỡ người bị bệnh để họ không bị té ngã hoặc chấn thương
  • Để người bệnh nằm ở nơi thông thoáng. Cho nằm nghiêng nếu xuất hiện nôn ói, móc hết đàm nhớt để bệnh nhân không bị ngạt đường thở
  • Nhanh chóng gọi xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Thời gian càng nhanh, người bệnh sẽ có cơ hội cứu sống các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu, bị chèn ép
  • Lưu ý khi sơ cứu cho bệnh nhân đột quỵ, không được tự ý bấm huyệt, châm cứu, cạo gió…(Những động tác này có thể làm trầm trọng thêm bệnh tình và làm mất thời gian vàng điều trị)

——–

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Để có thể phòng tránh được căn bệnh này, bạn cần có một thói quen sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt nhất, bạn cần xem trọng giấc ngủ của mình. Dù bận rộn đến mấy, bạn vẫn nên ngủ đủ từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Hành động này sẽ giúp bạn giảm thiểu rất nhiều nguy cơ mắc bệnh.

Nguồn tham khảo:

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team