Sức khỏe giấc ngủ

Trẻ khó ngủ vào dịp Tết phải làm sao? 3 mẹo giúp bé ngủ ngon ngày Tết

CẬP NHẬT 13/02/2023 | BỞI Tiến Kiều

Tết là một kỳ nghỉ lễ tương đối dài của người Việt. Trong dịp Tết, những người đi xa sẽ trở về quê hương, đoàn tụ với người thân, gặp gỡ bạn bè, họ hàng,… Là một kỳ nghỉ vui vẻ, do đó không tránh khỏi thời gian ngủ nghỉ của chúng ta bị xáo trộn, đặc biệt là đối với trẻ em. Do đó có không ít trẻ gặp tình trạng khó ngủ trong dịp năm mới.

Vậy trẻ khó ngủ vào dịp Tết phải làm sao? Nếu bố mẹ đang băn khoăn vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết sau của Vua Nệm ngay nhé. Chúng tôi sẽ tổng hợp một số mẹo hay giúp bé yêu nhà bạn ngủ ngon giấc trong dịp Tết. 

1. Tại sao trẻ gặp tình trạng khó ngủ vào dịp Tết?

Theo các chuyên gia, chất lượng giấc ngủ tốt được đánh giá thông qua hai yếu tố: ngủ sâu giấc và không giật mình quá nhiều lần. Khi ngủ sâu giấc, sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện đáng kể và phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác. Do đó, người trưởng thành cần ngủ đủ 6-8 tiếng/ngày. Còn trẻ nhỏ và thanh thiếu niên nên ngủ đủ 10-12 tiếng. 

Trong kỳ nghỉ Tết, chúng ta sẽ trải qua nhiều hoạt động như thăm viếng, chúc Tết, tiệc tùng,… Hầu hết các hoạt động này đều có thời gian khá dài, không diễn ra theo quy luật. Mặc dù các hoạt động trong Tết là trách nhiệm của cha mẹ, nhưng trẻ con cũng sẽ bị ảnh hưởng. Việc theo chân bố mẹ đi chúc Tết, tham gia các bữa tiệc tùng tận khuya có thể khiến giấc ngủ của bé bị rối loạn, khó ngủ vào ban đêm.

nguyên nhân trẻ khó ngủ vào dịp tết
Tình trạng trẻ khó ngủ rất thường xảy ra trong dịp Tết

Đặc biệt, trong dịp Tết trẻ sẽ không phải đến trường và được bố mẹ cho phép vui chơi thỏa thích. Việc hoạt động quá nhiều, quá phấn khích vào ban ngày cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị khó ngủ vào ban đêm. Ngoài ra việc ăn uống quá nhiều món ăn như bánh chưng, bánh tét, kẹo mứt cũng khiến bé thừa năng lượng và khó ngủ. 

2. Tác hại của việc thiếu ngủ đối với trẻ

Mất ngủ trong thời gian nghỉ Tết rất có hại đối với sức khỏe của trẻ. Khi thiếu ngủ, cơ thể của trẻ sẽ chậm phát triển cả về chiều cao, thể lực và trí lực. Vậy nên dù đang tận hưởng thời gian sum vầy bên gia đình thì mọi người cũng cần đảm bảo cho trẻ có được những giấc ngủ ngon. Tốt nhất là hãy duy trì thời gian biểu ngủ nghỉ của trẻ giống như ngày thường. Thời gian nghỉ ngơi và ngủ hợp lý sẽ giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện và vui chơi vui vẻ cả ngày dài. 

Cũng như người lớn, giấc ngủ có ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ em. Khi trẻ ngủ không đủ giấc, thiếu ngủ cơ thể sẽ tự động tăng hàm lượng cortisol trong máu. Hormone này có khả năng làm tăng mạnh hoạt tính của enzyme tích mỡ, gây tăng cân cho cơ thể. 

Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến hoạt động não bộ của trẻ. Trong não có đến hàng tỷ tế bào thần kinh đang hoạt động. Chúng chính là bộ máy cho phép con người xử lý, ghi nhớ nhiều thông tin quan trọng. Thiếu ngủ sẽ dẫn đến quá trình xử lý của não bộ bị chậm lại. Nếu khó ngủ lâu dài có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. 

3. Một số biểu hiện của việc trẻ bị khó ngủ, rối loạn giấc ngủ vào dịp Tết

Không chỉ trong dịp Tết mà ngày thường, việc trẻ khó ngủ cũng được thể hiện dưới nhiều dạng biểu hiện. Trước khi giải quyết vấn đề trẻ khó ngủ vào dịp Tết phải làm sao, chúng ta sẽ tìm hiểu một số biểu hiện cho thấy trẻ đang khó ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ:

3.1. Trẻ có biểu hiện hoảng loạn vào ban đêm

Trẻ bị khó ngủ vào dịp Tết phải làm sao? Để xử lý vấn đề này đầu tiên bạn cần nắm rõ các biểu hiện cho thấy bé đang rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ. Và một trong những biểu hiện đầu tiên chính là trẻ có biểu hiện hoảng loạn vào ban đêm. 

biểu hiện trẻ khó ngủ vào dịp tết
Giật mình thức giấc giữa đêm là một biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Khi trẻ bị hoảng loạn, chúng thường có các dấu hiệu như: đang ngủ thì đột ngột giật mình ngồi dậy, vẻ mặt căng thẳng, sợ hãi, thở nhanh, nhịp tim tăng, vã mồ hôi, la hét trong hoảng sợ. Khi trẻ đang trong cơn hoảng loạn, người lớn rất khó khiến bé bình tĩnh. Sau khi cơn hoảng loạn qua đi, trẻ có thể tiếp tục ngủ và không hề nhớ bất cứ điều gì vào sáng hôm sau. 

3.2. Trẻ gặp cơn miên hành

Cơn miên hành là cụm từ nghe có vẻ mới mẻ nhưng thực tế chúng là một trong những triệu chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ. Trong cơn miên hành, trẻ sẽ có các biểu hiện như: đột nhiên choàng tỉnh giấc khi đang ngủ, một số trẻ sẽ ngồi yên lặng trên giường và nhìn về một hướng. Ngoài ra, một số trẻ khác còn có biểu hiện như vô thức xuống giường và đi ra ngoài, mặc quần áo trong vô thức,… 

Thông thường, cơn miên hành sẽ xảy ra ở trẻ vào khoảng 1-2h sáng. Mặc dù vẫn mở mắt nhưng lúc này trẻ hoàn toàn vô thức. Các cơn miên hành sẽ kéo dài khoảng 30 phút hoặc hơn. Sau đó trẻ có thể sẽ ngủ tiếp và hoàn toàn quên mất mọi chuyện vào hôm sau. Một số ý kiến cho rằng cơn miên hành xảy ra ở trẻ là do sự chưa ổn định trong chu kỳ thức – ngủ của não. 

3.3. Tình trạng mộng du

Mộng du cũng thường xảy ra khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ. Tương tự như hai biểu hiện ở trên, trẻ mộng du sẽ hành động trong vô thức khi đang ngủ như trèo xuống giường, đi ra ngoài,… Các hành động vô thức trong cơn mộng du thực sự vô cùng nguy hiểm. Do vậy, các bậc cha mẹ hãy lặng lẽ theo dõi và bảo vệ con mình trước những nguy hiểm có thể xảy ra cho đến khi bé quay lại giường ngủ. 

những biểu hiện trẻ khó ngủ vào dịp tết
Trẻ bị khó ngủ có thể gặp tình trạng mộng du

3.4. Trẻ gặp chứng lo sợ lúc ngủ

Nếu quan sát, các bậc cha mẹ sẽ có thể nhận ra một trong những biểu hiện khác của việc trẻ bị khó ngủ. Đó chính là chứng hoảng sợ lúc ngủ. Thường thì chứng này sẽ xảy ra ở một số bé đã đến trường, có nhận thức. Những đứa trẻ này thường có biểu hiện như giật mình lúc ngủ, nói mớ, khóc,… Có thể là do tinh thần của trẻ gặp áp lực vào ban ngày, bị bạn bè bắt nạt, gặp chuyện đáng sợ,… Trong trường hợp này, cha mẹ cần vỗ về, an ủi tinh thần, giúp bé giảm bớt sợ hãi và tiếp tục đi vào giấc ngủ. 

