Bí ẩn hiện tượng bóng đè khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục

CẬP NHẬT 11/11/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Hàng ngàn năm trước, khi hiện tượng bóng đè xuất hiện, người ta luôn tin rằng chính ma quỷ hay thần thánh đã gây ra hiện tượng bí ẩn và tâm linh này. Vậy thực hư như thế nào? Có những cách nào để tránh gặp hiện tượng bóng đè?

1. Bóng đè là gì?

    Bóng đè hay còn được gọi là chứng liệt thân khi ngủ, là một vấn đề mà khoảng 8% dân số toàn cầu từng gặp phải ít nhất một lần trong đời. 

    Theo các nhà tâm thần học, sự đứt quãng của não bộ đã ảnh hưởng đến khả năng điều khiển vòng tuần hoàn “thức-ngủ”, từ đó dẫn đến hiện tượng bóng đè – một dạng của chứng rối loạn giấc ngủ.

    Khoảng 8% dân số toàn cầu từng gặp bóng đè ít nhất một lần trong đời.
    Khoảng 8% dân số toàn cầu từng gặp bóng đè ít nhất một lần trong đời.

    2. Dấu hiệu của hiện tượng bóng đè

      Bóng đè là tình trạng toàn thân tê cứng, không thể cử động hoặc nói được trong lúc ngủ mặc dù ý thức hoàn toàn tỉnh táo. Ngoài ra, cảm giác bị một lực nào đó đè nặng lên người, hay ngừng thở, đổ mồ hôi cũng là những dấu hiệu của hiện tượng bóng đè.

      Đôi khi, người bị bóng đè còn nhìn thấy hoặc nghe thấy những ảo giác đáng sợ xung quanh. Hiện tượng này xảy ra trong vòng từ vài giây đến vài phút, khi cơ thể đang chuyển đổi giữa các giai đoạn thức – ngủ.

      Hiện tượng bóng đè là một dạng của chứng rối loạn giấc ngủ
      Hiện tượng bóng đè là một dạng của chứng rối loạn giấc ngủ

      3. Nguyên nhân bị bóng đè

        Nhiều người tin rằng, ma quỷ hay một thế lực siêu nhiên chính là nguyên nhân của hiện tượng này. Tuy nhiên, các nhà tâm thần học trên thế giới cho biết tình trạng này xảy ra khi não thức tỉnh trước khi chu kỳ ngủ hoàn tất, khiến cơ thể vẫn còn trong giai đoạn REM (giai đoạn chuyển động mắt nhanh) hay cũng là giai đoạn giấc mơ trở nên sống động nhất, và các cơ bắp của cơ thể bị “khóa” để ngăn không cho hành động theo giấc mơ. Trong tình trạng bóng đè, sự “khóa” này vẫn tiếp tục ngay cả khi tâm trí đã tỉnh thức.

        Một số nguyên nhân được xác định gây ra hiện tượng bóng đè:

        • Mắc chứng ngủ rũ (chứng buồn ngủ vào ban ngày – một dạng rối loạn giấc ngủ mãn tính)
        • Thiếu ngủ
        • Ngủ không đủ giấc
        • Thời gian ngủ không ổn định
        Những người mắc các bệnh tâm lý như stress, trầm cảm,... có tỉ lệ bị bóng đè cao
        Những người mắc các bệnh tâm lý như stress, trầm cảm,… có tỉ lệ bị bóng đè cao

        Ngoài ra, tiến sĩ Clete Kushida ở Trung tâm Y tế Sleep Stanford (California, Hoa Kỳ) còn nhận định rằng bóng đè là triệu chứng của một số bệnh tâm thần. Hiện tượng bóng đè thường xuất hiện với tỉ lệ khá cao ở một số bệnh nhân mắc các bệnh tâm lý như: trầm cảm, stress…

        Bên cạnh đó, tâm lý căng thẳng, chịu áp lực lớn, hay thói quen sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá cũng khiến con người gặp chứng bóng đè khi ngủ.

        4. Các trạng thái của hiện tượng bóng đè

          Theo các nhà tâm thần học, bóng đè được chia thành 3 dạng: Ảo giác đột nhập, ảo giác thăng bằng và ảo giác thực thể.

          • Ảo giác đột nhập: Hiện tượng này là người đang ngủ thấy có người lạ đột nhập vào phòng, sinh hoạt trong phòng như: đi lại, ngồi hoặc nằm lên giường, thậm chí là ngủ cùng mình. Chính nỗi sợ hãi của chứng ảo giác đột nhập khiến người ngủ tê cứng chân tay, đổ mồ hôi và người mỏi nhừ sau khi tỉnh giấc.
          • Ảo giác thăng bằng: Chứng ảo giác này gây ra cho con người một cảm giác thật trong một thế giới ảo. Ảo giác thăng bằng thường xảy ra ở những người có bệnh mãn tính về rối loạn tiền đình. Họ sẽ cảm thấy chới với trong lúc ngủ như rơi xuống vực, rơi từ tòa nhà cao tầng hay rơi từ máy bay với độ cao không tưởng. Tuy nhiên, người bị ảo giác thăng bằng thường thức dậy giữa lúc ngủ, tức là giữa lúc đang rơi lưng chừng. Điều này khiến họ vô cùng sợ hãi, tay chân co quắp, tim đập liên hồi, và thường không thể ngủ lại sau đó.
          • Ảo giác thực thể: Thường xuất hiện vào giai đoạn cuối giấc ngủ và là dạng ảo giác phổ biến nhất của hiện tượng bóng đè. Dấu hiệu của chứng ảo giác này là bị đè ở vùng bụng và ngực khiến cơ thể như ngưng thở, họ chỉ có thể tỉnh giấc khi thiếu oxy lên não. Với những người bị suy nhược thần kinh, họ có thể bị bóng đè 2-3 lần/1 đêm.
          Ảo giác có người lạ đột nhập vào phòng là một trong các dạng của bóng đè
          Ảo giác có người lạ đột nhập vào phòng là một trong các dạng của bóng đè

          Tuy có nhiều dạng khác nhau, nhưng hầu hết người bị bóng đè thường có dấu hiệu ngạt thở, tức ngực, không thể cử động hay kêu la, vùng vẫy khi ngủ. Một số người sau khi bị bóng đè thường không dám ngủ hoặc khó ngủ lại.

          5. Các đối tượng có thể bị bóng đè

            Theo quan niệm dân gian, bóng đè thường xảy ra với những người “yếu bóng vía”. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay cho thấy, có nhiều yếu tố khoa học giải thích tại sao hiện tượng bóng đè xảy ra và ai là những người có nguy cơ gặp phải. 

            Vậy những đối tượng nào sẽ dễ mắc phải hiện tượng bóng đè?

            • Người thường xuyên lo âu, có tiền sử căng thẳng, rối loạn tâm lý.
            • Người thiếu ngủ hoặc có lịch trình ngủ không ổn định, ví dụ như người làm việc theo ca hoặc thường xuyên thức khuya.
            • Người có thói quen dùng chất kích thích như caffeine, rượu,…
            • Người có yếu tố di truyền trong gia đình, đặc biệt là những ai có cha mẹ hoặc anh chị em từng gặp tình trạng này, có nguy cơ bị bóng đè cao hơn.
            • Người ngủ ở tư thế không thoải mái, khác thường ngày hoặc ngủ ngửa.
            Hiện tượng bị bóng đè ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới
            Hiện tượng bị bóng đè ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới

            Khoảng 8% dân số toàn cầu đã từng trải qua hiện tượng bóng đè ít nhất một lần trong đời, với tỷ lệ cao hơn ở một số nhóm. Cụ thể như các nhóm học sinh, sinh viên, và những người có tiền sử căng thẳng, rối loạn tâm lý hoặc chấn thương tâm lý có tỷ lệ gặp bóng đè cao hơn do yếu tố tâm lý và lối sống đặc thù. Ngoài ra, hiện tượng bị bóng đè ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. 

            6. Nên làm gì khi bị bóng đè?

              Mọi người thường có xu hướng hoảng loạn, sợ hãi khi bị bóng đè. Hãy bình tĩnh, đó không phải là một cách hay để đối mặt với hiện tượng này. Để giúp cơ thể trở lại trạng thái bình thường, chúng ta cần:

              • Giữ nguyên tư thế: Hầu hết mọi người sẽ vùng vẫy, hoặc cố chống cự với mong muốn thoát ra khỏi tình trạng này càng nhanh càng tốt. Nhưng thay vì vậy, hãy bình tĩnh, giữ nguyên tư thế nằm và kiên nhẫn chờ đợi, vì tình trạng này sẽ qua nhanh thôi.
              • Tập trung hít thở: Khi bị bóng đè, nếu bạn trở nên hoảng loạn hoặc sợ hãi, tim bạn sẽ đập liên hồi, điều này càng khiến trình trạng tồi tệ hơn. Hãy cố gắng thở đều để giúp cơ thể nhanh chóng trở về trạng thái bình thường.
              • Cố gắng nói chuyện: Bạn sẽ có cảm giác toàn thân bị đè nặng, cổ họng tê cứng khi bị bóng đè. Hãy cố gắng nói một từ ngắn, hoặc ho, hoặc đằng hắng để đánh thức cơ thể cũng như hệ thần kinh vận động.
              • Cử động nhẹ: Bạn có thể thực hiện các cử động đơn giản như co duỗi các ngón chân, ngón tay, hay hoạt động các cơ mặt để giúp bản thân nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng bóng đè.
              • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người ngủ bên cạnh: Nếu bạn không ngủ một mình, hãy nói cho người ngủ cùng về tình trạng bạn thường gặp phải. Từ đó, nhờ họ gọi bạn dậy khi bạn có những dấu hiệu của hiện tượng bóng đè.

              Sau những cố gắng trên, cơ thể bạn sẽ dần dần quay về trạng thái bình thường và đánh thức các hệ thần kinh tỉnh táo trở lại.

              Có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ người ngủ bên cạnh khi gặp hiện tượng bóng đè
              Có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ người ngủ bên cạnh khi gặp hiện tượng bóng đè

              7. Cách điều trị

                Bóng đè không phải là bệnh lý và thường không cần điều trị. Một số người chỉ gặp hiện tượng này từ 2-3 lần trong đời, trong khi những người khác có thể gặp nó thường xuyên hơn. Mặc dù bóng đè không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài, bạn nên tìm sự tư vấn từ bác sĩ.

                Nếu tình trạng bóng đè trở nên nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ
                Nếu tình trạng bóng đè trở nên nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ

                8. Cách phòng ngừa

                  Mặc dù không có biện pháp điều trị cụ thể cho hiện tượng bóng đè, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau để ngăn ngừa hiện tượng này xảy ra với bản thân mình:

                  • Lịch trình ngủ hợp lý và đảm bảo ngủ đủ giấc
                  • Môi trường cũng như quần áo ngủ thoải mái
                  • Ánh sáng vừa phải trong phòng ngủ
                  • Giảm bớt căng thẳng và áp lực cho bản thân
                  • Tập thể dục thường xuyên, tuy nhiên nên tập cách 2 giờ trước khi ngủ

                  Bạn có thể áp dụng một số lời khuyên trên để ngăn ngừa hiện tượng bóng đè. Luyện tập một thói quen sinh hoạt hợp lý luôn đem đến những giấc ngủ ngon và chất lượng cho tất cả mọi người.

                  Một số cách phòng ngừa hiện tượng bóng đè
                  Một số cách phòng ngừa hiện tượng bóng đè

                  Bóng đè là một hiện tượng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Hy vọng những thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn kiến thức bổ ích để hiểu thêm về các hiện tượng xảy ra trong lúc ngủ, cũng như cách để phòng tránh chúng để có một giấc ngủ ngon, một cuộc sống an vui.

                  Đánh giá post

                  TÁC GIẢ: Dương Ly

                  Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

                  CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM