Ăn rau ngót có tốt không? Công dụng của rau ngót 

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Rau ngót là loại rau rất phổ biến trong các bữa ăn của người Việt và đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Qua bài biết ăn rau ngót có tốt không? hãy cùng tìm hiểu về những lợi ích tuyệt vời mà rau ngót mang lại.

Ăn rau ngót có tác dụng gìRau ngót mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe
Rau ngót mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe

1. Đặc tính của rau ngót

Rau ngót có đặc điểm dễ trồng, dễ sống có thể dễ dàng trồng bằng thân vì vậy chúng được tận dụng trồng ở khắp mọi nơi như bờ rào, quanh bờ ao, ven lối đi hoặc trồng một góc trong vườn,… 

Về đặc điểm sinh trưởng: rau ngót phát triển nhanh đặc biệt vào mùa mưa, thường ít sâu bệnh vì vậy ăn rau ngót khá là an toàn và lành. Rau ngót thường được dùng nấu canh với thịt, cua, tôm, hến rất ngon và đầy bổ dưỡng. Rau ngót có tính mát nên rất thích hợp dùng cho mùa hè giúp giải nhiệt cơ thể.

2. Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Theo như nghiên cứu, 100g rau ngót có chứa:

  • Canxi 169mg
  • Protein 5,3g
  • Glucid 3,4 g
  • Kali 457mg
  • Natri 25mg
  • Năng lượng 35 kcal. 
  • Protein 5,3g. 
  • Glucid 3,4g. 
  • Cellulose 2,5g.

Ngoài ra trong rau ngót còn chứa vitamin A, vitamin C và các khoáng chất khác như kẽm, đồng, mangan, sắt, phospho.

Theo nghiên cứu, rau ngót chứa hàm lượng vitamin A và vitamin C cao hơn nhiều so với các loại trái cây như bưởi, cam, chanh,… đây là những dưỡng chất thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, giúp kiểm soát cholesterol và tăng cường hệ miễn dịch.

Đồng thời vitamin C có trong rau ngót cũng giúp ngăn ngừa lão hóa, giúp mau lành vết thương và kích thích não bộ phát triển. Ngoài ra, vitamin A trong rau ngót cũng là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, chống nhiễm khuẩn, cải thiện thị lực và giúp làn da luôn tươi trẻ.

Rau ngót có công dụng gì
Rau ngót chứa hàm lượng vitamin C cao

3 Tác dụng của rau ngót

Theo Đông y, rau ngót có vị ngọt và tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, cầm huyết, hoạt huyết, bổ huyết, lợi tiểu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm,… Có thể dùng để nấu làm món ăn, có thể giã nát hoặc xay lấy nước để uống cũng đem lại nhiều công dụng tuyệt vời. Ngoài sử dụng lá để nấu ăn rễ của cây rau ngót cũng có tác dụng đối với sức khỏe. Rễ rau ngót có vị đắng có tác dụng thông huyết và lợi tiểu. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những công dụng tuyệt vời của rau ngót.

3.1 Rau ngót giúp ổn định huyết áp

Theo các chuyên gia, trong rau ngót có chất papaverin có tác dụng chống co thắt các cơ trơn, giúp giãn mạch nên cải thiện được các triệu chứng dẫn đến cao huyết áp.

Nếu người bệnh có vấn đề liên quan đến nghẽn mạch, tắc mạch, xơ vữa động mạch có thể sử dụng rau ngót như một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh đặc biệt là đối với những người bị tai biến mạch máu não.

3.2 Rau ngót giúp giảm cân

Rau ngót giàu chất xơ ít calo nên ăn rau ngót không sợ mập. Đồng thời uống nước rau ngót sống giúp duy trì vóc dáng, đặc biệt phù hợp với nhân viên văn phòng dễ bị mập bụng. Bạn nên kiên trì uống khoảng 200ml nước ép rau ngót mỗi ngày để mang lại kết quả giảm cân hiệu quả.

Ăn rău ngót có giúp giảm cân không
Rau ngót giúp giảm cân hiệu quả

3.3 Hỗ trợ kiểm soát đường huyết 

Kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể là điều mà những người bị bệnh tiểu đường rất quan tâm. Trong rau ngót có insulin là chất hỗ trợ kiểm soát lượng đường đồng thời còn hỗ trợ trong công tác điều trị bệnh tiểu đường ở cấp độ 1.Vì vậy thường xuyên ăn rau ngót chính là một phương pháp cải thiện chỉ số đường huyết hiệu quả. 

3.4 Cải thiện sữa mẹ

Trong rau ngót dồi dào dưỡng chất như vitamin A,B,C, protein,…những chất này rất tốt cho phụ nữ sau sinh.

Nhờ vào các hợp chất sterols có tính chất của estrogen ảnh hưởng đến nội tiết tố nên ăn rau ngót vừa thanh nhiệt vừa cải thiện lượng sữa đối với mẹ đang cho con bú.

Ngoài ra, rau ngót cũng hỗ trợ chữa sót nhau thai vì ăn rau ngót làm cho tử cung co bóp nhiều giúp đẩy hết dịch còn sót trong tử cung và giúp tiêu viêm. Có thể sử dụng rau ngót bằng nhiều cách như nấu canh, uống nước rau ngót sống,…

3.5 Chữa nám da

Trong rau ngót có nhiều vitamin đặc biệt vitamin A, B, C đây là những chất giúp ức chế hình thành các sắc tố trên da và ngăn ngừa nám hiệu quả.

Để sử dụng rau ngót điều trị nám da, bạn dùng rau má ép hoặc xay lấy nước cốt để uống, duy trì uống nước rau ngót trong khoảng 1 tháng hoặc là giã nát rau ngót cùng gừng chắt lấy phần nước làm mặt nạ đắp lên mặt 2 lần/ tuần. Hai phương pháp này sẽ giúp cải thiện làn da của bạn.

Tác dụng của rau ngót là gì
Rau ngót giúp trị nám da

3.6 Cải thiện tình dục 

Trong rau ngót có chứa phytochemical, đây là chất được xem như thần dược khơi dậy sức sốc và tăng ham muốn tình dục cho nam và nữ.

Ngoài ra, trong lá rau ngót có chứa chất sterol giúp làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới. 

3.7 Chữa mồ hôi trộm

Đối với trẻ em thường hay bị ra mồ hôi trộm ở bẹn, gáy đặc biệt nếu bị vào ban đêm sẽ rất dễ khiến trẻ bị ốm và cảm lạnh hoặc có thể dẫn đến còi xương suy dinh dưỡng nếu chứng mồ hôi trộm không được điều trị.

Mồ hôi trộm ở trẻ thường do thiếu vitamin D, canxi,… Có thể sử dụng rau ngót để khắc phục tình trạng này bằng cách thường xuyên nấu canh rau ngót cho trẻ ăn.

3.8 Rau ngót trị táo bón

Trong rau ngót nhiều chất xơ nên thích hợp để trị táo bón cho cả người lớn và trẻ em, đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh nếu ăn rau ngót nhiều sẽ giúp hạn chế táo bón hiệu quả. 

Rau ngót giúp chữa táo bón hiệu quả 
Rau ngót giúp chữa táo bón hiệu quả

4. Ai không nên sử dụng rau ngót

4.1 Người khó ngủ nên cân nhắc sử dụng rau ngót

Theo nghiên cứu cho thấy ăn rau ngót có thể gây ra tác dụng phụ như ăn uống kém đi, khó ngủ, khó thở. Tuy nhiên qua quá trình nấu chín có thể làm giảm đi những tác dụng phụ này. Vì vậy người mất ngủ nên cân nhắc khi ăn rau ngót hoặc cần nấu kỹ trước khi ăn, không sử dụng rau ngót tươi.

4.2 Trẻ còi xương, thiếu canxi

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết ăn rau ngót có thể cản trở quá trình hấp thụ phốt pho, canxi vì trong rau này có glucocorticoid là chất làm ngăn quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Do đó người bị còi xương thiếu canxi không nên ăn nhiều rau ngót đặc biệt là ở trẻ em. 

4.3 Phụ nữ mang thai 

Theo nghiên cứu trong rau ngót có papaverin là chất tìm được trong thuốc phiện, chất này gây giãn cơ trơn của mạch máu hỗ trợ hạ huyết áp và giảm đau. Vì vậy nếu sử dụng rau ngót tươi có thể làm co thắt tử cung dễ gây ra sảy thai. Vì vậy phụ nữ mang thai được cảnh báo không ăn quá nhiều rau ngót nhất là những người có tiền sử trong thai kỳ. 

Ai không nên ăn rau ngót
Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều rau ngót

5. Hướng dẫn ăn rau ngót đúng cách 

Rau ngót có nhiều công dụng nhưng cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy ăn rau ngót bao nhiêu là tốt nhất là câu hỏi rất nhiều người quan tâm.

Theo lời khuyên của bác sĩ, chỉ nên ăn rau ngót với lượng vừa phải khoảng 50g/ ngày và không nên sử dụng liên tục trong 3 tháng. Tuy rau ngót tốt cho phụ nữ sau sinh nhưng cũng không được lạm dụng, chỉ ăn lượng vừa đủ.

Trước khi nấu nên rửa sạch và ngâm nước muối, sau đó vò sơ và nấu thật chín để rau mềm hơn và tránh gây hại.

Hàm lượng dinh dưỡng trong rau ngót sẽ bị giảm đặc biệt là lượng vitamin C nếu rau bị dập nát. Chính vì vậy, chỉ sử dụng rau còn tươi và sử dụng ngay sau khi nấu để có thể bảo toàn tối đa dưỡng chất trong rau.

Xem thêm:

Hy vọng với bài chia sẻ rau ngót có tốt không đã giúp bạn có những thông tin hữu ích về loại thực phẩm phổ biến này. Rau ngót là loại thực phẩm lành và tốt cho sức khỏe tuy nhiên chỉ dùng lượng vừa đủ để tránh gây ra những tác dụng phụ.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM