Tại sao khó ngủ và mất ngủ về đêm? Những phương pháp ngủ ngon bạn cần biết

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Banner Black Friday

Những năm gần đây, bên cạnh các vấn đề cuộc sống, công việc,,…chúng ta còn phải đối mặt với không ít nỗi lo từ sức khỏe giấc ngủ mà điển hình là chứng mất ngủ về đêm. Giấc ngủ là một phần quan trọng để cơ thể có thể nạp lại năng lượng và chuẩn bị cho một ngày mới. Thế nhưng, dường như việc đi ngủ đúng giờ đã trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vậy, tại sao khó ngủ? Tại sao không ngủ được? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cùng Vua Nệm qua bài viết sau đây nhé.

1. Chứng mất ngủ về đêm

1.1 Chứng mất ngủ về đêm là gì?

Mất ngủ được xem là một dạng rối loạn giấc ngủ làm cho người bệnh thấy khó ngủ hoặc không thể ngủ một giấc dài và thức giấc liên tục trong đêm. Tỷ lệ người mắc chứng rối loạn này ngày càng tăng qua mỗi năm, đặc biệt là ở người lớn tuổi và người mắc bệnh tâm thần. Những người bị mất ngủ thường cảm thấy uể oải, thiếu năng lượng và gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và tập trung.

thức giấc trong đêm
Mất ngủ khiến cho người bệnh thấy khó ngủ và thường thức giấc trong đêm.

1.2 Phân loại mất ngủ

Chứng rối loạn giấc ngủ này được chia ra làm hai loại dựa trên thời gian xảy ra và nguyên nhân dẫn đến nó, gồm có:

  • Mất ngủ cấp tính: Loại mất ngủ này thường xảy ra trong thời gian ngắn do ảnh hưởng từ các vấn đề cuộc sống như việc lo lắng khi có bài kiểm tra vào sáng hôm sau. Mất ngủ cấp tính xảy ra ở hầu hết mọi người và thường hồi phục sau một giấc ngủ dài mà không cần phương pháp trị liệu nào.
  •  Mất ngủ mãn tính: Mất ngủ mãn tính thường xảy ra ít nhất ba đêm một tuần và kéo dài ít nhất ba tháng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến loại mất ngủ này như sự thay đổi môi trường, lối sống không lành mạnh hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Đôi lúc, mất ngủ mãn tính còn là một triệu chứng đi kèm với một căn bệnh khác nên có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc chữa trị

>> Xem thêm: Làm sao để chữa mất ngủ kéo dài 

1.3 Dấu hiệu của việc mất ngủ

Dấu hiệu điển hình của việc mất ngủ là khó rơi vào giấc ngủ, hay thức giấc liên tục trong đêm và khó ngủ lại. Ngoài ra, chứng rối loạn giấc ngủ này còn kèm theo một số biểu hiện khác như:

Thức dậy quá sớm vào buổi sáng
Thức dậy quá sớm vào buổi sáng và cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.
  • Thức dậy quá sớm vào buổi sáng và cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.
  • Gặp vấn đề với việc ghi nhớ kiến thức và tập trung.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.
  • Hay cáu gắt, khó chịu, cảm xúc thất thường.

2. Nguyên nhân dẫn đến việc mất ngủ

Khi hội chứng rối loạn này ngày càng trở nên phổ biến thì việc tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi như “Tại sao khó ngủ?”, “Tại sao không ngủ được?” ngày càng được quan tâm hơn. Hãy cùng Vua Nệm xem qua một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hội chứng này.

2.1 Thói quen trước khi ngủ

Những thói quen như tập thể dục với cường độ mạnh, ăn một bữa lớn hoặc xem thiết bị điện tử trước khi ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của bạn. Bạn cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà,..sáu tiếng trước giờ ngủ. 

Ánh sáng xanh từ màn hình tivi hay điện thoại s
Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử làm bạn bị khó ngủ

2.2 Ảnh hưởng từ cảm xúc tiêu cực

Các cảm xúc lo lắng, phiền muộn xảy ra thường xuyên trong cuộc sống cũng có thể dẫn đến việc mất ngủ về đêm khi bạn phải dành hàng giờ liền thao thức và suy nghĩ về cách giải quyết. Những vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, hội chứng lo âu cũng sẽ đi kèm với việc mất ngủ. 

2.3 Môi trường ngủ

Một môi trường ngủ tốt cần phải đảm bảo về nhiệt độ phù hợp, yên tĩnh và đủ tối. Nếu như đèn ngủ trong phòng bạn quá sáng, nhiệt độ quá nóng hay lạnh hoặc thường xuyên có tiếng động ồn ào thì cũng dễ dẫn đến việc khó ngủ. Bên cạnh đó, các phụ kiện giấc ngủ như gối và nệm của bạn cũng cần được đảm bảo về mặt chất lượng, không gây khó chịu cho người nằm hoặc khiến bạn bị đau nhức khi ngủ.

Ánh sáng, nhiệt độ không phù hợp
Ánh sáng, nhiệt độ không phù hợp và tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ

2.4 Tác dụng phụ từ thuốc

Các loại thuốc chữa bệnh cảm, dị ứng, trầm cảm hay cao huyết áp thường có tác dụng phụ gây mất ngủ và khó ngủ. Nếu như thuốc của bạn có tác dụng phụ này thì hãy liên hệ và trao đổi với bác sĩ.

3. Tác hại của việc mất ngủ

3.1 Giảm hiệu suất công việc

Mất ngủ có thể khiến chúng ta cảm thấy uể oải, mệt mỏi và đương nhiên cũng ảnh hưởng đến khả năng tập trung ghi nhớ. Khi chúng ta ngủ, giai đoạn REM sẽ giúp ta ghi nhớ lại những kiến thức đã học được trong ngày. Nhưng nếu thời gian ngủ không đủ, ảnh hưởng đến giai đoạn REM thì khả năng ghi nhớ của chúng ta sẽ bị giảm sút. 

3.2 Tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm

Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp,…Bên cạnh đó, việc thiếu ngủ còn khiến hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, khiến chúng ta dễ bị các bệnh vặt như ho, cảm, sốt,…

Mất ngủ
Mất ngủ khiến cơ thể dễ bị bệnh hơn vì sụt giảm hê miễn dịch

3.3 Tỷ lệ tử vong cao

Theo nghiên cứu, tỷ lệ tử vong do bệnh tim ở những người ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày cao hơn so với người có thời gian ngủ từ 7-9 tiếng một ngày. Thế nên, để có một sức khỏe tốt và cơ thể mạnh khỏe, bạn nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm.

3.4 Sức khỏe tâm thần

Mất ngủ và trầm cảm có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Mất ngủ trong thời gian dài sẽ khiến cho cảm xúc của bạn thay đổi thất thường và dễ dẫn đến tình trạng lo âu, buồn phiền. Chính những dấu hiệu này có thể dẫn đến bệnh trầm cảm và ngược lại.

bệnh trầm cảm
Mất ngủ và trầm cảm có một mối quan hệ mật thiết với nhau.

4. Những phương pháp giúp dễ ngủ 

4.1 Tập các bài thể dục nhẹ

Một số các loại bài tập có thể giúp bạn ngủ ngon hơn như yoga hay thiền. Những bài tập này giúp kéo giãn thân thể, tạo cảm giác thoải mái và thư giãn từ đó xóa tan mọi căng thẳng. Bên cạnh việc đem đến cho bạn một giấc ngủ ngon, thiền và yoga còn giúp bạn có được một thân thể khỏe mạnh.

yoga

Tập Yoga có thể trị mất ngủ

>> Xem thêm: Các bài tập yoga trị mất ngủ

4.2 Dùng thực phẩm giúp ngủ ngon

Thay vì dùng sử dụng thuốc, bạn có thể thử dùng các thực phẩm giúp kích thích quá trình sinh sản melatonin – loại hormone tạo cảm giác buồn ngủ. Các thực phẩm này gồm chuối, kiwi, ngũ cốc,…Ngoài ra, một ly sữa nóng trước khi ngủ cũng có thể giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn

>> Xem thêm: Mất ngủ ăn uống gì và không nên ăn gì?

4.3 Tạo môi trường ngủ tốt

Hãy đảm bảo môi trường ngủ của mình có nhiệt độ ổn định, yên tĩnh và đủ độ tối. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn dễ ngủ và có giấc ngủ sâu. Ngoài ra, một chiếc giường phù hợp cũng sẽ tạo sự thoải mái và êm ái cho giấc ngủ của bạn.

môi trường ngủ tốt
Đề ngủ ngon giấc, hãy đảm bảo bạn có một môi trường ngủ tốt.
Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM