Sức khỏe giấc ngủ

Giải đáp thắc mắc: “Tại sao ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ?”

CẬP NHẬT 20/07/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ, cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng thức dậy tưởng chừng là tình trạng thông thường, gặp ở nhiều người. Nhưng nó có thể là những báo động về sức khỏe của bạn. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này? Nó ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết dưới đây. 

1. Ngủ nhiều là như thế nào?

Với những người bình thường, giấc ngủ của họ thường kéo dài từ 7-8 tiếng một ngày. Đây là giấc ngủ đủ và cực kì tốt cho sức khỏe. Nó đem đến tinh thần sảng khoái và giúp hiệu quả công việc tăng cao. 

 Người ngủ nhiều thường dành từ 9-10 tiếng cho giấc ngủ

Người ngủ nhiều thường dành từ 9-10 tiếng cho giấc ngủ

Với người ngủ nhiều, họ thường có giấc ngủ kéo dài từ 9-10 tiếng một ngày nhưng người hay mệt mỏi và buồn ngủ, tinh thần rệu rã, không muốn làm gì. Đây còn được gọi là hiện tượng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ. 

2. Dấu hiệu của tình trạng ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ

Khi gặp những dấu hiệu sau đây, bạn sẽ cần phải đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia tư vấn để tìm hiểu rõ về nguyên nhân và cách thức điều trị: 

  • Dù ngủ nhiều nhưng sáng hôm sau thức dậy vẫn luôn cảm thấy người hay mệt mỏi và buồn ngủ
  • Cơn buồn ngủ xảy ra liên tục trong ngày và kéo dài một thời gian
  • Hay bị ngủ ngáy,  thở hổn hển
  • Thường cảm thấy đau đầu mỗi khi ngủ dậy
  • Giấc ngủ không sâu, hay bị thức giấc bởi tiếng động
  • Tâm trạng không ổn định, hay cáu gắt, dễ mất tập trung

3. Nguyên nhân ngủ nhiều vẫn gây buồn ngủ

Nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn luôn cảm thấy buồn ngủ là khác nhau ở từng người. Nhưng nhìn chung, nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng này sẽ bao gồm: 

3.1. Do cơ thể bị thiếu nước

Trong cơ thể chúng ta có tới 70% là nước. Khi cơ thể gặp tình trạng mất nước ở dạng nhẹ thì có thể dẫn tới các hiện tượng như chóng mặt, mệt mỏi, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy các cơn buồn ngủ ập tới. Chỉ đến khi cơ thể thiếu từ 1-2% nước thì đây mới là tình trạng đáng báo động. 

 Cần bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể

Cần bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể

Do vậy, uống đủ nước một ngày là điều cực kì quan trọng. Đừng nên đợi đến khi cơ thể cảm thấy khát nước thì mới uống, mà hãy thiết lập giờ giấc uống nước khoa học.

3.2. Bị thiếu sắt

Sắt có vai trò cực kì quan trọng trong cơ thể. Nó là nguyên liệu để sản sinh ra hemoglobin. Đây là chất có trong tế bào hồng cầu và giúp cho hồng cầu có màu đỏ tươi.

Nó có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô trong cơ thể. Vì vậy, khi cơ thể thiếu sắt thì quá trình vận chuyển oxy sẽ giảm hoặc có thể không diễn ra, đặc biệt là lượng oxy cần thiết lên não. Điều này gây nên tình trạng mệt mỏi, và hiện tượng hay buồn ngủ cho cơ thể. 

3.3. Do suy giảm tuyến giáp

Tuyến giáp là một bộ phận trong cơ thể có kích thước nhỏ, nằm ở cổ với chức năng trao đổi chất, chuyển hóa các thực phẩm thành năng lượng. Khi tuyến giáp bị suy giảm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. 

Nó khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, thiếu tập trung và đặc biệt là khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ. Nếu bạn đang ở trong tình trạng ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ thì hãy đi kiểm tra để đảm bảo cơ thể không bị mắc chứng suy giảm tuyến giáp này. 

 Khi tuyến giáp bị suy giảm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Khi tuyến giáp bị suy giảm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. 

3.4. Stress, áp lực

Căng thẳng, stress trong một thời gian dài là nguyên nhân gây nên các bệnh về thần kinh, trong đó có mất ngủ hoặc ngủ nhiều mà vẫn luôn cảm thấy buồn ngủ.

Vì căng thẳng, tâm lý không ổn định sẽ khiến bạn phải suy nghĩ nhiều, đầu óc luôn mệt mỏi, dẫn tới ngủ liên miên nhưng khi thức dậy thì các cơn buồn ngủ lại luôn sẵn sàng ập tới bất cứ lúc nào. 

Có thể nói, đây là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ tới chất lượng giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhất. 

3.5. Do các cơn đau cơ lâu ngày

Các cơn đau nhức cơ mãn tính lâu ngày khiến cho sức khỏe của bạn ngày càng tồi tệ. Bạn sẽ không làm chủ được các hoạt động của mình và luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ. Căn bệnh này thường đi kèm với các triệu chứng như trầm cảm, ngủ nhiều, ngủ không sâu và hay bị giật mình khi ngủ.

3.6. Béo phì

Những người mắc bệnh béo phì thường ngủ rất nhiều trong ngày. Giấc ngủ của họ thường xuyên kéo dài từ 9-10 tiếng một ngày khiến họ cảm thấy mệt mỏi và hay buồn ngủ.

Người béo phì có lượng mỡ trong cơ thể cao. Lượng mỡ này sản sinh ra các hợp chất làm thúc đẩy các cơn buồn ngủ liên tục khiến cho họ luôn ở trong tình trạng hay buồn ngủ và mất tập trung cả ngày dù đã ngủ rất nhiều. 

 Béo phì và ngủ nhiều có mối liên hệ mật thiết với nhau

Béo phì và ngủ nhiều có mối liên hệ mật thiết với nhau

3.7. Bị tiểu đường

Tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ. Người bị bệnh tiểu đường thường là do không có chế độ ăn uống hợp lý, thừa chất này, thiếu chất kia, dẫn đến sức khỏe bị ảnh hưởng. Khi bị tiểu đường thường đi kèm với những biểu hiện mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ. 

4. Ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ có phải là một căn bệnh không? 

Ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ có thể chỉ là một hiện tượng do cơ thể làm việc quá sức, dẫn tới mệt mỏi. Tuy nhiên, như những nguyên nhân ở trên, đây có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm tới sức khỏe. 

Vì vậy, khi cảm thấy buồn ngủ dù ngủ nhiều trong một thời gian dài mà vẫn không khắc phục được thì bạn nên đến các cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe để tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như có được cách thức điều trị phù hợp. 

5. Cách khắc phục cơn buồn ngủ đơn giản

Dù ngủ nhiều nhưng vẫn luôn cảm thấy buồn ngủ là vấn đề thường gặp của nhiều người. Tưởng chừng đây là hiện tượng khó chữa, nhưng chỉ với một vài mẹo đơn giản là bạn có thể nhanh chóng thoát khỏi cơn buồn ngủ và lấy lại tinh thần để tập trung làm việc. 

5.1. Đứng dậy đi bộ

Theo một số nghiên cứu, khi bạn ăn một thanh kẹo hoặc đi bộ nhanh khoảng 10 phút sẽ giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại được sự tỉnh táo. Đặc biệt với hoạt động đi bộ còn giúp cung cấp oxy tới tĩnh mạch, não bộ của bạn. 

Khi cảm thấy cơn buồn ngủ đang ập tới, hãy đứng dậy và đi lại xung quanh. Nó sẽ giúp bạn hạn chế sự buồn ngủ rất tốt. 

 Đi bộ nhanh rất tốt cho sức khỏe và giấc ngủ

Đi bộ nhanh rất tốt cho sức khỏe và giấc ngủ

5.2. Thư giãn cho mắt

Đây là cách cực kì hiệu quả đối với dân văn phòng khi mà họ phải nhìn lên màn hình máy tính một thời gian dài. Điều này vừa gây buồn ngủ, vừa gây hại cho mắt. Hãy khắc phục bằng cách cứ 1 tiếng thì bạn nên để mắt nghỉ ngơi thư giãn 5-10 phút. 

 Bạn nên để mắt nghỉ ngơi thư giãn 5-10 phút.

 Bạn nên để mắt nghỉ ngơi thư giãn 5-10 phút.

5.3. Hít thở không khí trong lành

Tưởng chừng đây là một cách không có hiệu quả nhưng thực tế, giấc ngủ và nhịp sinh học trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi ánh sáng của mặt trời. Khi bạn ra ngoài và hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sáng khoảng 30-1 tiếng sẽ giúp thúc đẩy các giác quan, giảm thiểu các cơn buồn ngủ. 

6. Các cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ

Dù bạn có giấc ngủ dài nhưng khi thức dậy vẫn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ủ rũ và buồn ngủ thì chắc chắn chất lượng giấc ngủ của bạn đang bị suy giảm. Nhiều người còn hay bị thức giấc giữa đêm và khó đi vào lại giấc ngủ. Hãy áp dụng một số cách sau đây để có giấc ngủ ngon và sâu hơn. 

  • Chuẩn bị một chiếc gối ngủ phù hợp: Gối ngủ là một vận dụng quan trọng để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn nên chọn gối có kích thước cũng như chiều cao phù hợp. Đồng thời, vải bọc gối cũng nên được chọn lọc kĩ lưỡng với các loại vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. 
  • Không sử dụng các chất kích thích, chứa cồn, cafein trước khi ngủ: Các chất kích thích có trong bia rượu, cà phê sẽ làm rối loạn và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. 

 Không sử dụng các chất kích thích, chứa cồn, cafein trước khi ngủ

Không sử dụng các chất kích thích, chứa cồn, cafein trước khi ngủ

  • Hạn chế ăn quá no hoặc để quá đói trước khi ngủ: Giấc ngủ của bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi đồ ăn nạp vào cơ thể. Khi dạ dày chứa quá nhiều thức ăn sẽ khiến bạn cảm thấy rất buồn ngủ. Do đó, hãy hạn chế ăn quá no hoặc để quá đói trước khi ngủ
  • Ngủ trưa từ 20-30 phút: Giấc ngủ trưa đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ nên ngủ trưa từ 20-30 phút để giúp lấy lại tinh thần và dễ ngủ hơn vào buổi tối. 
  • Vận động, tập thể dục: Vận động nhẹ, tập thể dục không chỉ khiến bạn ngủ ngon, ngủ sâu hơn mà còn cải thiện sức khỏe. 

7. Kết luận

>> XEM THÊM: Làm cách nào để giải quyết tình trạng ngủ nhiều mập mặt?

Ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ là hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân có thể do rối loạn giờ giấc sinh học cũng có thể do bệnh lý gây ra. Do đó, khi gặp các dấu hiệu của tình trạng này thì bạn cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị hợp lý nhất nhé. 

Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/suc-khoe/trieu-chung/co-the-met-moi-buon-ngu/

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team