Hay buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Làm thế nào để cải thiện?

CẬP NHẬT 07/04/2023 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Banner Black Friday

Thỉnh thoảng buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật do thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, thậm chí đã ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước là vấn đề không hiếm gặp hiện nay. Tuy nhiên, nếu hiện tượng hay buồn ngủ lặp đi lặp lại thường xuyên thì bạn nên cẩn thận, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một vài bệnh lý nguy hiểm đấy nhé!

1. Hay buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Thỉnh thoảng buồn ngủ hoặc mất ngủ do căng thẳng, làm việc quá sức, suy nghĩ nhiều là điều bình thường mà có lẽ ai cũng gặp vài lần trong đời. Thế nhưng, cũng có nhiều người ngủ gà, ngủ gật, buồn ngủ với tần suất liên tục bất kể ban ngày hay ban đêm cho dù đã ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày theo quy chuẩn. 

 Hay buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Hay buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Hãy nhớ, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe như thiếu máu, chứng ngưng thở khi ngủ, mất ngủ hoặc các bệnh lý về tim mạch.

1.1. Mất ngủ mãn tính kéo dài:

Đây là bệnh lý cần nghĩ đến đầu tiên khi bạn thường xuyên buồn ngủ, ngủ gật trong ngày, kể cả việc ngủ ngày kéo dài từ 60 phút trở lên cũng cho thấy dấu hiệu có gì đó không ổn với cơ thể bạn. 

Ngủ đêm không ngon, trằn trọc, khó chịu, thậm chí mất ngủ sẽ dẫn đến hệ lụy là những cơn buồn ngủ ngày ập đến, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tác động tiêu cực đến hiệu quả công việc của bạn, và ngược lại ngủ ngày nhiều cũng là một trong số nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên kéo dài. 

Theo Giám đốc Chương trình nghiên cứu giấc ngủ và sức khỏe tại Đại học Arizona (Mỹ) Michael Gardner, để đối phó với căn bệnh mất ngủ kinh niên chưa bao giờ là dễ dàng, chúng sẽ làm cơ thể kiệt quệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh và não bộ. 

 Hay buồn ngủ do mất ngủ mãn tính kéo dài.

Hay buồn ngủ do mất ngủ mãn tính kéo dài.

Như vậy có thể thấy, ngủ không đủ giấc không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm giảm sự tập trung, gây buồn ngủ nhiều vào ban ngày. Trung bình chúng ta nên dành 7 – 8 giờ/đêm cho giấc ngủ.

1.2. Hay buồn ngủ có thể là dấu hiệu bệnh trầm cảm: 

Bệnh trầm cảm bản chất là rối loạn tâm sinh lý, khiến người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, giảm hứng thú với mọi sự vật, sự việc xung quanh, thậm chí cả những hoạt động nằm trong sở thích cá nhân trước đây.

Hiện nay, trầm cảm được xem là căn bệnh cực kỳ phổ biến, theo thống kê, có đến 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên tỷ lệ mắc trầm cảm ở nữ giới cao hơn so với phái mạnh.

 Hay buồn ngủ có thể là dấu hiệu bệnh trầm cảm.

Hay buồn ngủ có thể là dấu hiệu bệnh trầm cảm.

Khi bị trầm cảm, người bệnh sẽ có những biểu hiện mơ hồ, mệt mỏi, thiếu sức sống, đầu óc lúc nào cũng buồn ngủ kể cả ban ngày. Điều này khiến bạn bị suy giảm năng lượng trầm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, kéo theo các vấn đề về trí nhớ và sự tập trung. Chính vì vậy, nếu hay buồn ngủ với tần suất liên tục khiến cơ thể uể oải, chán nản, bạn có thể đã mắc chứng trầm cảm nhẹ.

1.3. Hay buồn ngủ do thiếu máu dinh dưỡng: 

Thiếu máu là căn bệnh phổ biến ngày nay, gây ra do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng thiếu sắt. Sắt là thành phần quan trọng của huyết sắc tố, tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển oxy. 

Thiếu sắt sẽ gây ra thiếu máu khiến hệ thống thần kinh và cơ quan não bộ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, từ đó dẫn đến chứng mệt mỏi, thường xuyên buồn ngủ, cơ thể chậm chạp, mất tập trung… 

 Hay buồn ngủ do thiếu máu dinh dưỡng.

Hay buồn ngủ do thiếu máu dinh dưỡng.

Do đó, nếu bạn gặp phải triệu chứng da xanh xao, hay buồn ngủ vào ban ngày, thỉnh thoảng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu thì đừng chủ quan, bởi rất có thể chúng chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh thiếu máu. Bổ sung sắt và các chất dinh dưỡng đầy đủ thông qua thực phẩm giàu sắt như ngũ cốc nguyên hạt, thịt bò, gan,… là biện pháp cần thiết cho bạn lúc này.

1.4. Thiểu năng tuần hoàn máu não gây chứng buồn ngủ: 

Hay buồn ngủ, lờ đờ, không minh mẫn là một trong số các dấu hiệu cảnh báo căn bệnh thiểu năng tuần hoàn não nguy hiểm. Bệnh gây ra do các mạch máu sau gáy bị chèn ép làm giảm lượng máu chảy về não, khiến các chất thải trong quá trình trao đổi chất bị tích tụ lại, lâu dần dẫn đến ức chế hệ thần kinh. 

Triệu chứng điển hình của bệnh là khó ngủ, mất ngủ về đêm nhưng ngày thì luôn trong trạng thái lơ mơ, ngủ gật, đôi khi ù tai, chóng mắt, suy giảm trí nhớ và kém tập trung, ảnh hưởng đến công việc.

Tóm lại, nếu cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, bạn cần kiểm tra sức khỏe ngay và kịp thời, bởi thiểu năng tuần hoàn não nếu để lâu không chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng có hại với sức khỏe. 

 Thiểu năng tuần hoàn máu não gây chứng buồn ngủ.

Thiểu năng tuần hoàn máu não gây chứng buồn ngủ.

2. Làm thế nào để cải thiện triệu chứng buồn ngủ nhiều? 

Theo nghiên cứu, chúng ta trung bình cần ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo đủ giấc, ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm và giúp tái tạo, phục hồi năng lượng hiệu quả. 

Trên thực tế, ngoài việc theo theo sát điều trị các bệnh lý đang gặp, thì để cải thiện tình trạng hay buồn ngủ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản sau: 

2.1. Tạo môi trường ngủ tốt ngăn ngừa chứng hay buồn ngủ:

Để chấm dứt tình trạng hay buồn ngủ triệt để, bạn cần phải có một giấc ngủ thật sự chất lượng về đêm. Giấc ngủ của bạn cần đảm bảo các yếu tố cơ bản như đủ giấc, sâu giấc, không tỉnh giấc nhiều lần, thức dậy không bị mệt mỏi,…

Và môi trường ngủ đóng vai trò then chốt giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn mỗi ngày. 

Trước khi ngủ, hãy nhớ tắt hết đèn, không gian tối luôn được ưu tiên để sản xuất hormone melatonin kích thích buồn ngủ. Ngoài ra các vật dụng tiếp xúc trực tiếp cơ thể như chăn ga, gối nệm cũng cần được quan tâm. 

Bạn không nên sử dụng một chiếc nệm trên 8 năm, chăn ga cần được vệ sinh thường xuyên, định kỳ để hạn chế sự bám dính của vi khuẩn và mạt bụi, loại gối tốt, nâng đỡ phần cổ, vai gáy, cải thiện tình trạng mất ngủ mà bạn có thể lựa chọn là gối cao su hoặc một vài kiểu gối ôm,…

 Các vật dụng tiếp xúc trực tiếp cơ thể như chăn ga, gối nệm cũng cần được quan tâm

Các vật dụng tiếp xúc trực tiếp cơ thể như chăn ga, gối nệm cũng cần được quan tâm

2.2. Chấm dứt chứng hay buồn ngủ nhờ tăng cường vận động: 

Nếu bạn là một người lười vận động và hay buồn ngủ vào ban ngày thì đừng quên thực hiện các bài tập vận động thể lực nhé. Theo nhiều chuyên gia, việc thường xuyên luyện tập đều đặn sẽ giúp cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, các cơ bắp và hệ xương khớp cũng được hoạt động nhiều hơn nên sẽ kích thích buồn ngủ nhiều vào ban đêm để phục hồi năng lượng.

Một vài bài tập bạn có thể tham khảo giúp cải thiện hiệu quả chứng hay buồn ngủ gồm yoga, aerobic, zumba,… Nếu không có thời gian, bạn có thể tự tập một vài động tác cơ bản ngay tại nhà, điều này cũng giúp ích cực kỳ lớn trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ bạn nhé!

 Chấm dứt chứng hay buồn ngủ nhờ tập aerobic thường xuyên.

Chấm dứt chứng hay buồn ngủ nhờ tập aerobic thường xuyên.

2.3. Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp ích nhiều trong việc hạn chế buồn ngủ.

Bữa sáng được xem là bữa chính trong ngày, tuy nhiên nhiều người thường có thói quen bỏ bữa sáng, dẫn đến thiếu năng lượng trong cả ngày dài và hệ lụy tất yếu chính là hay buồn ngủ, lờ đờ, thiếu tập trung. Bởi vậy, bạn cần có một bữa sáng đủ chất để giúp cơ thể tràn trề sinh lực, làm việc hiệu quả hơn nhé!

Ngoài ra, cần lưu ý thêm rằng nếu không muốn phải chiến đấu với cơn buồn ngủ suốt cả buổi chiều, thì tuyệt đối không nên ăn quá nhiều món vào bữa trưa. Việc thực hiện bữa trưa nhẹ nhàng, đủ chất luôn là điều được các chuyên gia khuyến khích để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe. 

 Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp giảm chứng hay buồn ngủ.

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp giảm chứng hay buồn ngủ.

3. Lời kết: 

Tóm lại, hay buồn ngủ chính là một trong những dấu hiệu điển cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như mất ngủ kinh niên, thiếu máu dinh dưỡng, trầm cảm hay thiểu năng tuần hoàn não,… 

Ngoài ra, việc ngủ gà ngủ gật, không tỉnh táo còn gây ra nhiều tác hại khác như thiếu tập trung làm việc, suy giảm trí nhớ, dễ gặp tai nạn bởi lúc này khả năng mã hóa và truyền tải thông tin từ thị giác vào neuron não bộ gần như “cạn kiệt ”.

Thực tế rằng, chúng ta khó có được một biện pháp nào có thể chống lại cơn buồn ngủ ngay lập tức, kể cả việc sử dụng thuốc kê đơn như Provigil hoặc Nuvigil hay uống cà phê. 

Đây chỉ là biện pháp tạm thời và có hiệu quả trong thời gian ngắn. Do vậy, để cải thiện chứng hay buồn ngủ một cách tốt nhất, bạn cần tạo được môi trường ngủ tốt giúp ngủ ngon hơn về đêm, tăng cường luyện tập vận động và xây dựng thực đơn ăn uống khoa học. 

 Tạo được môi trường ngủ tốt giúp ngủ ngon hơn về đêm

Tạo được môi trường ngủ tốt giúp ngủ ngon hơn về đêm

Hy vọng bài viết trên đã đem đến nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về tác hại của chứng hay buồn ngủ ban ngày. Nếu không muốn thường xuyên buồn ngủ, ảnh hưởng đến công việc, thì hãy chăm sóc tốt cho cơ thể và giấc ngủ của mình vào suốt buổi tối bạn nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/sleep/disorders

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.