3.5. Trẻ bị đái dầm

Nếu sau một thời gian mà con bạn đột nhiên bị đái dầm thì đây chính là biểu hiện của việc bé bị khó ngủ, rối loạn giấc ngủ. Trong trường hợp này, bạn hãy đưa con đến bệnh viện để xác định nguyên nhân cụ thể. Việc trẻ đái dầm trong dịp Tết có thể là do bé bị tác động bởi việc thay đổi chỗ ở, vận động quá nhiều, thay đổi giờ giấc nghỉ ngơi… 

trẻ khó ngủ vào dịp tết biểu hiện
Khi bị rối loạn giấc ngủ trẻ có thể bị đái dầm

3. Trẻ khó ngủ vào dịp Tết phải làm sao? Bí quyết giúp trẻ ngủ ngon giấc, cha mẹ yên tâm

Làm thế nào để trẻ chơi ngoan ngủ ngoan vào dịp Tết? Đây có lẽ là câu hỏi được không ít cha mẹ quan tâm lúc này. Sau đây, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn câu trả lời cho nan đề trẻ khó ngủ vào dịp Tết phải làm sao?

3.1. Tạo không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái cho trẻ

Thông thường thì vào dịp Tết là dịp mọi người trong gia đình hội họp, sum vầy. Do đó, không khí trong các gia đình có thể sẽ hơi ồn ào và náo nhiệt. Trong điều kiện như vậy, để trẻ ngủ ngon cần tạo không gian thật yên tĩnh, thoải mái. 

Trước khi trẻ ngủ, bạn cần tắt tivi, tắt bớt đèn điện, chỉ để đèn ngủ với ánh sáng êm dịu. Bố mẹ có thể mở các bản nhạc không lời du dương cho trẻ dễ ngủ. Giường nệm gối chăn cũng cần được chuẩn bị thật kỹ. Bố mẹ nên chọn các loại chăn nệm có độ thoáng mát và thấm hút tốt để trẻ có được giấc ngủ ngon, ngừa các trường hợp cảm lạnh do thấm ngược mồ hôi. Ngoài ra, bạn cũng có thể hướng dẫn trẻ tập thư giãn trước khi đi ngủ bằng các hoạt động như thả lỏng cơ bắp, thở bằng bụng thật chậm,… 

3.2. Tránh để trẻ chịu kích thích quá mạnh trước giờ đi ngủ

Một phương pháp tiếp theo để giải quyết vấn đề trẻ khó ngủ vào dịp Tết phải làm sao chính là hạn chế để trẻ chịu kích thích trước giờ đi ngủ. Trong ngày Tết, những đứa trẻ sẽ được gặp bạn bè, anh chị em trong đại gia đình,… Những đứa trẻ cùng trang lứa khi gặp nhau sẽ có rất nhiều trò chơi thú vị để chia sẻ. Việc chơi đùa vui vẻ rất tốt cho tinh thần của trẻ. Tuy nhiên, đây cũng là một trong các nguyên nhân gây khó ngủ cho trẻ. 

cách khắc phục trẻ khó ngủ vào ban đêm
Hạn chế trẻ chạy nhảy, chơi đùa trước giờ ngủ

Do đó, trước giờ đi ngủ bố mẹ cần hạn chế không để trẻ chạy nhảy, chơi đùa quá mức. Hãy cho trẻ biết đã sắp đến giờ đi ngủ và con cần bình tĩnh, chơi các trò chơi nhẹ nhàng, thư giãn. Ngoài ra, trước giờ đi ngủ bố mẹ cũng cần hạn chế trẻ ăn các món ngọt như socola. Mặc dù rất ngon nhưng hoạt chất trong socola có thể khiến bé thao thức, khó ngủ. 

3.3. Hạn chế thay đổi thói quen ngủ trưa của trẻ

Trong các ngày Tết, việc ngủ nghỉ của trẻ có thể sẽ bị xáo trộn khi gia đình cần di chuyển xa, tham gia các cuộc hội họp, tiệc tùng,… Đặc biệt, vì ham chơi trẻ có thể sẽ từ bỏ thói quen ngủ trưa vốn có. Trong trường hợp này, bố mẹ cần đảm bảo thời gian biểu giấc ngủ cho bé không bị xáo trộn. Đúng giờ ngủ trưa, hãy cho bé ngủ một giấc ngắn. Đặc biệt, không nên để trẻ ngủ trưa quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng khó ngủ vào ban đêm. 

>> Xem thêm:

Như vậy là chúng ta đã có câu trả lời cho vấn đề trẻ khó ngủ vào dịp Tết phải làm sao rồi đúng không nào. Mong rằng bài viết này sẽ góp phần giúp bố mẹ gỡ rối và điều chỉnh giấc ngủ cho bé tốt hơn trong dịp Tết đến xuân về. Đừng quên cập nhật những bài viết mới của Vua Nệm để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều