Sức khỏe giấc ngủ

Hướng dẫn cách cải thiện giấc ngủ khi bị căng thẳng, stress trong cuộc sống

CẬP NHẬT 31/07/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Theo báo cáo của tổ chức lao động quốc tế, có đến 20% dân số ở trên thế giới có vấn đề về căng thẳng stress, trong số đó có gần 50% người gặp rối loạn về giấc ngủ, khó chìm vào giấc ngủ hay mất ngủ. Muốn cải thiện giấc ngủ do căng thẳng chúng ta phải tìm hiểu đến nguyên nhân sâu xa gây ra vấn đề này. Đừng bỏ lỡ tìm hiểu thông tin hữu ích ngay dưới đây!

1. Tại sao bị căng thẳng stress lại dẫn đến mất ngủ? 

Rối loạn giấc ngủ tồn tại ở nhiều dạng như khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên bị giật mình tỉnh dậy, khi dậy rồi rất khó có thể ngủ lại được… 

Rất nhiều người bệnh lặp trong vòng luẩn quẩn stress dẫn đến mất ngủ và mất ngủ dẫn đến stress. Khi biết được những nguyên nhân gây ra vấn đề sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp loại bỏ vấn đề mất ngủ khi bị stress hoặc ngược lại.

Theo nghiên cứu từ học viện Y học về giấc ngủ đã chứng minh rằng, stress có thể gây ra chứng mất ngủ. Nói một cách dễ hiểu, cảm giác lo âu, mệt mỏi khiến cho chúng ta thay đổi về mặt cảm xúc, cơ thể sản sinh vô số gốc tự do. 

 Căng thẳng và mất ngủ có mối quan hệ mật thiết với nhau

Căng thẳng và mất ngủ có mối quan hệ mật thiết với nhau

Các gốc tự do này tấn công vào thành động mạch não gây tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối làm hẹp động mạch, dẫn đến thiếu máu não.

Những tế bào não vì thiếu năng lượng đã ảnh hưởng tới cấu trúc thần kinh, gây ra rối loạn cho cơ thể, từ đó gây căng thẳng cho não bộ và khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ. 

Ngoài ra, có một nhóm người thường tìm đến bia rượu, caffeine để “xả stress” nhưng nhóm chất kích thích chỉ khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng trầm trọng hơn và chứng mất ngủ sẽ gia tăng mà thôi. 

Trong một số trường hợp, người bệnh tìm đến thuốc ngủ để giải quyết vấn đề mất ngủ, điều này gây ra hệ lụy là thần kinh bị suy yếu, tổn thương, dễ làm cho stress ngày càng tồi tệ hơn. 

Đừng vội vàng làm những điều này để điều trị chứng mất ngủ, tiếp tục theo dõi bài viết của chúng tôi nhé.

2. Nguyên nhân dẫn đến căng ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

2.1. Rối loạn, căng thẳng stress sau chấn thương (PTSD) và mất ngủ

Một nghiên cứu về cựu chiến binh chiến chiến tranh Việt Nam bị PTSD và chứng mất ngủ cho thấy họ dễ gặp cơn ác mộng lặp đi lặp lại rất đáng kể trong khi ngủ. Họ cũng trải qua mức độ lo lắng cao hơn trong giờ thức dậy, hay mệt mỏi hơn vào ban ngày so với người cùng tuổi bị chứng mất ngủ không PTSD. Vậy PTSD là gì? 

PTSD là hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương, người bị mắc bệnh này từng có thời gian phải đối mặt những sang chấn về mặt tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm, chấn thương thể chất hay đau ốm, bệnh tật…

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương và mất ngủ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chấn thương gây ra những đau đớn, lo âu, đây là vật cản khiến chúng ta khó ngủ, mất ngủ. 

Không chỉ gây rối loạn giấc ngủ, tâm lý stress đôi khi còn kéo dài thời gian điều trị chấn thương về thể xác lẫn tinh thần. 

Người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương thường có các triệu chứng khi ngủ như mất ngủ hay gặp ác mộng. Có đến 70 đến 91% bệnh nhân thường khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, họ phải trải qua trạng thái bị kích động và căng thẳng liên tục. Một giấc ngủ gặp ác mộng hằng đêm khiến họ bị sợ ngủ, ám ảnh về đêm khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm.

Xem thêm: Cẩm nang về chứng mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng & 11 biện pháp tự nhiên chữa bệnh mất ngủ

 Người bị căng thẳng sau chấn thương thường gặp ác mộng khi ngủ

Người bị căng thẳng sau chấn thương thường gặp ác mộng khi ngủ

2.2. Căng thẳng, stress do công việc và chứng mất ngủ

Những cuộc nghiên cứu khoa học diễn ra quy mô lớn đã cho thấy mối quan hệ giữa stress và chứng mất ngủ như sau:

  • Một nghiên cứu trên gần 9.000 lao động nam và nữ ở Nhật Bản đã tìm thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa căng thẳng nghề nghiệp và chứng mất ngủ, điều này dẫn đến giấc ngủ ngắn (khoảng 6 giờ, thậm chí là ít hơn).
  • Một nghiên cứu khác tại Nhật Bản trên 1.161 nam nhân viên ở cùng một công ty cho thấy gần ¼ số người gặp phải vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ, ngủ không đủ giấc… Căng thẳng bị stress lớn nhất trong nghiên cứu thường xuất phát từ mâu thuẫn giữa đồng nghiệp, thiếu sự hài lòng trong công việc và thiếu sự hỗ trợ xã hội. 
  • Hay một cuộc khảo sát thực hiện tại Hàn Quốc trên 8.155 công nhân đã cho thấy người bị căng thẳng công việc mất ngủ nhiều hơn so với số lượng người có công việc tương tự nhưng không bị stress, căng thẳng.

Những người bị lao động kiệt sức thường không có một giấc ngủ ngon và ngủ đủ giấc. Họ sẽ cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, giấc ngủ trong đêm bị phân mảnh. Ngoài ra, các nguyên nhân như môi trường làm việc căng thẳng, người làm việc với cường độ cao liên tục, chế độ an sinh xã hội thấp… cũng là nguyên nhân dẫn đến stress và mất ngủ. 

 Căng thẳng, stress do công việc là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất ngủ

Căng thẳng, stress do công việc là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất ngủ

2.3. Căng thẳng gia đình và chứng mất ngủ

Đối với nhiều người, gia đình đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý và những người phụ nữ thường phải đối mặt với căng thẳng, mất ngủ nhiều hơn. Người phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề như nội trợ, chi tiêu, sức khỏe, chuyện học hành của con cái… 

Đến độ tuổi trung niên, phụ nữ phải đối mặt với mất ngủ tiền mãn kinh. Mãn kinh được xem là một phần tự nhiên của lão hóa mà bất kỳ ai cũng phải trải qua. Dù vậy, chúng đã góp phần không nhỏ gây nên những tổn thương về mặt tinh thần và thể xác. Cũng trong giai đoạn này, tỷ lệ mắc những vấn đề về giấc ngủ tăng từ 2 đến 3,5 lần. 

 Phụ nữ thường bị stress mất ngủ do gia đình nhiều hơn đàn ông

Phụ nữ thường bị stress mất ngủ do gia đình nhiều hơn đàn ông

3. Hậu quả khi bị stress mất ngủ – Xin đừng chủ quan

Hiện nay đã không ít tài liệu nghiên cứu khoa học chỉ ra hậu quả của stress và mất ngủ. Tuy cách thức mắc stress mất ngủ ở mỗi người, mỗi đối tượng bệnh nhân là khác nhau. Nhưng điểm chung là ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất và tinh thần của những người. Dưới đây là những hậu quả từ việc bị stress mất ngủ.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định stress chính là mối đe dọa lớn đối với con người trong nhịp sống hiện đại.

Một giấc ngủ chất lượng giúp cơ thể và trí não được tái tạo và phục hồi năng lượng. Tuy nhiên combo “stress + mất ngủ” đã khiến cơ thể bị suy nhược, kiệt quệ, giảm sức đề kháng và gia tăng nguy cơ mắc các loại bệnh lý nguy hiểm. 

Đầu tiên là nguy cơ nhồi máu cơ tim, người bị stress mất ngủ có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim cao hơn 6 lần so với người bình thường. Đây cũng được coi là một trong các nguy cơ cực kỳ nguy hiểm do stress mất ngủ gây ra cho chúng ta.

 Người bị mất ngủ do căng thẳng, stress tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao

Người bị mất ngủ do căng thẳng, stress tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao

Tâm trạng cáu kỉnh, gắt gỏng, bởi khi mất ngủ cùng với một tâm trạng lo âu, căng thẳng dễ khiến cho người bệnh trở nên nóng giận, nổi cáu dù bất cứ lý do gì.

Dễ thấy nhất khi mất ngủ từ việc căng thẳng là gặp vấn đề về da liễu và tóc như nổi mụn trứng cá, vảy nến, bệnh chàm, rụng tóc hoặc rụng tóc vĩnh viễn. 

Căng thẳng, stress và mất ngủ còn khiến chúng ta mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm và chứng rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách. Hậu quả nghiêm trọng của những bệnh lý này chính là trầm cảm dẫn đến tự tử. 

Bên cạnh đó, người bị stress mất ngủ còn có nguy cơ mắc bệnh béo phì cùng những bệnh lý nguy hiểm khác liên quan đến chế độ dinh dưỡng.

Ngoài ra, chúng còn tiềm ẩn nguy cơ mắc các vấn đề sinh lý như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Hay rối loạn chức năng sinh dục ở nam giới như xuất tinh sớm, giảm ham muốn tình dục… 

Cuối cùng là các vấn đề về đường tiêu hóa, các nhà khoa học đã chứng minh đường ruột là bộ não thứ 2 của cơ thể con người, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với chức năng của não bộ thông qua trục não ruột. Khi não bộ bị căng thẳng, mệt mỏi cũng làm gia tăng nguy cơ bị các vấn đề về tiêu hóa và ngược lại. Trong đó, một số vấn đề về tiêu hóa khi bị stress mất ngủ là đau dạ dày, viêm dạ dày, viêm ruột kích thích…

Xem thêmMối quan hệ giữa suy giảm trí nhớ và rối loạn giấc ngủ

 Stress, căng thẳng và mất ngủ gây ra vấn đề về tiêu hóa như viêm, loét dạ dày

Stress, căng thẳng và mất ngủ gây ra vấn đề về tiêu hóa như viêm, loét dạ dày

4. Hướng dẫn cách cải thiện giấc ngủ khi bị stress, căng thẳng

Một giấc ngủ sâu và khoa học được coi là một “thần dược” giúp chúng ta vượt qua được lo âu, áp lực trong cuộc sống. Cùng bỏ túi những phương pháp giúp người bệnh ngủ ngon hơn và sâu hơn khi bị căng thẳng, stress.

4.1. “Bắt mạch trị bệnh” – Nguyên nhân khiến bản thân bị stress và mất ngủ 

Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ là một trong những biểu hiện điển hình của stress và để giải tỏa stress thì việc tìm nhân rất cần thiết. 

Đối với học sinh, sinh viên, nguyên nhân gây mất ngủ có thể từ học tập, công việc như áp lực thi cử, không làm tốt bài kiểm tra.

Đối với dân văn phòng thì nguyên nhân từ áp lực công việc, tiền bạc hay cuộc sống hôn nhân trong gia đình.  

Khi đã hiểu được nguyên nhân gây mất ngủ sẽ giúp chúng ta tự gỡ nút thắt cho từng vấn đề để thoát ra khỏi tình trạng này. 

4.2. Viết lại nhật ký

Việc ghi chép lại những vấn đề đã xảy ra xung quanh không chỉ giúp bạn kiểm soát được căng thẳng mà còn giúp giải quyết từng vấn đề một cách khoa học nhất. 

Nếu vấn đề nào vượt ngoài tầm kiểm soát và không có cách tháo gỡ thì nên nhẹ nhàng học cách chấp nhận, không nên ôm đồm khiến cho bản thân mệt mỏi hơn mà thôi. 

 Viết lại nhật ký những gì đang diễn ra xung quanh và tìm cách để giải quyết vấn đề

Viết lại nhật ký những gì đang diễn ra xung quanh và tìm cách để giải quyết vấn đề

4.3. Lên kế hoạch cho ngày hôm sau

Chuẩn bị trước một lịch trình khoa học đón chào ngày mới giúp chúng ta chuẩn bị được tâm lý để ứng phó với mọi vấn đề. Chuẩn bị tâm lý và giải quyết vấn đề giúp xua tan căng thẳng, triệu chứng rối loạn giấc ngủ cũng giảm dần. 

4.4. Luyện tập thể thao

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được việc rèn luyện thể dục thể thao góp phần quan trọng để giảm thiểu căng thẳng. Bởi khi tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng các hormone gây căng thẳng, giúp người bệnh lấy lại tinh thần, từ đó cải thiện được rối loạn về giấc ngủ hiệu quả.

 Rèn luyện thể thao giúp cơ thể giải phóng hormone căng thẳng

Rèn luyện thể thao giúp cơ thể giải phóng hormone căng thẳng

4.5. Thực hiện sự nhất quán trong giờ đi ngủ và giờ thức dậy

Việc duy trì đều đặn thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định sẽ giúp người bệnh rèn luyện giấc ngủ khoa học và ngủ ngon, sâu giấc hơn. Hãy cố gắng giành ra từ 7 đến 8 tiếng ngủ mỗi đêm, đây là khoảng thời gian tối ưu để bộ não nghỉ ngơi và thư giãn, cơ thể phục hồi sau tổn thương căng thẳng tâm lý. 

4.6. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Việc ăn quá no hoặc để bụng quá đói khi đi ngủ có thể gây ra chứng mất ngủ cho người bệnh, nhất là thời kỳ bị stress, căng thẳng. Vì vậy một chế độ ăn vừa đủ no và lành mạnh giúp bạn thoải mái đi vào giấc ngủ, đồng thời giảm vấn đề stress của bản thân. 

4.6. Tạo dựng không gian ngủ thoáng mát, êm ái

Một căn phòng ngủ bộn bề, chăn ga gối nệm đầy mùi ẩm mốc và thô ráp sẽ chỉ khiến bạn căng thẳng chồng chất căng thẳng mà thôi. Thay vào đó, chăn ấm nệm êm sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái hơn khi ngả lưng xuống giường đấy.

Hãy đến các cửa hàng, đại lý chuyên cung cấp sản phẩm cho giấc ngủ chất lượng để tạo dựng không gian ngủ êm ái, sạch sẽ. Và VUA NỆM chính là một lựa chọn đáng tin cậy của khách hàng đấy, mời bạn tìm kiếm cửa hàng VUA NỆM gần nhất tại đây. 

Xem thêm: Cách điều trị chứng bệnh mất ngủ thường gặp

 Tạo dựng một không gian ngủ êm ái để thư giãn sau giờ làm việc và học tập căng thẳng

Tạo dựng một không gian ngủ êm ái để thư giãn sau giờ làm việc và học tập căng thẳng

Trên đây là những thông tin về cách cải thiện giấc ngủ khi bị căng thẳng, stress mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hãy lưu lại cẩm nang sức khỏe hữu ích này nhé!

Nguồn: https://www.sleepfoundation.org/sleep-hygiene/how-to-relieve-stress-for-bedtime

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team