Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của chúng ta bởi không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn về thể chất. Tuy nhiên, hiện tượng há miệng khi ngủ thường gặp ở nhiều người đã khiến cho chất lượng giấc ngủ xấu đi, đồng thời tạo ra các vấn đề liên quan đến sức khoẻ. Cùng Vua Nệm tìm hiểu ngay về nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng há miệng khi ngủ nhé!
Nội Dung Chính
1. Nguyên nhân của hiện tượng mở miệng khi ngủ
Các nghiên cứu đã chỉ ra vai trò chính của mũi trong việc điều chỉnh hệ thống hô hấp khi chúng ta đang ngủ. Tư thế lý tưởng để hô hấp khi ngủ là đóng miệng và sử dụng mũi để điều hòa luồng không khí. Thở qua mũi không chỉ có ảnh hưởng quan trọng trong việc tạo ra một giấc ngủ sâu mà còn giữ cho hệ thống hô hấp hoạt động ổn định.
Theo đó, hiện tượng mở miệng khi ngủ có thể phát sinh do việc hít thở không đúng cách qua khoang miệng trong thời gian dài, từ đó gây khô miệng, đau rát ở môi, răng, lưỡi và thậm chí là cổ họng sau khi thức dậy.
Có một số nguyên nhân gây ra thói quen ngủ há miệng như:
- Vấn đề liên quan đến hệ thống hô hấp hoặc đường thở, có thể do thời tiết, viêm xoang, sưng amidan, dị ứng, cảm lạnh, nghẹt mũi, hen suyễn và các vấn đề tương tự.
- Đặt lưỡi không đúng vị trí cũng có thể gây ra hiện tượng há miệng khi ngủ. Theo đó, đặt lưỡi ở vị trí chính xác là khi môi mím chặt, hai hàm răng chạm vào nhau và lưỡi đặt ở phía trên hàm.
- Những người có vấn đề về líu lưỡi cũng dễ xuất hiện thói quen ngủ há miệng. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ.
- Sự lỏng lẻo của cơ hàm quanh miệng cũng có thể dẫn đến hiện tượng há miệng khi ngủ. Khi cơ hàm không còn được duy trì đúng tư thế, chúng sẽ bị kéo xuống do tác động của trọng lực, dẫn đến hiện tượng miệng mở. Tình trạng này thường thấy ở những người ngủ quên khi ngồi trên xe hoặc máy bay hoặc khi nằm ngửa khi ngủ.
2. Ảnh hưởng từ việc há miệng khi ngủ
Trong khoảng thời gian ngắn, có thể bạn chưa cảm thấy những ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ từ việc há miệng khi ngủ. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, bạn sẽ nhận ra những biến đổi xấu trong cơ thể của mình, và dưới đây là một số những ảnh hưởng điển hình từ việc há miệng khi ngủ.
- Ngủ ngáy: Một trong các nguyên nhân gây ra ngủ ngáy là do thói quen ngủ há miệng. Nếu bạn ngủ ở tư thế không đúng, miệng có thể mở ra. Khi điều này xảy ra, cơ vòm miệng sẽ thả lỏng, gây ra hiện tượng rung động trong miệng và vòm miệng khi hít vào, gây ra tiếng ngáy khi ngủ.
- Gây ngưng thở khi ngủ: Nếu không được điều trị hoặc khắc phục, hiện tượng ngáy khi ngủ có thể tiến triển đến tình trạng nghiêm trọng hơn gọi là ngưng thở khi ngủ. Điều này là kết quả của sự kích thích đối với hệ thống hô hấp. Những người trải qua hiện tượng này thường phải đối mặt với sự mất phương hướng khi tỉnh dậy và cảm giác mệt mỏi quá mức. Những người trải qua ngưng thở khi ngủ cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch.
- Có thể kích hoạt cơn hen suyễn cấp: Triệu chứng hen suyễn có thể trở nên nặng hơn khi ngủ mở miệng. Điều này chủ yếu do không khí hít vào qua miệng trực tiếp vào phổi mà không được lọc qua mũi. Các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, lông vật nuôi, nấm mốc… có thể dễ dàng đi vào phổi và làm kích hoạt cơn hen suyễn cấp.
- Gây hôi miệng: Hôi miệng là kết quả của sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong miệng. Miệng khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Hiện tượng này thường xảy ra khi khoang miệng bị khô do thở bằng miệng.
- Tăng nguy cơ sâu răng: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ há miệng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng. Nguyên nhân được xác định là khi ngủ há miệng sẽ tạo môi trường axit trong miệng, góp phần ăn mòn men răng và gây ra sâu răng.
- Gây trào ngược dạ dày thực quản: Ngủ mở miệng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, bởi vì khi miệng khô do thở bằng miệng, bạn có thể đẩy lưỡi về phía trước, thay vì giữ miệng đóng kín. Trong quá trình nuốt, lưỡi tạo áp lực lên vòm miệng và tạo sóng để đẩy thức ăn xuống dạ dày. Tuy nhiên, khi hít không khí nhiều qua đường miệng, có thể dễ dàng gây ra trào ngược dạ dày thực quản.
- Gây biến dạng răng hàm mặt: Trong giai đoạn phát triển sọ và hàm, hít thở qua mũi chính là điều kiện tốt để phát triển. Hít thở qua miệng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc răng và vị trí của chúng, gây ảnh hưởng đến môi, lưỡi và vòm miệng. Những đặc điểm về cấu trúc hàm mặt thường thấy ở những người hít thở qua miệng bao gồm khuôn mặt ngắn, răng chen lấn, lỗ mũi hẹp, cằm nhỏ và môi cong.
3. Cách khắc phục hiện tượng há miệng khi ngủ
Có nhiều cách để giải quyết hiện tượng há miệng khi ngủ. Đôi khi, chỉ cần điều chỉnh tư thế nằm sao cho phù hợp là có thể giải quyết được vấn đề này. Dưới đây là một số biện pháp để bạn đối phó với tình trạng ngủ há miệng của mình mỗi đêm.
3.1. Xác định nguyên nhân ngủ há miệng
Việc nhận biết được nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ mở miệng sẽ giúp bạn xác định phương pháp điều trị thích hợp. Nếu nguyên nhân là do amidan phình to, việc loại bỏ amidan có thể giải quyết vấn đề.
Nếu tình trạng miệng mở khi ngủ xuất phát từ vấn đề cấu trúc răng, việc điều trị chỉnh nha có thể được áp dụng. Đối với những người có thói quen hít thở bằng miệng, việc tập thở bằng mũi là cần thiết để giải quyết triệt để tình trạng nguy hiểm này.
3.2. Loại bỏ các chất gây dị ứng
Việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng có thể gây tắc nghẽn mũi (viêm mũi dị ứng), buộc bạn phải hít thở bằng miệng. Do đó, việc duy trì vệ sinh sạch sẽ ở nơi ở và nơi làm việc, giảm và loại bỏ phấn hoa, bụi và các chất gây dị ứng khác là chính là việc quan trọng và cần thiết.
3.3. Tập luyện thể dục thường xuyên
Duy trì một lối sống lành mạnh và tập thể dục đều đặn là phương pháp hiệu quả để giúp bạn giảm tình trạng há miệng khi ngủ. Trong đó, yoga là một phương án tốt để xử lý vấn đề ngưng thở khi ngủ bởi nó có thể giúp rèn luyện hệ thống hít thở bằng mũi hiệu quả.
Tương tự, tập thể dục aerobic cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và phổi. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng giúp cân bằng hệ thống thần kinh giao cảm và ngăn ngừa việc tắc nghẽn mũi vào ban đêm.
3.4. Sử dụng gối cao
Sử dụng gối cao khi ngủ có thể giúp tránh tình trạng tắc nghẽn mũi – một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc hít thở bằng miệng. Hãy lưu ý không sử dụng gối quá cao để tránh đau cổ bạn nhé!
Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm của Vua Nệm:
- Gối cao su 100% thiên nhiên Gummi Cookie: Với tác dụng đặc biệt là nâng đỡ cổ vai gáy, gối có khả năng giúp người nằm hạn chế tối đa hiện tượng há miệng khi ngủ.
- Gối Cao Su Liên Á Oval cao cấp: Gối có độ cao phù hợp với người thường xuyên đối mặt với hiện tượng ngủ ngáy. Đồng thời, độ đàn hồi hoàn hảo còn giúp chăm sóc giấc ngủ của bạn tuyệt đối.
3.5. Học cách thở đúng
Ngủ mở miệng trong thời gian dài có thể gây ra các rối loạn về chức năng của các cơ vùng miệng và khuôn mặt. Do đó, việc tập luyện các kỹ thuật hít thở đúng là rất quan trọng. Hãy luôn lưu ý thở qua mũi trong suốt cả ngày để rèn luyện tâm trí và tiềm thức duy trì thói quen hít thở qua mũi khi ngủ ban đêm. Hãy nhớ rằng việc thở qua mũi cần được duy trì liên tục suốt cả ngày và đêm.
3.6. Sử dụng giường ngủ chuyên dụng
Được nhắc đến ở đây là giường thông minh – giường ngủ không trọng lực. Đây không chỉ là “cứu tinh của cột sống” mà còn có tác dụng đặc biệt trong việc điều trị chứng há miệng khi ngủ. Khi sử dụng giường có tính năng Zero Gravity, bạn có thể tuỳ chỉnh đầu giường ở một độ cao nhất định, phù hợp với thể chất của mình.
Tại Vua Nệm, giường ngủ thông minh SleepTek 2.0 chính là giải pháp giúp khắc phục hiện tượng há miệng khi ngủ hiệu quả. Không chỉ vậy, cả cơ thể của bạn sẽ được chăm sóc tối ưu để mang đến cảm giác thoải mái nhất trong suốt đêm dài.
Tham khảo chi tiết sản phẩm tại: Giường thông minh SleepTek thế hệ 2.0
3.7. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Trường hợp bạn thường xuyên đối mặt với hiện tượng há miệng khi ngủ hãy nghĩ ngay đến việc tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về cách thở qua mũi một cách đúng đắn, cũng như xác định các nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Ví dụ như liệu pháp chỉnh nha có cần thiết để giải quyết vấn đề ngủ mở miệng của bạn hay không.
Hy vọng qua những chia sẻ trên của Vua Nệm, bạn đã có thể cho mình những kiến thức bổ ích mới về há miệng khi ngủ để chăm sóc sức khoẻ tốt hơn cho bản thân và gia đình của mình.
Nguồn: https://www.sleepfoundation.org/snoring/sleeping-with-mouth-open