Giao mùa là khoảnh khắc thiên nhiên chuyển mình từ mùa này sang mùa khác, đây cũng là thời điểm mà đất trời có nhiều sự vận động, thay đổi nhất. Ở nước ta, thời tiết giao mùa Xuân – Hạ tại miền Bắc hay mùa Khô – mùa Mưa tại miền Nam sẽ mang đến đợt nắng gắt gao như đổ lửa, xen kẽ là cơn mưa gió mùa ào ào bất chợt đổ về cùng độ ẩm không khí tăng cao…
Đừng bỏ lỡ: Ưu đãi cực lớn sản phẩm giấc ngủ giúp điều hoà thân nhiệt, thoải mái cả đêm
Thời tiết ẩm ương “Sáng nắng, chiều mưa” khiến cho bạn trở nên mệt mỏi và thường xuyên bị khó ngủ. Hệ quả là mỗi khi thức dậy cơ thể luôn trong tình trạng uể oải, thiếu sức sống. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc mỗi khi thời tiết giao mùa?
Nội Dung Chính
1. Thời tiết giao mùa ảnh hưởng thế nào đến giấc ngủ?
Khi thời tiết thay đổi quá nhanh và quá đột ngột sẽ khiến con người không kịp phản ứng. Lúc này, hệ miễn dịch phải thay đổi liên tục để thích ứng nên trở nên suy yếu nhất. Hệ quả là bạn sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn, nhất là bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, hen suyễn, Covid-19… khiến cơ thể khó chịu, ăn không ngon miệng và khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Đặc biệt, khi bị bệnh, bạn sẽ muốn dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, ngủ nướng và ngủ trưa, nhưng giấc ngủ vào các thời điểm này thường có chất lượng không tốt, khi thức dậy chỉ thêm mệt mỏi uể oải.
Nệm êm ái cho giấc ngủ ngon cả 4 mùa
Ngoài ra, khi thời tiết giao mùa sẽ tác động đến hành vi, cảm xúc nhất thời của chúng ta. Theo đó thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến tâm trạng khiến nhiều người trở nên cáu gắt, bực tức và căng thẳng. Những điều này ít nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây ra triệu chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Hơn nữa, nhiệt độ phù hợp cho giấc ngủ là từ khoảng 21°C – 26°C, tuy nhiên mùa hè nắng nóng gay gắt có thể khiến giấc ngủ không hề dễ chịu chút nào. Đặc biệt đối với gia đình không sử dụng máy điều hòa hoặc những căn phòng không được xây bằng vật liệu chống nóng.
Đối với người cao tuổi hay những người có vấn đề về xương khớp, thời tiết giao mùa thường trở thành nỗi ám ảnh khi làm khởi phát bệnh lý có sẵn, gây đau nhức, ê ẩm cơ và tay chân ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ.
2. Giải pháp khắc phục tình trạng khó ngủ khi thời tiết thay đổi thất thường
2.1. Chọn nệm chất lượng, phù hợp cho cả 4 mùa
Để có thể ngủ ngon giấc mỗi khi tiết trời thay đổi, bạn nên lựa chọn chiếc nệm có khả năng thích hợp sử dụng cho cả bốn mùa. Theo đó, nệm lò xo, nệm cao su hay nệm foam tích hợp thêm lớp gel cool mát lạnh với tính năng đàn hồi tốt, thoáng khí cao sẽ là gợi ý tuyệt vời. Đặc biệt, những loại nệm chất lượng còn mang đến khả năng nâng đỡ tốt, duy trì hệ cơ xương ở tư thế tự nhiên nhất, làm xoa dịu cơn đau nhức mỗi khi trời trở gió.
Ngoài ra, bạn nên ưu tiên lựa chọn nệm có lớp vỏ bọc có khả năng điều hòa thân nhiệt, không gây hầm nóng và bí bách cho người sử dụng. Đặc biệt chúng phải có khả năng kháng khuẩn, không tích tụ mồ hôi, bụi bẩn… để đảm bảo an toàn sức khỏe của mình và những người thân yêu. Theo đó, các loại chất liệu mà bạn có thể cân nhắc là cotton, tencel, microfiber, lụa…
Có thể bạn quan tâm: Top nệm nằm mát lưng được yêu thích nhất cho mùa hè 2021
2.2. Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ
Theo chuyên gia y tế khuyến nghị, bài tập thể dục trước khi đi ngủ như yoga, ngồi thiền… sẽ giúp cải thiện tâm trạng, làm tăng chất lượng giấc ngủ và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Nếu bạn thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc mỗi khi thời tiết giao mùa thì việc lựa chọn cho mình bài tập nhẹ nhàng, rồi uống một ly sữa nóng là giải pháp để bạn chìm vào giấc ngủ sâu rất nhanh chóng.
2.3. Kiểm tra nhiệt độ phòng
Như đã tiết lộ, nhiệt độ phòng lý tưởng cho giấc ngủ ngon là 21°C – 26°C, nhưng nếu phòng quá hầm nóng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp để làm mát phòng ngủ.
Chẳng hạn như tối giản đồ đạc nhất có thể để tránh tích tụ nhiệt, tạo không gian thoáng mát và yên tĩnh. Hãy tận dụng rèm cửa để che chắn nóng trong phòng, đặt thêm một vài chậu cây xanh để tạo cảm giác tươi xanh. Nếu có thể, bạn nên trang bị thêm lớp cách nhiệt cho tường, trần nhà để căn phòng được mát mẻ hơn.
2.4. Cân bằng giờ giấc sinh hoạt
Vào những lúc cơ thể trở nên mệt mỏi, uể oải, chúng ta thường có xu hướng “nuông chiều” bản thân bằng giấc ngủ nướng, hay ngủ trưa kéo dài… Tuy nhiên, chúng có thể gây rối loạn nhịp sinh học cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ ban đêm. Do đó, bạn nên cân bằng giờ giấc sinh hoạt hợp lý và khoa học nhé! Đó là thức dậy và đi ngủ vào khung giờ cố định, không thức quá khuya hay ngủ nướng vào những ngày hè, cuối tuần.
2.5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Khi gặp tình trạng khó ngủ nhất thời, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, trà, rượu… nhất là vào buổi chiều, cuối ngày hay gần lúc đi ngủ. Khi thời tiết vào hè, bạn cũng cần tránh thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt, mì cay…
Thay vào đó, bạn nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin và chất xơ như rau củ, trái cây. Chẳng hạn như bạn có thể sử dụng đu đủ chín sau bữa tối… Ngoài bổ dưỡng, loại trái cây này còn có công dụng mát gan, an thần và dễ ngủ.
Trên đây là những thông tin để giải quyết tình trạng khó ngủ khi thời tiết giao mùa mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn luôn có những giấc ngủ ngon. Và sẽ thật tuyệt vời khi bạn chia sẻ điều bổ ích này đến những người thân yêu!
Nguồn tham khảo: https://thanhnien.vn/kho-ngu-luc-chuyen-mua-phai-lam-sao-post522015.html