Sức khỏe giấc ngủ

9 Cách để không suy nghĩ khi ngủ, giúp bạn dễ ngủ hơn

CẬP NHẬT 09/11/2022 | BỞI Tôn Vân

Bạn thường xuyên gặp phải tình trạng thao thức và không thể ngủ vì suy nghĩ quá nhiều vấn đề? Tình trạng khó ngủ kéo dài này có thể khiến bạn bị thiếu ngủ trầm trọng và sức khỏe ngày càng tồi tệ hơn. Đừng lo lắng, tham khảo ngay 9 cách để không suy nghĩ khi ngủ trong bài viết dưới đây nhé! Hãy thử áp dụng những phương pháp đơn giản này để cải thiện giấc ngủ của bạn ngày càng chất lượng hơn.

1. Tạo thói quen thư giãn trước khi ngủ

Những áp lực trong cuộc sống hàng ngày có thể khiến bạn thường xuyên suy nghĩ về chúng trước khi ngủ. Nhiều người còn có thói quen làm việc cho đến khi mệt mỏi rồi mới đi ngủ. Tuy nhiên, stress có thể khiến bạn khó ngủ, ngủ không ngon giấc hay thậm chí là mất ngủ.

Vì thế, hãy tạo cho mình thói quen thư giãn trước khi đi ngủ để cơ thể và não bộ được thoải mái. Khi không có căng thẳng, bạn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

ngủ không suy nghĩ
Nghe nhạc thư giãn trước khi ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.

Một số thói quen tốt nên được xây dựng để có được giấc ngủ ngon hơn chính là:

  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ: Hãy lập thời gian biểu đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định mỗi ngày. Rèn luyện bản thân theo một quy trình nghỉ ngơi và làm việc cụ thể sẽ giúp cơ thể hình thành đồng hồ sinh học chính xác. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ, tránh tình trạng thao thức vì nghĩ ngợi quá nhiều. 
  • Tập yoga, thể thao nhẹ nhàng: Vận động nhẹ nhàng trước khi ngủ có thể giúp bạn cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng. Đồng thời, cách làm này cũng góp phần hỗ trợ giấc ngủ của bạn.
  • Nghe nhạc: Các bản nhạc nhẹ nhàng, du dương sẽ trở thành liều thuốc tinh thần hiệu quả, giúp bạn cảm thấy lạc quan, thư thái hơn. 
  • Đọc sách: Chọn một quyển sách yêu thích và đọc một phần trong đó. Cách làm này sẽ giúp bạn dễ ru ngủ bản thân và không có thời gian để suy nghĩ về các vấn đề khác. 

2. Tắm nước ấm trước khi ngủ

Tắm nước ấm trước khi đi ngủ
Tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng sẽ giúp bạn ngủ nhanh hơn

Theo các chuyên gia của Đại học Texas, tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng sẽ giúp bạn ngủ nhanh và sâu hơn. Theo đó, nước ấm sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể, báo hiệu với cơ thể đã đến giờ đi ngủ. Bên cạnh đó, khi ngâm mình trong bồn tắm, bạn có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu để cảm thấy thư giãn hơn. 

Khi cơ thể đã được làm ấm, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, tinh thần sảng khoái. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng vào giấc ngủ ngon và chất lượng.

3. Hạn chế tiếp xúc, sử dụng thiết bị điện tử là cách để không suy nghĩ khi ngủ 

Sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay… có thể làm tăng mức độ căng thẳng và lo âu. Khi tiếp xúc với những tin tức, vấn đề tiêu cực trước khi ngủ, bạn sẽ cảm thấy lo lắng và khiến cho não bộ mất bình tĩnh hơn. 

Bên cạnh đó, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử còn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin trong cơ thể, khiến giấc ngủ bị giảm chất lượng. Vì thế, bạn nên hạn chế việc sử dụng tối thiểu 30 phút trước khi đi ngủ để tinh thần thư giãn, hạn chế lo âu.

sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ
Thiết bị điện tử có thể khiến bạn bị trằn trọc vì khó ngủ.

4. Hít thở sâu

Những suy nghĩ miên man trong đầu khi ngủ thường khiến chúng ta khó tập trung vào giấc ngủ, dẫn đến căng thẳng, tim đập nhanh hơn. Vì thế, hãy thử hít thở thật sâu và chậm rãi để duy trì nhịp tim ổn định. Khi đó, sự căng thẳng cũng được lắng xuống và giúp bạn nhanh chóng quên đi vấn đề đang suy nghĩ. 

5. Tập thiền định

Thiền định đã được chứng minh có hiệu quả trong việc giải tỏa tâm lý căng thẳng bằng cách hướng sự chú ý vào nội tâm của mỗi người. Theo đó, khi bạn cảm thấy khó ngủ vì những dòng suy nghĩ bất chợt, đừng cố gắng thúc ép bản thân phải tập trung cho giấc ngủ. 

Thay vào đó, hãy thử ngồi thiền trong vài phút giữa không gian yên tĩnh. Hành động này sẽ giúp bạn giữ được nhịp thở đều đặn, tĩnh tâm hơn. Từ đó, cơ thể và trí óc cũng được thư giãn, bớt áp lực và không còn suy nghĩ lung tung .

6. Hạn chế nhạy cảm với những vấn đề chưa biết

Phần lớn chúng ta sẽ nảy sinh cảm giác lo âu, suy nghĩ về các vấn đề diễn ra trong ngày hoặc những điều mình chưa thật sự hiểu rõ. Để tâm đến những vấn đề này sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Vì thế, hãy cố gắng hạn chế suy nghĩ nhạy cảm với các vấn đề chưa biết. 

Nên gạt bỏ những suy nghĩ trước khi ngủ
Nên gạt bỏ những suy nghĩ, âu lo về các vấn đề nhạy cảm để ngủ ngon hơn.

Bạn nên tự nhủ với bản thân rằng không nên phán đoán, nghĩ ngợi về những thứ chưa rõ ràng. Đồng thời, cố gắng giải quyết vấn đề ngay trong ngày cũng giúp cho tâm trí của bạn được “nhẹ gánh” hơn mỗi khi đi ngủ. Khi lặp lại thói quen này nhiều lần, bạn sẽ hạn chế được việc suy nghĩ trước khi ngủ, từ đó trở nên thoải mái, dễ ngủ hơn. 

7. Thử mở TV

Dù ánh sáng xanh và thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, một số người vẫn cảm thấy phương pháp mở TV trước khi ngủ sẽ giúp họ dễ ngủ hơn.

Theo đó, âm thanh từ TV hoặc các thiết bị như loa có thể giúp phân tán sự chú ý của não bộ, hỗ trợ làm giảm khả năng chú ý đến các vấn đề khiến bạn lo lắng. Bên cạnh đó, đặt TV ở vị trí xa giường ngủ sẽ giúp bạn loại bỏ một phần tác hại của thiết bị đến giấc ngủ mỗi đêm.

Mở TV để dễ ngủ
Mở TV có thể giúp một số người dễ ngủ hơn.

8. Giải tỏa căng thẳng

Căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân làm cho chúng ta nảy sinh ra nhiều suy nghĩ vào mỗi lúc chuẩn bị đi ngủ. Vì thế, hãy cố gắng giải tỏa những áp lực tâm lý bằng cách chia sẻ vấn đề với những người thân, bạn bè. Sự động viên từ người khác sẽ giúp tinh thần bạn tích cực, phấn chấn hơn. 

Bên cạnh đó, bạn có thể giải tỏa căng thẳng hàng ngày của mình bằng cách tìm đến một sở thích mới như chơi thể thao, nhạc cụ, du lịch, đọc sách… Những hoạt động này sẽ giúp bạn có thêm niềm vui và quên đi những căng thẳng mà mình đang gặp phải.

9. Tạo không gian ngủ thoải mái

Không gian ngủ tác động rất lớn đến tâm lý của mỗi người. Theo đó, một căn phòng yên tĩnh, ngăn nắp sẽ kích thích cảm giác buồn ngủ, giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Bạn có thể sử dụng một vài giọt tinh dầu hoặc mở tiếng ồn trắng (white noise) để cảm thấy thư giãn hơn, loại bỏ những tạp âm khác và tập trung vào giấc ngủ. 

cách để không suy nghĩ khi ngủ
Môi trường ngủ thoải mái sẽ giúp bạn cải thiện giấc ngủ rõ rệt.

Ngoài ra, bạn cũng nên chọn lựa các sản phẩm chăn ga gối nệm chất lượng tốt, thoải mái. Khi được nằm nghỉ ngơi trên một chiếc nệm êm ái, nâng đỡ tốt, bạn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Từ đó, hạn chế được việc thao thức và suy nghĩ về nhiều vấn đề khác. 

Một số mẫu nệm ngủ được đánh giá cao về khả năng hỗ trợ giấc ngủ như:

Nếu đã thử hết những cách để không suy nghĩ khi ngủ trong bài viết trên nhưng vẫn không thể cải thiện giấc ngủ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Theo đó, tình trạng khó ngủ này có thể xuất phát từ tâm lý tiêu cực của chính bạn. Hãy tiếp nhận điều trị tâm lý để giải tỏa căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe của mình. 

Tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/lam-nao-de-ngung-suy-nghi-qua-nhieu/

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân