Lợi ích của giấc ngủ sâu và làm thế nào để ngủ ngon tròn giấc?

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp chúng ta có sức khỏe tốt mà còn khiến tinh thần bạn dễ chịu, thoải mái hơn. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều người gặp tình trạng mất ngủ khiến đời sống tinh thần và thể chất xuống dốc. Vậy nên trong bài viết này, Vua Nệm sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu lợi ích của giấc ngủ sâu và cách để ai cũng có thể ngủ ngon tròn giấc.

Lợi ích của giấc ngủ sâu đó là cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất
Lợi ích của giấc ngủ sâu đó là cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất

1. Thế nào là giấc ngủ sâu?

Một giấc ngủ sâu là khi chúng ta ngủ tròn giấc, không bị giật mình thức giấc vào nửa đêm. Hoặc nếu thức dậy lúc nửa đêm thì cũng nhanh chóng đi vào giấc ngủ ngay sau đó. Khi có một giấc ngủ ngon, bạn sẽ thức dậy với sự tỉnh táo, tinh thần sảng khoái, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng cho một ngày mới.

Ngược lại, nếu ngủ không sâu giấc, bạn rất hay bị giật mình thức dậy vào nửa đêm. Khi bị tỉnh giấc khó mà ngủ lại, trằn trọc rất lâu và thậm chí không ngủ tiếp được nữa. Điều này dẫn đến tình trạng  uể oải, nhức đầu, ngái ngủ, mệt mỏi và đầu óc mất tập trung vào ngày hôm sau.

Thế nào là ngủ sâu?
Một giấc ngủ sâu là khi chúng ta ngủ tròn giấc, không bị giật mình thức giấc vào nửa đêm

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Càng lớn, cơ thể sẽ càng thay đổi, sự hoạt động của các cơ quan không còn như thời xuân sắc. Điều này góp phần ảnh hưởng đến thời lượng và chất lượng giấc ngủ, cụ thể:

Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ: Bước vào tuổi mãn kinh, nội tiết tố bắt đầu suy giảm. Sự thay đổi này khiến phụ nữ gặp tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi vào ban đêm, cùng với đó là cảm giác lo âu, bồn chồn… gây nên tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc.

Giảm hormone melatonin: Khi tuổi đã cao, sự bài tiết hormone melatonin giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ cũng bị auy giảm. Vì vậy, cơ thể dễ cảm thấy buồn ngủ quá sớm, thế nhưng lại thức giấc sớm và rất khó ngủ lại. Bên cạnh đó, cơ thể cũng sẽ hạn chế tiết ra hormone tăng trưởng khiến giấc ngủ sâu trở nên khó khăn hơn.

Tình trạng sức khỏe: Một số người bị mất ngủ là do một số bệnh mạn tính “quấy nhiễu”. Trong đó, những bệnh thường gặp có thể kể đến như viêm khớp gây đau, bệnh Parkinson, Alzheimer, tiểu đường hoặc phì đại tuyến tiền liệt gây tiểu đêm thường xuyên, ảnh hưởng đến giấc ngủ, những bệnh liên quan đến tâm thần có thể gây lo lắng, bồn chồn khiến chúng ta khó ngủ ngon giấc.

Ảnh hưởng của việc ngủ không sâu giấc
Một số người bị mất ngủ là do một số bệnh mạn tính “quấy nhiễu”

Thói quen sinh hoạt phản khoa học: Ban ngày, nếu bạn lười vận động, ngủ trưa hơn nửa tiếng, dùng chất kích thích như rượu, bia, caffeine, trà và hút thuốc lá quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ.

Tâm trạng không ổn định: Cuộc sống và công việc của bạn quá mệt mỏi khiến bạn cảm thấy bất an, thậm chí là tuyệt vọng. Điều này chính là nguyên nhân khiến bạn không thể ngủ sâu giấc.

Yếu tố khách quan: Những yếu tố như ánh sáng, tiếng ồn, giường nệm… cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Một chiếc giường quá cứng, không gian quá ồn… đều có thể khiến bạn mất ngủ.

3. Lợi ích của giấc ngủ sâu đối với sức khỏe

3.1. Cải thiện trí nhớ

Trong khi chúng ta ngủ, trí óc vẫn tiếp tục làm việc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một giấc ngủ sâu sẽ giúp não bộ hoạt động tốt, gia tăng trí nhớ và rèn luyện những kỹ năng đã học được lúc thức.

3.2. Gia tăng tuổi thọ

Ngủ quá nhiều hay quá ít đều không tốt cho sức khỏe, thậm chí là có thể suy giảm tuổi thọ. Nghiên chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra rằng, phụ nữ từ 50 đến 79 tuổi ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày hoặc ngủ quá nhiều có tỉ lệ tử vong cao hơn những người phụ nữ bình thường khác. Nếu có thể ngủ ngon tròn giấc, tinh thần và đầu óc chúng ta sẽ tỉnh táo, minh mẫn hơn, từ đó giúp chất lượng công việc tốt hơn, tăng tuổi thọ so với những người mất ngủ.

Ngủ sâu giấc giúp tăng tuổi thọ
Giấc ngủ sâu giấc giúp tăng tuổi thọ

3.3. Giảm các chứng viêm

Một trong những lợi ích của giấc ngủ sâu đó là giảm các chứng viêm. Nếu ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày, trong máu của chúng ta sẽ có nhiều protein gây viêm nhiễm và C-reactive protein (một loại protein có ảnh hưởng đến bệnh nhồi máu cơ tim). Ngoài ra, một số chứng viêm thường liên quan đến bệnh tim, tiểu đường, viêm khớp và lão hóa sớm. 

3.4. Khơi dậy óc sáng tạo

Khi có một giấc ngủ sâu, não bộ sẽ hoạt động tốt hơn, từ đó giúp gia tăng trí tưởng tượng, sáng tạo và cải thiện trí nhớ. Thực tế cũng cho thấy, những người ngủ ngon, sâu giấc thường sẽ có sức sáng tạo và nhiều ý tưởng mới mẻ hơn.

3.5. Nâng cao khả năng học tập và làm việc

Thông thường, trẻ vị thành niên từ 10 – 16 tuổi thường gặp tình trạng rối loạn về ngủ, trong đó có ngáy to, khó thở… Điều này dẫn đến mất khả năng học tập do thiếu ngủ. Với người đi làm, nếu tình trạng thức khuya kéo dài cũng sẽ làm suy giảm năng lực làm việc rõ rệt.

3.6. Nâng cao khả năng tập trung

Tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ khiến đầu óc kém tỉnh táo và thiếu tập trung ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là với trẻ em, chúng thường có xu hướng trở nên hiếu động khi thiếu ngủ. Cụ thể, trẻ từ 7 – 8 tuổi ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi đêm thường hiếu động bất thường, mất tập trung và khó kiểm soát tâm trạng, cảm xúc.

Trẻ em ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi đêm thường hiếu động bất thường, mất tập trung
Trẻ em ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi đêm thường hiếu động bất thường, mất tập trung

3.7. Duy trì cân nặng lý tưởng 

Nhiều người lầm tưởng rằng, nếu ngủ ít thì cơ thể sẽ giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy rằng, những người thiếu ngủ, ít vận động không giảm cân hiệu quả so với những người thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và ngủ đủ giấc.

3.8. Giảm stress

Một giấc ngủ ngon có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn máu của cơ thể, giảm căng thẳng và kiểm soát được các bệnh lý như cao huyết áp, bệnh tim mạch. Hơn nữa, ngủ sâu giấc cũng khiến chúng ta thoải mái hơn, tạm thời quên đi những lo toan trong cuộc sống.

3.9. Giảm tai nạn khi lái xe

Lợi ích của giấc ngủ sâu không thể bỏ qua đó là giảm thiểu tai nạn do thiếu ngủ. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn tỉnh táo, tập trung cao độ để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

3.10. Tránh xa bệnh trầm cảm

Thiếu ngủ trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh trầm cảm. Giấc ngủ ngon đem đến cho chúng ta cảm giác an toàn, giảm lo âu, căng thẳng và có thể kiểm soát cảm xúc hiệu quả hơn.

Thiếu ngủ trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh trầm cảm
Thiếu ngủ trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh trầm cảm

4. Làm thế nào để ngủ sâu giấc?

Có rất nhiều lợi ích của giấc ngủ sâu đối với sức khỏe, vậy nên nếu đang gặp tình trạng mất ngủ, bạn có thể thực hiện một số mẹo nhỏ dưới đây để ngủ sâu giấc hơn:

  • Tạo thói quen sinh hoạt khoa học, đảm bảo một ngày nên ngủ đủ thời gian (khoảng từ 7 – 8 tiếng, gồm cả giấc ngủ trưa khoảng 30 phút). 
  • Hình thành thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, điều này sẽ giúp tăng cường chức năng sinh học, giúp cơ thể dễ dàng đi ngủ hơn vào ban đêm. 
  • Lưu ý đến các yếu tố khách quan xung quanh như xem ánh sáng đã phù hợp chưa? Nên chọn không gian thoáng nhưng tránh gió, yên tĩnh, nệm đủ êm và ấm, luôn giữ ấm bản thân khi ngủ để có sức khỏe tốt nhất, đặc biệt là với những người có thể trạng hàn, yếu ớt, đang mắc bệnh.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối tránh tiểu đêm, không được bỏ bữa, không nên đi ngủ khi đói, cũng không nên ăn quá no trước khi đi ngủ.

Nói tóm lại, lợi ích của giấc ngủ sâu là vô cùng quý giá với sức khỏe mỗi người. Vậy nên để có thể trạng tốt nhất, bạn hãy thực hiện những thói quen tích cực để cải thiện giấc ngủ, đảm bảo luôn ngủ ngon và sâu giấc nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM