Sức khỏe giấc ngủ

Khó ngủ về đêm và các loại thuốc giúp bạn dễ ngủ hơn

CẬP NHẬT 19/12/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Giấc ngủ là vô cùng quan trọng đối với mỗi người trong chúng ta vì chỉ khi được ngủ đủ giấc, ta mới có thể làm việc một cách năng suất và hiệu quả. Thế nhưng, những năm gần đây, số lượng người mắc phải chứng khó ngủ dẫn đến việc ngủ không đủ giấc ngày càng tăng cao, ảnh hưởng không ít đến đời sống và xã hội. Vậy nguyên nhân khó ngủ về đêm là gì? Và uống thuốc gì để dễ ngủ? Hãy cùng Vua Nệm tìm lời giải đáp qua bài viết sau.

1. Nguyên nhân khó ngủ về đêm

Thời gian ngủ cần thiết của người trưởng thành
Thời gian ngủ cần thiết của người trưởng thành nằm trong khoảng 7 tới 9 tiếng mỗi đêm

Thời gian ngủ cần thiết của người trưởng thành nằm trong khoảng 7 tới 9 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, có tới hơn 50 % người trưởng thành cảm thấy khó ngủ hoặc không thể duy trì giấc ngủ một cách liên tục. Và việc này thường xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu dưới đây.

1.1 Các thói quen không tốt

Thói quen trước khi ngủ là một trong những tác nhân lớn ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Nếu bạn sử dụng quá nhiều các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, trà,.. sáu tiếng trước khi ngủ thì có khả năng lớn bạn sẽ bị khó ngủ về đêm. Các thói quen như ăn nhiều trước khi ngủ, để đèn quá sáng hoặc có thời gian ngủ trưa dài cũng sẽ dẫn đến tình trạng này.

1.2 Cảm xúc tiêu cực

Những nỗi buồn phiền lo lắng trong cuộc sống luôn làm cho bạn phải nằm trằn trọc hàng giờ liền trên giường để tìm ra cách giải quyết. Và nếu không giải quyết được, chúng có thể trở thành những cảm xúc tiêu cực kéo dài ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, làm rối loạn nhịp đồng hồ sinh học dẫn đến khó ngủ.

1.3 Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử

Sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, máy tính hoặc điện thoại di động trước khi ngủ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng khó ngủ. Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử có thể làm ức chế quá trình sản xuất melatonin – một hormone tạo ra cảm giác buồn ngủ.

Ánh sáng xanh gây mất ngủ
Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử làm ức chế quá trình sản xuất melatonin

1.4 Sự sụt giảm thời gian ở giai đoạn giấc ngủ sóng chậm và giấc ngủ REM

Theo một nghiên cứu, những người trưởng thành ở độ tuổi trung niên trở lên thường dành thời gian trong giấc ngủ sóng chậm và giấc ngủ REM ngắn hơn. Giấc ngủ sóng chậm đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo cơ thể còn giấc ngủ REM thì giúp chúng ta ghi nhớ những kiến thức đã học trong ngày. 

Nếu thời gian ở những giai đoạn này bị rút ngắn thì cũng đồng nghĩa với việc giấc ngủ sẽ không còn hiệu quả như trước. Thế nên, đây có thể là một trong những lý do cho chứng khó ngủ.

1.5 Các chứng rối loạn giấc ngủ

Bên cạnh những nguyên nhân trên, việc khó ngủ cũng có thể xuất hiện khi bạn mắc phải các chứng rối loạn giấc ngủ sau:

khó ngủ
Việc khó ngủ cũng có thể xuất hiện khi bạn mắc phải các chứng rối loạn
  • Ngưng thở khi ngủ: Những người mắc chứng này sẽ bị tắc nghẽn đường thở khi ngủ dẫn đến hiện tượng ngưng thở gây thức giấc liên tục trong đêm. Bên cạnh việc ngưng thở, những người này còn thường xuyên ngáy rất to.
  • Hội chứng chân bồn chồn: Hội chứng này tạo cho người bệnh những cảm giác ngứa ngáy, đau nhói ở chân khi ngủ và chỉ đỡ hơn nếu bạn chuyển động chân. 
  • Hội chứng giai đoạn giấc ngủ bị trì hoãn: Cũng như tên gọi của mình, hội chứng này sẽ khiến thời gian ngủ và thức giấc trong 24 giờ của bạn bị trì hoãn. Bạn có thể sẽ không buồn ngủ cho tới tận nửa đêm và không thể thức sớm vào hôm sau.

2. Những loại thuốc giúp bạn dễ ngủ

thuốc có tác dụng gây ngủ
Nhiều loại thuốc có tác dụng gây ngủ và duy trì giấc ngủ trong thời gian dài

Thuốc là một phương thức có thể giúp bạn giải quyết nhanh chóng việc khó ngủ về đêm. Hiện nay đã có rất nhiều loại thuốc có tác dụng gây ngủ và duy trì giấc ngủ trong thời gian dài được bán ở các tiệm thuốc. Điển hình như:

  • Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm cảm như Trazodone ngoại trừ có tác dụng chính là chống lo âu thì còn có thể dùng để điều trị các chứng mất ngủ.
  • Thuốc thuộc nhóm an thần Benzodiazepines: Những loại thuốc thuộc nhóm này như Emazepam, Triazolam,… được xem là vô cùng công hiệu trong việc trị chứng khó ngủ. Chúng cũng được sử dụng để chữa các chứng rối loạn giấc ngủ như mộng du, gặp ác mộng. Nhưng dù có hiệu quả tốt, các loại thuốc này lại có những tác dụng phụ nghiêm trọng và dễ gây nghiện.
  • Doxepine: Thuốc được sử dụng rộng rãi đối với những người gặp khó khăn trong việc ngủ một giấc dài. Doxepine có thể giúp bạn duy trì giấc ngủ bằng cách ngăn chặn các thụ thể histamine và kéo dài giấc ngủ ra khoảng 7-8 tiếng.
  • Eszopiclone: Thuốc sẽ giúp bạn ngủ nhanh hơn và giấc ngủ thường kéo dài trung bình 7-8 tiếng. Cũng giống như Doxephine, Eszopiclone chỉ nên được dùng khi bạn có cả một đêm dài để ngủ.

Những loại thuốc ngủ này tuy có hiệu quả nhanh chóng nhưng lại đi kèm với một số tác dụng phụ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể của bạn. Do đó, để có một sức khỏe tốt thì chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết và cần tham khảo trước với bác sĩ. 

Thuốc ngủ gây tác dụng phụ
Thuốc ngủ này tuy có hiệu quả nhanh chóng nhưng lại đi kèm với một số tác dụng phụ

Xem thêm: Những cách chữa mất ngủ hiệu quả không dùng thuốc.

3. Các phương pháp chữa khó ngủ tự nhiên

3.1 Hạn chế tiếp xúc ánh sáng xanh trước khi ngủ

Để dễ ngủ hơn, bạn có thể bắt đầu với việc hạn chế dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ. Thay vì xem ti vi hay tiếp tục công việc dở dang trên máy tính, điện thoại, hãy bật những bản nhạc mình yêu thích và tận hưởng thời gian trước khi ngủ. Sau một thời gian, cơ thể bạn sẽ dần xem đây là một dấu hiệu nhận biết giờ ngủ đã tới nên bạn sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn trước.

3.2 Xây dựng những thói quen tốt

 thử các bài tập nhẹ như thiền và yoga trước khi ngủ
Hãy thử các bài tập nhẹ như thiền và yoga

Tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ và tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời không chỉ giúp ích trong việc chữa khó ngủ mà còn đem tới cho bạn một sức khỏe tốt. Nhưng nên tránh ăn quá nhiều và vận động mạnh trước khi ngủ. Nếu chỉ có thể tập thể dục vào buổi tối thì hãy thử các bài tập nhẹ như thiền và yoga.

Xem thêm: 5 bài tập yoga trị mất ngủ hiệu quả và đơn giản.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế dùng các chất kích thích 6 tiếng trước khi ngủ. Thay vào đó, một ly sữa nóng hoặc ly trà thảo mộc sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.

3.3  Điều chỉnh nhịp đồng hồ sinh học

Hãy bắt đầu duy trì việc đi ngủ và thức giấc tại một giờ cố định. Việc này sẽ giúp cơ thể bạn dần làm quen với khung thời gian mới và tự điều chỉnh lại nhịp đồng hồ sinh học của mình. Cho tới nay, đây là một trong những phương pháp chữa chứng mất ngủ tự nhiên đơn giản và hiệu quả nhất.

 khó ngủ về đêm
Chứng khó ngủ về đêm đã trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với không ít người

Chứng khó ngủ về đêm đã trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với không ít người. Vì thế, Vua Nệm hy vọng thông qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nó và tìm ra cách chữa trị phù hợp với bản thân mình. 

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/sleeping-difficulty

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team