Chuyện quanh ta

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và những điều các mẹ bỉm cần biết?

CẬP NHẬT 20/09/2021 | BỞI Tiến Kiều

Ăn dặm là một dấu mốc vô cùng quan trọng trong những tháng năm đầu đời của trẻ. Đây là giai đoạn chuyển đổi của trẻ từ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức dưới dạng lỏng sang thức ăn có dạng bột, sệt hoặc lợn cợn.

Mặc dù vậy, rất nhiều các bà mẹ trẻ cảm thấy lúng túng hoặc rối bời khi không biết phải cho con ăn dặm như thế nào? Khi nào bắt đầu ăn dặm? Hay thực đơn ăn dặm ra sao? Vậy thì cùng Vua Nệm tìm hiểu về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đang được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa học hỏi và làm theo nhé!

1. Thế nào là ăn dặm kiểu Nhật?

Với tiêu chí kích thích tiêu hóa và vị giác của trẻ, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sử dụng thực đơn ăn dặm vô cùng đa dạng và phong phú, phù hợp độ tuổi của trẻ. Điều này giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, và vì thế cũng yêu thích việc ăn uống hàng ngày hơn. 

ăn dặm kiểu nhật là gì
Ăn dặm kiểu Nhật ngày càng được các phụ huynh tin tưởng

Khác hẳn với kiểu ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật không dùng cối xay hoặc máy xay sinh tố để nghiền nát thức ăn cho bé. Áp dụng phương pháp này, ba mẹ phải dùng cối để giã thức ăn, và sau đó rây mịn, giúp bé cảm nhận được mùi vị thơm ngon của đồ ăn, nhưng cũng quá khó khăn để tiêu hóa.

2. Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Nhiều bậc phụ huynh lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé nhà mình vì hiệu quá đáng kể mà phương pháp này mang lại.

Ăn dặm kiểu Nhật là một quá trình đi từ việc ăn cháo mịn, đến đặc, đến thức ăn có lợn cợn và dạng thô, dạng miếng. Toàn bộ quá trình ăn dặm mà cha mẹ luyện tập cho bé sẽ giúp hình thành kỹ năng nhai và nuốt ở trẻ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động bài bản, giảm thiểu những rủi ro không đáng có trong quá trình ăn dặm. 

Ngoài ra, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật còn khuyến khích trẻ tự ăn phần thức ăn của mình, trong tư thế ngồi ngay ngắn trên bàn ăn của trẻ. Điều này giúp trẻ rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, có giờ giấc và có nguyên tắc. Bên cạnh đó, ăn dặm kiểu Nhật còn cho phép bé tự cầm, nắm hoặc bốc thức ăn khiến các kỹ năng cầm nắm của trẻ được kích hoạt ngay những năm tháng đầu đời. 

Sự kết hợp của những yếu tố trên sẽ giúp bé nhà bạn cảm thấy vui vẻ, thích thú mỗi khi đến giờ ăn. Việc cho trẻ ăn cũng từ đó mà dễ dàng và thoải mái hơn với các bậc phụ huynh.

ăn dặm kiểu nhật có tốt không
Những ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

3. Các lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Dưới đây là một số lưu ý cho các ba mẹ khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé:

3.1 Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm?

Theo một số chuyên gia trong ngành dinh dưỡng, trẻ chỉ nên bắt đầu ăn dặm khi đã đủ 6 tháng tuổi. Lúc này, các cơ quan trong cơ thể cũng như hệ tiêu hóa đã phát triển đủ để trẻ có thể tiếp nhận thức ăn khác, ngoài sữa.

Tuy nhiên, trên thực tế, các mẹ nên chú ý quan sát con trẻ và nhận ra nhu cầu ăn dặm khi bé có các biểu hiện như: đòi thức ăn của người lớn, thèm ăn, hay trẻ đã biết cách ngậm muỗng…Mặc dù vậy, một số trẻ tuy có các dấu hiệu trên nhưng vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho việc ăn dặm.

Do đó, các mẹ nên quan sát để hiểu con nhiều hơn, từ đó nắm bắt kịp thời nhu cầu của con trẻ. 

3.2 Những thực phẩm đầu tiên cho trẻ khi bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật

Để bé dần thích nghi khi chuyển từ việc ăn sữa mẹ (hoặc sữa công thức) sang thức ăn, ba mẹ nên sử dụng các thực phẩm sau cho những năm tháng ăn dặm đầu đời của trẻ.

* Trái cây hoặc sinh tố

Ở giai đoạn cuối tháng thứ 5, các mẹ bỉm có thể cho con ăn dặm với các món sinh tố đã được nấu chín. 

Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, bé có thể ăn trực tiếp các loại trái cây được cắt nhỏ như: lê, dâu tây, táo, kiwi, chuối, bơ, cherry…

món ăn dặm kiểu nhật
Trái cây là thực đơn mà nhiều mẹ lựa chọn cho con

Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng không cho trẻ ăn các loại trái cây quá chua như: cam, chanh, bưởi, quýt… Với các loại trái cây này, mẹ có thể cho trẻ ăn khi bé được 8 hoặc 9 tháng tuổi. Các mẹ bỉm nên vắt nước rồi pha loãng, nếm thử trước khi cho trẻ dùng để tránh ảnh hưởng đến dạ dày của bé.

* Các loại bột (bột ăn liền, bột sữa hoặc bột ngọt)

Mặc dù trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật không đề cập đến việc ăn bột vì các bà mẹ Nhật cho trẻ ăn cháo ngay từ những ngày đầu ăn dặm. Tuy nhiên, nếu bạn cho trẻ ăn dặm sớm hơn hoặc bạn muốn con làm quen dần với việc ăn dặm, thì ăn bột trong khoảng thời gian ngắn theo cách truyền thống cũng là một ý tưởng hay.

Bạn chỉ nên cho trẻ ăn bột trong khoảng thời gian từ 1-2 tuần. Tránh cho trẻ ăn bột quá lâu, vì khi quen ăn bột trẻ sẽ lười nhai, dẫn đến việc khó tập cho trẻ ăn thức ăn về sau.

* Nước ép cà rốt

Để tráng men đường ruột, chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể cho bé uống nước ép cà rốt khoảng 1-2 tuần trước khi bắt đầu ăn dặm.

Nước ép cà rốt với dung lượng khoảng 5-10ml mỗi ngày sẽ giúp bé ổn định hệ đường ruột, tránh rối loạn tiêu hóa khi chuyển đổi từ giai đoạn uống sữa sang ăn dặm.

* Nước Daishi

Nếu các bậc phụ huynh áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé thì nước Daishi là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của trẻ.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật
Nước dashi là thực đơn không thể thiếu cho trẻ ăn dặm

Nước Daishi được nấu từ rau củ quả là lựa chọn hàng đầu trong quá trình ăn dặm của trẻ. Dưới đây là công thức nấu nước Daishi:

  • Bước 1: rửa sạch rồi cắt rau củ quả thành nhiều khúc.
  • Bước 2: Cho nước lọc vào nồi khoảng chừng 1 đốt tay. Sau đó cho rau củ quả vào hầm khoảng từ 30-40 phút. 
  • Bước 3: Đổ nước hầm rau củ quả ra chén rồi cho bé ăn kèm với bột, hoặc cháo ăn dặm.

Để giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc nấu nước Daishi, Vua Nệm xin gợi ý một số công thức:

  • Công thức 1: hành tây, củ cải trắng và bắp cải
  • Công thức 2: đậu cove, cà rốt, su su và khoai tây
  • Công thức 3: cải thảo, súp lơ xanh và trắng, su hào
  • Công thức 4: dùng nước luộc rau của các loại: rau chân vịt, rau cải…
  • Công thức 5: Sử dụng bột Daishi dạng đặc để pha thành nước Daishi, nhằm tiết kiệm thời gian cho các bậc phu huynh bận rộn.

* Một số lưu ý khác

  • Mỗi bữa ăn dặm kiểu Nhật của trẻ cần đảm bảo đủ 3 nhóm thực phẩm, gồm: tinh bột, vitamin và đạm, tượng trưng cho ba màu vàng, xanh, và đỏ. Các món ăn dặm nên được thay đổi thường xuyên để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ cũng như giúp trẻ thay đổi khẩu vị hàng ngày.
  • Đảm bảo tỷ lệ nước và gạo là 1:10. Khi bé lớn hơn, bạn có thể thay đổi dần độ đặc của cháo hoặc thức ăn dặm. Lưu ý, không thêm gia vị vào thức ăn của trẻ.
  • Cho bé ngồi ăn chung với ba mẹ, ăn đúng bữa và tự xúc ăn bằng muỗng hoặc cầm, nắm.

4. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng giai đoạn

Thực đơn ăn dặm thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của trẻ:

4.1 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 5 tháng tuổi

Với những trẻ cứng cáp, có dấu hiệu đòi ăn sớm, các mẹ bỉm có thể cho trẻ ăn dặm từ cuối tháng thứ 5. Mẹ nên cho bé ăn cháo loãng hoặc cháo nghiền nhuyễn trong tuần đầu tiên để hệ tiêu hóa của bé dần quen với thức ăn. Mẹ nên nấu cháo theo tỉ lệ 1:10, nghĩa là 1 lon gạo với 10 lon nước.

cách ăn dặm kiểu nhật
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 5 tháng tuổi

Dưới đây là lượng thức ăn trong tuần đầu tiên ăn dặm kiểu Nhật:

  • 2 ngày đầu: 1 thìa cháo 5ml
  • 3 ngày kế tiếp: 2 thìa cháo 10ml
  • 3 ngày sau: 3 thìa cháo 15ml

4.2 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn các mẹ bỉm tập cho bé làm quen với loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Ngoài ra, giai đoạn này cũng giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nuốt và ăn bằng tay hoặc bằng muỗng.

Ở giai đoạn này, thực đơn ăn dặm của trẻ là các loại rau củ quả nhiều chất dinh dưỡng cũng như dễ tiêu hóa. Ba mẹ phải đảm bảo thức ăn dặm của trẻ mịn, và trơn, tránh trường hợp bé mắc nghẹn trong thời gian đầu ăn dặm.

Chế biến thức ăn của trẻ bằng rây và cối giã nhuyễn, tránh dùng máy xay để trẻ cảm nhận được hương vị tự nhiên của thức ăn.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật bé 6 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Một số thức ăn mà trẻ có thể dùng trong giai đoạn này:

+ Rau củ cung cấp vitamin: bí đỏ, cải bó xôi, cải ngọt, cà rốt, bắp cải, củ cải, hành tây, táo, dâu…

+ Thực phẩm cung cấp tinh bột: bún, gạo, cháo loãng, miến, khoai tây, khoai lang…

+ Thực phẩm cung cấp chất đạm: cá, sữa chua, phô mai, lòng đỏ trứng, đậu hũ…

4.3 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 đến 8 tháng tuổi

Đây là giai đoạn khi trẻ đã bắt đầu quá trình ăn dặm được 1 – 2 tháng. Trẻ đã quen và nhận biết được các loại thức ăn khác nhau. Do đó, ba mẹ nên chú trọng việc cho trẻ làm quen với thức ăn hỗn hợp, gồm nhiều thành phần thực phẩm. Từ 7 đến 8 tháng tuổi, trẻ nên được ăn dặm 2 bữa/ ngày, song song với việc bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Thức ăn của trẻ cũng thô, và đặc hơn giai đoạn đầu ăn dặm. Tỉ lệ nấu cháo nên được áp dụng là 1:7. Sau khi nấu, cha mẹ vẫn nên rây lại trước khi cho trẻ dùng.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật bé 8 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 đến 8 tháng tuổi

Một số loại thực phẩm cho trẻ ăn dặm trong giai đoạn này:

  • Thực phẩm cung cấp vitamin: dưa leo, hoặc nấm
  • Thực phẩm cung cấp đạm: đậu, gà, gan, lòng trắng trứng (khi trẻ 8 tháng tuổi)
  • Thực phẩm cung cấp tinh bột: mì ống, ngũ cốc, yến mạch…

4.4 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, một số trẻ đã mọc răng, do đó cha mẹ nên cho bé ăn thực phẩm thô hơn và lượng thức ăn nhiều hơn trước để dạ dày trẻ làm quen dần.

Bên cạnh những thực phẩm dùng cho trẻ ở các giai đoạn trên, ba mẹ có thể cho trẻ dùng thêm một số thực phẩm khác, như: sò, tôm, thịt bò, thịt heo, miến, bún…

4.5 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi

Một số trẻ đã được cai sữa trong giai đoạn này, vì vậy các bữa ăn của trẻ được chế biến tương tự như người lớn với khối lượng thức ăn nhiều hơn để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Ngoài 3 bữa ăn chính, các mẹ bỉm nên bổ sung thêm sữa cho trẻ vào các bữa giữa ngày. Một số thực phẩm thích hợp cho trẻ trong giai đoạn 12-18 tháng như: thịt gà, cá hồi, cải bó xôi….

thực đơn ăn dặm kiểu nhật bé 18 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi

Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích, giúp các mẹ xây dựng phương pháp cho bé nhà mình ăn dặm hiệu quả và chất lượng hơn. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe. Và đừng quên tiếp tục theo dõi Vua Nệm để nhận nhiều thông tin hữu dụng khác nhé!

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều