Hội chứng đầu nổ là gì? Nguyên nhân, cách điều trị

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Hội chứng đầu nổ là hiện tượng bạn nghe thấy một âm thanh lớn và chói tai. Nó thường xảy ra vào thời điểm bạn đang mơ màng dần chìm vào giấc ngủ. Âm thanh được mô tả như tiếng pháo hoa, tiếng bom nổ hoặc tiếng súng bỗng vang lên quanh tai. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về hội chứng đầu nổ nhé!

1. Nguyên nhân gây ra hội chứng đầu nổ là gì?

Hội chứng nổ đầu (tên khoa học: EHS) là 1 loại rối loạn ảo giác và âm thanh, gây ra cảm giác có tiếng phát nổ trong đầu hoặc tiếng động lớn khiến chúng ta giật mình đi kèm nhịp tim đập nhanh. 

 phân biệt được giữa ảo giác và thực tế
Nhiều người không phân biệt được giữa ảo giác và thực tế

Nhiều người không phân biệt được giữa ảo giác và thực tế, dẫn đến cảm giác hoảng loạn tột cùng. Một số trường hợp còn gặp ảo giác các tia sáng chói lóa xuất hiện. 

Mặc dù những tiếng nổ này thường không gây ra các cơn đau thật nhưng sự xuất hiện bất ngờ của chúng có thể dẫn đến kích thích thần kinh đột ngột và gây cảm giác sợ hãi. Nó thường diễn ra vào thời điểm bạn chuẩn bị vào giấc nên hội chứng này cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra cảm giác khó ngủ, mất ngủ ngay sau đó. Ngoài ra, cũng có một người bị đau đầu, nhức nhối tai sau khi nghe thấy âm thanh ảo giác này trong đầu. 

Hội chứng đầu nổ khá phổ biến. Theo cuộc khảo sát quy mô lớn được thực hiện bởi Tiến sĩ Brian Sharpless đến từ Đại học Argosy, Bắc Virginia đã kết luận có đến 18% sinh viên cho biết họ từng trải qua hội chứng này. Tỉ lệ mắc hội chứng này ở hai giới là ngang nhau. 

Tỉ lệ mắc hội chứng đầu nổ
Tỉ lệ mắc hội chứng đầu nổ này ở hai giới là ngang nhau.

2. Nguyên nhân trực tiếp gây ra Hội chứng đầu nổ vẫn còn là ẩn số 

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số giả thuyết sau:

2.1 “Lỗi” xảy ra trong quá trình vận hành của bộ não

Theo quan điểm của tiến sĩ Sharpless, bộ não con người chính là một chiếc máy tính. Khi chúng ta dần chìm vào giấc ngủ, điều này có thể hiểu như bộ máy đang được “tắt” tạm thời. Não chúng sẽ lần lượt tắt những phần không cần thiết khi cơ thể đang ngủ.

Các phần này gồm thần kinh thị giác và thính giác. Nhưng ở người bị hội chứng nổ đầu, “máy tính” gặp trục trặc trong quá trình “shutdown” khiến dây thần kinh thính giác và thị giác bị kích hoạt cùng lúc, gây ra ảo ảnh về âm thanh, hình ảnh trong đầu. 

2.2 Chứng tê liệt khi ngủ (sleep paralysis)

EHS còn có mối liên hệ với chứng tê liệt khi ngủ. Đây là tình trạng một người thức dậy không thể cử động hoặc nói chuyện trong vài phút. Chứng tê liệt khi ngủ có thể đi kèm với ảo giác đáng sợ như tiếng nổ, ảo giác kẻ xâm nhập (intruder hallucinations), ảo giác áp lực lồng ngực (chest pressure hallucinations),… Khá tương đồng với hiện tượng bóng đè mà dân gian thường nhắc đến. 

Chứng tê liệt khi ngủ
Chứng tê liệt khi ngủ có thể đi kèm với ảo giác đáng sợ

Theo ngôn ngữ thông thường, bóng đè là cảm giác như có ai đã đang đè chặt tay chân bạn lại hoặc như bị 1 vật nặng đè lên người, khiến toàn bộ cơ thể rơi vào trạng thái bất động dù lúc đó bạn đã hoàn toàn tỉnh táo.

Bạn không thể phát ra âm thanh kêu cứu và dường như cũng chẳng ai nghe thấy tiếng kêu cứu của bạn, dù là người đang nằm kế bên. Nó chân thực đến nỗi bạn tưởng mình đã thực sự trải qua hiện tượng siêu nhiên nào đó, nhưng thật ra đây là ảo giác được tạo ra bởi não bộ.  

2.3 Căng thẳng, lo lâu quá mức 

Người thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu quá mức có nguy cơ mắc hội chứng nổ đầu cao hơn. Đặc biệt là vào những thời điểm họ phải làm việc quá sức, cường độ cao và có dấu hiệu suy nhược cơ thể.

Thực tế, ảo giác do căng thẳng là tình trạng không hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là tình trạng bạn cảm thấy mặt đất như di chuyển mỗi khi ngồi làm việc quá lâu.

Nguyên nhân là bởi sau 1 ngày dài buộc bộ não trong trạng thái căng thẳng liên tục, não của chúng ta sẽ giải phóng áp lực này lên các dây thần kinh trung ương, dẫn đến các tế bào thần kinh hoạt động cùng lúc, tạo ra phản ứng âm thanh và hình ảnh. 

Ảo giác do căng thẳng
Ảo giác do căng thẳng là tình trạng không hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Căng thẳng còn dẫn đến tình trạng co giật thùy thái dương, cũng khiến người bệnh bỗng dưng nghe thấy âm thanh lớn đột ngột tương như hội chứng nổ đầu. Các dây thần kinh nằm gần thùy thái dương rất nhạy cảm với sự căng thẳng. Đó là lý do vì sao mỗi khi chúng ta thấy mệt mỏi, “căng như dây đàn” thì việc ta thường làm xoa nhẹ 2 bên thái dương. Điều này giúp thư giãn các dây thần kinh, từ đó cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.

Nhưng nếu căng thẳng cứ kéo dài và cơ thể không có được sự nghỉ ngơi đủ thì thùy thái dương sẽ rơi vào trạng thái co giật, gây ảo giác như tiếng nổ bên tai. 

3. Nguyên nhân và đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng nổ đầu

Ngày nay, các nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng đầu nổ. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu đã liệt kê ra những điều kiện có thể kích hoạt hội chứng nổ đầu, gồm:

  • Căng thẳng kéo dài 
  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên,…
  • Gặp vấn đề với tai trong 
  • Có tiền sử mắc các cơn động kinh 
  • Rối loạn chức năng não 
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc có chứa các chất như benzodiazepine hoặc chất ức chế serotonin
  • Lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, ma túy,…
  • Vấn đề về di truyền bẩm sinh do đột biến nhiễm sắc thể
Hội chứng nổ đầu xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào.
Hội chứng nổ đầu có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào.

Hội chứng nổ đầu có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào. Nhưng các nghiên cứu cũng cho thấy, hội chứng này có xác suất xảy ra cao hơn ở những người trên 50 tuổi. Ngược lại, trẻ em dưới 10 tuổi là nhóm đối tượng hiếm khi gặp tình trạng này. 

4. Điều trị hội chứng đầu nổ tung như thế nào?

Các triệu chứng của hội chứng đầu nổ tung EHS gần như có dấu hiệu khá tương tự một số bệnh khác, chẳng hạn như đau đầu từng cơn, động kinh về đêm, giật thái dương,…. Vì vậy để xác định bệnh nhân có mắc chứng EHS bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm đồng thời xem xét tiền sử bệnh của bệnh nhân, cũng như chế độ ăn uống, tâm lý và các thói quen sinh hoạt khác.

Người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện xét nghiệm đa mô để đánh giá các hoạt động của cơ thể trong trạng thái ngủ. Dưới đây là một phương pháp điều trị chứng nổ đầu mà bạn thường được bác sĩ khuyên thực hiện:

  • Dùng các loại thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như clomipramine. Thuốc này được sử dụng rất phổ biến dành cho bệnh nhân mắc chứng EHS có dấu hiệu trầm cảm.
  • Thực hiện các liệu pháp thư giãn hoặc các bài tập thiền từ yoga.
  • Thực hiện các hoạt động giảm căng thẳng, chẳng hạn như đọc sách, nghe nhạc hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ
  • Thay đổi thói quen ngủ của bạn, chẳng hạn như đi ngủ sớm và dậy sớm, ngủ đủ 6 hoặc 8 tiếng mỗi ngày.
Hội chứng nổ đầu giảm ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ
Hội chứng nổ đầu có thể giảm ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ

XEM THÊM:

Tóm lại, hội chứng nổ đầu là một tình trạng không gây nguy hại đến sức khỏe nhưng có thể giảm ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ nói riêng, và chất lượng cuộc sống nói chung.

Trước khi tìm đến các phương pháp điều trị Tây Y, bạn hãy thử áp dụng các mẹo giúp bản thân cảm thấy thư giãn, giảm stress trước. Vì hội chứng này được phát hiện có mối liên mật thiết với sức khỏe tâm thần, nên việc giảm căng thẳng sẽ giúp các triệu chứng giảm bớt.

Nếu bạn nhận thấy hội chứng này gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của bạn và không có dấu hiệu thuyên giảm thì hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.sleepadvisor.org/exploding-head-syndrome/

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM