Sức khỏe giấc ngủ

Giải mã bí ẩn về chứng say rượu khi ngủ

CẬP NHẬT 19/04/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Bạn đang ngủ say thì bỗng dưng chuông báo thức kêu hoặc bị người nằm cạnh đánh thức bạn. Bạn mở mắt và bước ra khỏi giường, nhưng vẫn chưa hoàn toàn tỉnh táo. Bạn đi loanh quanh, nói những điều kỳ lạ hoặc đưa ra những câu trả lời khó hiểu khi ai đó nói chuyện với bạn. Nhưng khi có người nói bạn về hành vi kỳ lạ này, bạn lại hoàn toàn không có ký ức. Chuyện gì đã xảy ra thế? 

Có lẽ bạn đã gặp chứng say rượu khi ngủ. Và bạn không đơn độc — cứ 7 người lại có 1 người gặp tình trạng này. Cùng tìm hiểu hiện tượng kỳ lạ này trong bài viết sau nhé!

1. Say rượu khi ngủ là gì?

cơn say khi ngủ
Các cơn say khi ngủ có thể kéo dài chỉ trong vài phút hoặc lên đến một giờ

Say rượu khi ngủ là một thuật ngữ thông thường để chỉ trạng thái không tỉnh táo cùng các hành động thiếu ý thức trong khi ngủ. Chúng cũng được xếp chung với nhóm mất ngủ, là những hành vi bất thường xảy ra khi bạn đang ngủ hoặc vừa mới thức dậy.

Chứng say rượu khi ngủ này là một vấn đề liên quan tới quán tính giấc ngủ khi não của bạn chuyển đổi giữa trạng thái ngủ và thức dậy. Khi bạn mắc chứng say rượu khi ngủ, não của bạn chưa chuyển sang trạng thái tỉnh táo hoàn toàn nhưng cơ thể bạn có thể đứng dậy, đi lại và nói chuyện. 

Tiến sĩ Martinez-Gonzalez cho biết: “Những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ có thể thực hiện các hành động loạng choạng hoặc nói chuyện không thành câu. Họ trông như đang say rượu, nhưng không phải vậy.”

Các cơn say khi ngủ có thể kéo dài chỉ trong vài phút hoặc lên đến một giờ. Nó có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn.

2. Say ngủ có nguy hiểm không?

ảnh hưởng của chứng say rượu khi ngủ
Chứng say rượu khi ngủ này cũng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn

Nếu bạn đã từng say khi ngủ, vợ/chồng hoặc các thành viên gia đình của bạn có thể châm chọc bạn vì hành vi bất thường này. Tiến sĩ Martinez-Gonzalez nói: “Nếu nó xảy ra mỗi năm một lần và không ai bị thương, thì có lẽ bạn không cần điều trị”. Nhưng đừng xem nhẹ tình trạng này nếu nó xảy ra thường xuyên. 

Trong một số trường hợp hiếm hoi, người mắc chứng say rượu khi ngủ đã tự làm hại mình hoặc người khác. Một số người đã cố gắng nhảy ra khỏi cửa sổ và những người khác đã thể hiện hành vi bạo lực hoặc biểu cảm hung hăng với ai đó.

Bên cạnh đó, chứng rối loạn giấc ngủ này cũng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn nếu nó làm phiền người nằm cạnh hoặc các thành viên trong gia đình. Tiến sĩ Martinez-Gonzalez cho biết: “Một số người cuối cùng phải ngủ trong các phòng riêng biệt và điều đó có thể tác động tiêu cực đến tình cảm vợ chồng/ cặp đôi”.

3. Nguyên nhân gây ra chứng say rượu khi ngủ?

nguyên nhân của chứng say rượu khi ngủ
Chứng say rượu khi ngủ đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng

Trong nhiều trường hợp, chứng say rượu khi ngủ không có nguyên nhân rõ ràng. Nhưng xác suất gặp tình trạng say rượu khi ngủ cao hơn nếu:

  • Chất lượng giấc ngủ của bạn kém hoặc ngủ không đủ giấc.
  • Dùng một số loại thuốc, bao gồm một số loại thuốc chống trầm cảm.
  • Bị rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên hoặc mất ngủ.
  • Uống rượu thường xuyên hoặc bị nghiện rượu.
  • Có lịch trình ngủ không đều do làm việc theo ca.
  • Có tình trạng sức khỏe tâm thần như rối loạn hoảng sợ, rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).

4. Chẩn đoán say ngủ

Hầu hết mọi người không nhớ gì về những lần say rượu khi ngủ, vì vậy họ có thể không nghĩ đến việc mình cần sự giúp đỡ. Tiến sĩ Martinez-Gonzalez cho biết: “Thông thường, mọi người nhận ra vấn đề này thông qua bạn đời hoặc thành viên trong gia đình của họ. “Nếu người nhà nói với bạn rằng bạn hành động kỳ lạ khi thức dậy và bạn không nhớ chút gì về điều đó, hãy đến thăm khám bác sĩ.”

Không có xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán chứng say khi ngủ. Nhưng bác sĩ có thể xem lại tiền sử bệnh của bạn, bao gồm bất kỳ tình trạng sức khỏe nào bạn mắc phải và các loại thuốc bạn dùng. Tiền sử bệnh giúp bác sĩ xác định nguyên nhân cơ bản của vấn đề.

Một số người có thể cần tiến hành kiểm tra về giấc ngủ của bạn để có thể chẩn đoán rối loạn bạn mắc phải. Trong quá trình đó, bạn sẽ đeo các cảm biến đặc biệt để đo sóng não, chuyển động, nhịp tim và các chỉ số sức khỏe khác trong khi ngủ.

chẩn đoán chứng say khi ngủ
Không có xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán chứng say khi ngủ.

5. Say rượu khi ngủ được điều trị như thế nào?

Đối với một số người, thói quen ngủ lành mạnh có thể loại bỏ chứng say rượu khi ngủ. Tiến sĩ Martinez-Gonzalez cho biết: “Duy trì lịch trình ngủ đều đặn, nhất quán là một trong những giải pháp tốt nhất để cải thiện giấc ngủ của bạn và giảm khả năng mắc tình trạng này. Xây dựng thời gian đi ngủ và thức dậy nhất quán và tuân thủ mỗi ngày. Hầu hết người lớn cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm theo lịch trình đều đặn.”

Một số mẹo để ngủ ngon hơn là:

  • Tránh đồ uống có cồn, đặc biệt là khi gần giờ đi ngủ .
  • Tắt máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy tính và các màn hình khác ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
  • Giữ cho căn phòng của bạn tối, yên tĩnh và mát mẻ.
  • Tránh đồ uống chứa caffein vài giờ trước khi đi ngủ.

Nếu các bước này vẫn chưa đủ và bạn vẫn gặp những cơn say rượu khi ngủ, hãy thăm khám bác sĩ nhanh chóng. Một số người có thể cần dùng thuốc để giảm hoặc loại bỏ vấn đề này. Có thể là bạn bị rối loạn giấc ngủ chưa được chẩn đoán hoặc mắc tình trạng sức khỏe khác. 

Tiến sĩ Martinez-Gonzalez nói: “Chứng say rượu khi ngủ khá phổ biến, nhưng bạn hoàn toàn có cách khắc phục. Việc tiến hành điều trị sớm có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy với cảm giác là chính mình một lần nữa.”  

6. Mẹo để có một giấc ngủ trọn vẹn

6.1. Tạo môi trường ngủ lý tưởng 

Một căn phòng ngủ lý tưởng sẽ là một nơi thoải mái để cải thiện chất lượng chất lượng giấc. 1 số yếu tố đem đến môi trường tốt cho giấc ngủ là đủ tối, yên tĩnh và có nhiệt độ phù hợp. Như vậy, bạn sẽ ngủ ngon hơn và thức dậy sảng khoái hơn.

6.2. Không sử dụng thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ

Ánh sáng xanh
Ánh sáng gay gắt phát ra từ các thiết bị này sẽ làm chói mắt bạn

Việc sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ không thúc đẩy giấc ngủ ngon. Vì thế, khi bạn lên giường chuẩn bị đi ngủ, hãy đặt máy tính bảng và điện thoại xuống. Ánh sáng gay gắt phát ra từ các thiết bị này sẽ làm chói mắt bạn. Mặc dù bạn cảm thấy như thể nó đang khiến bạn mệt mỏi, nhưng thực tế, nó đang tạo ra một cuộc chiến với bộ não thực sự cần đi ngủ của bạn.

6.3. Không uống rượu, cà phê trước khi đi ngủ

Bên cạnh không nên uống cafe quá muộn đó là bạn cũng nên tránh uống rượu quá gần giờ đi ngủ. Mặc dù rượu khiến bạn mệt mỏi, thèm ngủ nhưng nó không đem lại giấc ngủ ngon và sâu. Kết quả là bạn có thể thức dậy với chiếc đầu đau như búa bổ và dĩ nhiên điều này có thể làm chứng say rượu khi ngủ trở nên khó chấm dứt hơn. 

uống rượu quá gần giờ đi ngủ
Tránh uống rượu quá gần giờ đi ngủ

7. Các câu hỏi thường gặp

7.1. Tại sao tôi thức dậy và cảm giác mất phương hướng? 

Bạn thức dậy nhưng lại bị mất phương hướng vì một vài lý do. Có lẽ bạn đã không ngủ đủ giấc. Có lẽ bạn đang trải qua cơn say rượu khi ngủ, điều này tạo ra trạng thái lú lẫn, mất phương hướng ngay sau khi bạn thức dậy. 

7.2. Say rượu khi ngủ có bình thường không?

Mặc dù say khi ngủ là điều bình thường, nhưng có thể đáng lo ngại nếu nó xảy ra thường xuyên và trở thành mối nguy hiểm cho bạn cũng như người khác. Có khá nhiều người trải qua tình trạng này, nhưng nếu nó vẫn tiếp diễn, hãy thăm khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác. 

7.3. Say rượu khi ngủ kéo dài bao lâu?

Một cơn say rượu khi ngủ có thể kéo dài vài phút hoặc đến một giờ. Nó phụ thuộc vào việc cơ thể bạn mất bao lâu để vượt qua tình trạng này và mất bao lâu để lấy lại sự tỉnh táo.

Trên đây là tất cả các thông tin liên quan đến chứng say rượu khi ngủ. Hy vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của bạn xoay quanh vấn đề này rồi nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.sleepadvisor.org/sleep-drunkenness/

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên