Những tưởng sẽ có 1 đêm ngon giấc trên chiếc nệm mới toanh, nhưng trớ trêu thay, nhiều người lại rơi vào tình trạng trằn trọc khó ngủ trong đêm đầu tiên trên nệm mới. Nếu bạn cũng trải qua hiện tượng này thì đây có thể là hậu quả của hiệu ứng đêm đầu tiên, gọi tắt là FNE. Đây là 1 hiện tượng khoa học xảy ra khi 1 phần não của chúng ta vẫn hoạt động và tỉnh táo trong khi phần còn lại trong trạng thái nghỉ ngơi.
Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm đi tìm hiểu về hiệu ứng FNE là gì và biện pháp khắc phục nhé!
Nội Dung Chính
1. Hiệu ứng khó ngủ trong đêm đầu tiên trên nệm mới là gì?
Hiệu ứng khó ngủ trong đêm đầu tiên trên nệm mới (hay còn gọi là hiệu ứng đêm đầu tiên), có tên khoa học là first-night effect hay gọi tắt FNE, là hiện tượng khó ngủ, mất ngủ trong đêm đầu tiên ngủ ở nơi lạ hoặc không phải trên chiếc giường quen thuộc của mình.
Bắt đầu từ những đêm tiếp theo, bạn mới có thể ngủ được. FNE không chỉ xảy ra khi chúng ta phải trải qua 1 đêm ở căn phòng lạ mà việc thay đổi nệm cũng khiến nhiều người gặp hiệu ứng này.
Dưới là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiệu ứng đêm đầu tiên:
- Ngủ ở nhà 1 người quen
- Ngủ trong 1 khách sạn
- Sắp xếp lại phòng ốc
Về cơ bản, bất kỳ sự thay đổi nào về cách sắp xếp không gian ngủ đều có thể gây ra hiệu ứng đêm đầu tiên. Các nghiên cứu cho thấy hiện tượng đêm đầu tiên xảy ra với tất cả mọi người, không kể độ tuổi, giới tính hay tình trạng sức khỏe.
2. FNE tác động đến não của bạn như thế nào?
Trước ta, chúng ta cần hiểu về cách hoạt động của bộ não nhé! Bộ não chúng ta được chia tách thành 2 phần não phải/não trái, trong đó:
- Não phải thiên về sự sáng tạo, trí tưởng tượng – Nghiên cứu cho thấy rằng bán cầu não phải chịu trách nhiệm cho các khả năng nghệ thuật và trí tưởng tượng. Não phải còn đóng vai trò cho phép chúng ta suy nghĩ trừu tượng, hiểu biết cảm xúc, cảm nhận nhịp điệu âm nhạc,…
- Não trái thiên về logic – Tư duy logic, lập luận toán học, khả năng phân tích xử lý thông tin. Các nơron não chịu trách nhiệm cho tư duy logic và lý luận hoạt động mạnh mẽ hơn ở bán cầu não trái. Nghiên cứu cho thấy những nhà toán học sử dụng đáng kể vào phần bán cầu não trái để thực hiện các nhiệm vụ này.
Mối liên hệ giữa bán cầu não và FNE là gì? Nghiên cứu đã gợi ý rằng những người trải qua hiệu ứng đêm đầu tiên dường như có bán cầu não trái hoạt động tích cực hơn, trong khi bán cầu não phải hầu như trong trạng thái nghỉ ngơi.
Có vẻ như các chức năng logic của bộ não trái được giữ trong tình trạng báo động ngay cả khi cơ thể đang cố gắng thư giãn và vào giấc trên một chiếc nệm mới .
3. Lý giải nguyên nhân gây ra hiệu ứng đêm đầu tiên
Tại sao bán cầu não trái vẫn hoạt động trong khi cơ thể bạn đang “kêu gào” được nghỉ ngơi?
Yếu tố lớn nhất kích hoạt sự hoạt động của bán cầu não trái là bản năng sinh tồn của con người đã hình thành từ hàng triệu năm trước. Bản năng này đánh thức bộ não và truyền tín hiệu để chúng ta luôn cảnh giác và cảnh giác để bảo vệ bạn khỏi những kẻ săn mồi.
Mặc dù, thực tế, bạn đang cảm thấy vô cùng thoải mái, ấm áp trên chiếc nệm mới nhưng phần cấu trúc lâu đời nhất trong não của bạn có thể vẫn đang suy nghĩ như một người tiền sử sống trong hang động.
Trong suốt quá trình phát triển của loài người, chúng ta cần duy trì hoạt động và tỉnh táo ngay cả trong lúc nghỉ ngơi. Những thói quen, tập tính sinh sống này vẫn còn giữ trong mã gen của chúng ta và truyền lại cho các đời sau.
Mặc dù giờ đây, con người đã có thể xây dựng một nền văn minh tiến bộ, khác biệt đáng kể so với đời sống của vài nghìn năm trước nhưng bộ não của chúng ta vẫn đang điều chỉnh để thích ứng với thời đại mới.
Cảnh giác cao độ là một trạng thái bộ não tăng cường nhận thức về môi trường xung quanh. Khi này, bạn sẽ trải qua các tình huống sau:
- Nhạy cảm với tiếng ồn – Nhiều người trong chúng ta giật mình tỉnh giấc bởi tiếng chuông báo thức vào buổi sáng, nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề về giấc ngủ, thì tiếng cọt kẹt hoặc tiếng rít nhỏ nhất cũng đủ đánh thức bạn. Sự nhạy cảm với tiếng ồn sẽ giúp con người tăng khả năng sống sót trong trường hợp một con sư tử đang đi lang thang quanh nhà bạn để chực chờ săn mồi. Nhưng với bối cảnh xã hội hiện đại, chúng ta sống trong môi trường tương đối an toàn khỏi các yếu tố như sống ngoài tự nhiên nữa. Vì vậy, sự nhạy cảm đôi khi gây ra nhiều phiền toái hơn là lợi ích.
- Nhạy cảm với ánh sáng – Nếu bạn gặp hiện tượng đêm đầu tiên, ánh sáng chói lóa của đèn phòng tắm hay đèn ngủ có thể khiến bạn cảm thấy tỉnh táo.
- Bên cạnh đó, cũng có nhiều người không trải qua các tình trạng này ngay cả khi họ đang gặp hiện tượng đêm đầu tiên. Dù vậy, nhìn chung, khó ngủ trằn trọc là dấu hiệu đặc trưng của hiệu ứng FNE.
4. Tác hại của FNE là gì?
FNE có thể làm giảm đáng kể thời gian dành cho giấc ngủ sâu và ảnh hưởng tới mức năng lượng chung của cơ thể. May mắn thay, FINE thường là một hiện tượng tạm thời, sau khi bộ não đã quen dần với sự thay đổi, bạn sẽ nhanh chóng quay trở lại nếp ngủ bình thường.
Dù vậy, ngay cả một đêm mất ngủ cũng có thể gây ra những tác động sau đối với tâm trí và cơ thể của bạn, như:
- Suy giảm nhận thức – “Xin lỗi, tối qua tôi ngủ không ngon,” là một trong những cụm từ phổ biến nhất được nghe sau một bài thuyết trình lộn xộn, một cuộc họp bị lỡ hoặc một lần nổi giận vô cớ. Đó là bởi vì việc thiếu ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng suy nghĩ và tập trung của bạn.
- Các vấn đề về trí nhớ – Khả năng ghi nhớ có thể bị ảnh hưởng nếu bạn không có một giấc ngủ trọn vẹn. Sau một đêm thức trắng, bạn có thể gặp khó khăn hơn trong việc nhớ tên, ngày tháng và thậm chí cả những gì bạn đã làm ngày hôm trước.
- Giảm khả năng phối hợp – Tâm trí và cơ thể của bạn có thể cảm thấy chậm chạp và kém phối hợp hơn sau khi ngủ không ngon giấc. Điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của bạn, khiến bạn cảm thấy vụng về và kém tỉnh táo hơn.
Có lẽ tác dụng rõ ràng nhất của FNE là cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày. Có thể mất nhiều ngày để hồi phục sau tình trạng thiếu ngủ. Như vậy dù chỉ 1 đêm mất ngủ do FNE thôi cũng khiến bạn gặp nhiều vấn đề và điều này có thể kéo dài cả tuần. Từ đó khiến cuộc sống của bạn có đôi phần đảo lộn.
5. Làm sao để khắc phục tình trạng này
Dưới đây là 1 số mẹo để khắc phục hiệu ứng đêm đầu tiên:
- Không nên đổi sang ga giường mới: Khi mới mua nệm về, bạn hãy giữ lại tấm ga giường thường sử dụng, ít nhất là trong 1 vài đêm đầu. Điều giúp bạn vẫn giữ được cảm giác quen thuộc với không gian ngủ, từ đó tránh tối đa hiện tượng đêm đầu tiên
- Mang theo gối: Mẹo này phù hợp dành cho những lúc bạn đi du lịch hoặc công tác xa nhà và thường xuyên khó ngủ trong không gian mới. Chiếc gối sẽ giúp bạn giảm bớt tình trạng khó ngủ hiệu quả đấy!
- Không làm gì cả: Thật vậy, hiện tượng đêm đầu tiên sẽ nhanh chóng qua đi sau 1 vài đêm khi bạn đã quen với môi trường ngủ mới. Đối với người có khả năng thích ứng cao, thậm chí đã có thể ngủ ngon trong đêm thứ 2. Đối với người thích ứng chậm, thời gian này có thể kéo dài 4-5 ngày. Vì vậy, hãy cho bộ não thời gian thích ứng nhé!
Trên đây là những thông tin xoay quanh thắc mắc tại sao chúng ta thường khó ngủ trong đêm đầu tiên trên nệm mới. Hy vọng bài viết đã thỏa mãn bộ óc tò mò của bạn rồi nhé!
Nguồn tham khảo: https://casper.com/blog/cant-fall-asleep-in-new-bed/