Trong quá trình phát triển của trẻ, ăn dặm được xem là giai đoạn quan trọng. Tuy nhiên, có rất nhiều bố mẹ lại chưa biết nên cho con ăn gì trong thời gian này. Đừng quá lo lắng, Vua Nệm đã tổng hợp thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng từ chuyên gia trong bài viết dưới đây, theo dõi ngay nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Những lưu ý cần nhớ khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
- 2. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng giúp con tăng cân nhanh
- 2.1. Thực đơn ăn dặm số 1: Cháo rau ngót thịt bằm
- 2.2. Thực đơn ăn dặm số 2: Cháo thịt bò với ớt chuông
- 2.3. Thực đơn ăn dặm số 3: Cháo trứng gà với đậu phụ
- 2.4. Thực đơn số 4: Cháo tôm rau cải
- 2.5. Thực đơn ăn dặm số 5: Cháo cà rốt với thịt gà
- 2.6. Thực đơn ăn dặm số 6: Cháo rau dền với thịt heo
- 2.7. Thực đơn ăn dặm số 7: Cháo bồ câu với bắp ngọt
- 2.8. Thực đơn ăn dặm số 8: Cháo khoai mỡ với thịt tôm
- 2.9. Thực đơn số 9: Cháo thịt heo và rau chùm ngây
- 2.10. Thực đơn ăn dặm số 10: Cháo cá lóc
- 3. Gợi ý thực đơn ăn dặm theo tuần cho con khỏe mạnh
- 4. Những sai lầm thường gặp khi nấu đồ ăn dặm cho bé
1. Những lưu ý cần nhớ khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
Khi cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm, ba mẹ cần ghi nhớ:
- Với trẻ dưới 1 tuổi thì nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất quan trọng nhất. Vì vậy, mẹ không nên cho con bỏ bú hoàn toàn mà tiếp tục cho bé bú từ 600-800ml sữa mỗi ngày.
- Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng khá đa dạng, tuy nhiên ba mẹ nên hạn chế cho con ăn quá nhiều trứng, thịt, cá,… tránh khiến gan và thận của con hoạt động quá tải.
- Khi nấu ăn cho con, bố mẹ không nên cho thêm các loại gia vị mà nên giữ lại vị nguyên bản của các thực phẩm để con thưởng thức trọn vẹn hương vị của thức ăn, đồng thời giúp các con phát triển vị giác, tập thói quen ăn nhạt tốt cho sức khỏe.
- Khi nấu cháo cho bé ăn dặm thì quy tắc chuẩn là 70ml nước với 10g gạo.
Khi lên thực đơn cho bé, bố mẹ cần đa dạng món ăn và đủ 4 nhóm chất chính:
- Đường hỗ trợ chuyển hóa các chất trong cơ thể.
- Đạm tăng đề kháng cho bé
- Chất béo giúp vitamin A, D, K, E hoà tan và dự trữ năng lượng
- Chất xơ, vitamin và khoáng chất hỗ trợ con chuyển hoá chất, phát triển khỏe mạnh.
- Các nhóm thực phẩm cần bổ sung và thực phẩm tương ứng bao gồm:
- Rau: Bông cải xanh, rau chân vịt, bắp cải, đậu xanh, cải xoăn,… súp rau củ cho bé
- Trái cây: Dâu tây, dưa,…
- Tinh bột: Bột ngô, bánh mì, khoai tây, gạo,…
- Protein: Trứng, thịt heo, cá thu, đậu phụ,…
- Bơ sữa: Sữa chua tiệt trùng không đường
Ngoài ra, khi lên thực đơn ăn dặm, bố mẹ cần cân nhắc phù hợp với cân nặng của bé. Không nên ép con phải ăn quá nhiều, quá no khiến bé chán ăn. Đồng thời, bố mẹ cũng nên chia bữa ăn chính của bé ra 2 – 3 bữa mỗi ngày, đổi món thường xuyên để chống ngán cho con.
2. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng giúp con tăng cân nhanh
2.1. Thực đơn ăn dặm số 1: Cháo rau ngót thịt bằm
Cháo rau ngót thịt bằm, bạn chỉ cần xay nhuyễn rau ngót. Sau đó hoà nước rau ngót với bột gạo, cho thêm thịt lợn đã xay vào khuấy đều tay trên bếp đến khi cháo chín. Múc cháo ra bát, thêm một chút dầu ăn là bé đã có một bữa ăn ngon miệng.
2.2. Thực đơn ăn dặm số 2: Cháo thịt bò với ớt chuông
Rửa sạch nấm rơm, ớt chuông rồi thái hạt lựu, thịt bò rửa sạch rồi thái nhỏ. Xào thịt bò với chút dầu ăn, sau đó thêm ngô, nấm rơm, ớt chuông vào xào chín. Cuối cùng, bố mẹ thêm cháo trắng, phô mai và khuấy đều tay đến khi chín là được.
2.3. Thực đơn ăn dặm số 3: Cháo trứng gà với đậu phụ
Bạn đun sôi 20 gram đậu phụ rồi dùng thìa nghiền nhuyễn. Sau đó cho lòng đỏ trứng cùng đậu phụ vào bát nhỏ, khuấy đều. Tiếp theo, bạn hoà tan bột gạo với lượng nước lọc vừa đủ, đun hỗn hợp này với lửa nhỏ đến khi bột sôi trở lại thì tắt bếp.
2.4. Thực đơn số 4: Cháo tôm rau cải
Bạn đem tôm bỏ vỏ, hấp chín sau đó xay nhỏ. Cải ngọt lấy phần lá, rửa sạch với nước rồi để ráo, sau đó xay nhuyễn, lọc lấy phần nước trong. Tiếp theo là hoà nước rau cải ngọt với bột gạo, khuấy đều đến khi bột đặc lại thì cho tôm vào rồi khuấy tiếp cho đến khi bột chín. Khi cháo chín, mẹ múc cháo ra bát rồi thêm chút dầu ăn cho bé thưởng thức.
2.5. Thực đơn ăn dặm số 5: Cháo cà rốt với thịt gà
Thịt gà đem xay nhuyễn, cà rốt thái nhỏ rồi cũng xay nhuyễn, lọc lấy nước trong. Tiếp theo, bố mẹ xào gà cho chín, hoà nước gà rốt với bột gạo, nấu với lửa vừa rồi thêm thịt gà, khuấy đều đến khi bột chín.
2.6. Thực đơn ăn dặm số 6: Cháo rau dền với thịt heo
Thịt heo bạn xay mịn, xào chín. Rau dền đỏ rửa sạch rồi xay nhuyễn, lọc lấy nước. Tiếp theo, bạn hoà tan bột gạo với nước rau dền, khuấy đều tay cho đến khi bột sệt lại thì thêm thịt vào rồi đun tiếp cho đến khi bột chín.
2.7. Thực đơn ăn dặm số 7: Cháo bồ câu với bắp ngọt
Bạn hấp chín thịt bồ câu rồi xay nhuyễn, sau đó xào với 10g ngô ngọt xay nhỏ. Hoà tan khoảng 20g bột gạo với nước luộc chim, đun với lửa vừa và khuấy đều tay. Sau đó cho thêm ngô và thịt chim, khuấy đều đến khi bột chín.
2.8. Thực đơn ăn dặm số 8: Cháo khoai mỡ với thịt tôm
Tôm bạn đem xay nhuyễn, khoai mỡ hấp chín rồi xay mịn. Tiếp theo, bố mẹ hoà bột với nước rồi đun với lửa vừa, thêm tôm và khoai mỡ vào, khuấy đều tay đến khi bột chín là được.
2.9. Thực đơn số 9: Cháo thịt heo và rau chùm ngây
Bạn xay nhuyễn rau chùm ngây, thịt lợn cũng xay nhuyễn rồi đảo qua với 1 chút dầu ăn. Tiếp theo, bạn hoà nước lọc với bột gạo, đun trên lửa vừa cho bột sôi. Khi sôi khoảng 1 phút, bạn thêm rau chùm ngây và thịt vào khuấy đều đến khi bột đặc lại, múc cháo ra bát cho bé thưởng thức.
2.10. Thực đơn ăn dặm số 10: Cháo cá lóc
Mẹ xay nhuyễn cá lóc rồi xào chín. Sau đó bắc chảo lên bếp, thêm rau xanh xay nhuyễn, sau khoảng 2 phút thì thêm cá vào, khuấy đều đến tới khi bột chín là được.
>>>Đừng bỏ lỡ: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và những điều các mẹ bỉm cần biết?
3. Gợi ý thực đơn ăn dặm theo tuần cho con khỏe mạnh
Ngày 1:
- Trưa: Cháo cá chép rau ngót, nước ép dưa hấu
- Tối: Bột gạo ăn dặm nấu khoai tây
Ngày 2:
- Trưa: Cháo óc heo và sinh tố bơ
- Tối: Súp thịt bò nấu nấm
Ngày 3:
- Trưa: Bột tôm rau dền và sinh tố dâu
- Tối: Cháo cá chẽm và bí đao
Ngày 4:
- Trưa: Cháo lươn cà rốt và nước ép
- Tối: Súp khoai tây và tôm
Ngày 5
- Trưa: Cháo cá hồi bông cải và chuối nghiền
- Tối: Cháo trứng gà với bắp
Ngày 6
- Trưa: Cháo hạt kê thịt bằm và sinh tố xoài
- Tối: Cháo susu cho bé với ức gà
Ngày 7
- Trưa: Súp thịt heo cho bé và thanh long
- Tối: Cháo cá ngừ và cải ngọt
4. Những sai lầm thường gặp khi nấu đồ ăn dặm cho bé
Khi nấu ăn dặm cho con, bố mẹ lưu ý cẩn thận mắc một số sai lầm sau nhé:
- Luôn cho cà rốt, khoai tây nghiền vào cháo: Trong hai thực phẩm này hàm lượng vitamin rất ít, vậy nên mẹ nên thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé, đặc biệt rau xanh.
- Cho trẻ ăn cháo cùng với ngũ cốc: Ngũ cốc không phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của bé, vì vậy bố mẹ cần hạn chế, tránh tình trạng khiến bé bị khó tiêu.
- Luôn dùng máy sinh tố: Bố mẹ nên cho bé ăn từ bột loãng, sệt dần tới ăn cháo nhuyễn, cháo nguyên hạt,… Thời gian đầu bé có thể bị nôn ói, nhưng sau đó bé sẽ dần quen nên bố mẹ không cần phụ thuộc vào máy xay để tăng khả năng xử lý đồ ăn thô của bé.
- Nấu cháo bằng nước hầm xương: Các chất béo trong nước hầm xương có thể khiến bé khó hấp thụ chất dinh dưỡng, vì vậy mẹ nên nấu cháo với thịt bằm cho con để giúp con phát triển tốt nhất.
- Nấu một nồi cháo cho bé ăn cả ngày: Với nhiệt độ phòng thông thường, cháo đã có thể bị thiu trong 2 tiếng. Vì vậy tốt nhất bố mẹ nên nấu cháo mới cho con nhé.
Trên đây là những gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng. Hy vọng với những thông tin này, bố mẹ sẽ giúp con phát triển khỏe mạnh nhé!
>>>Đọc thêm:
- Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đầy đủ dưỡng chất nhất
- Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi giàu dinh dưỡng giúp bé tăng cân