Rau đay là một loại thực vật được trồng chủ yếu ở vùng Châu Á, Trung Đông và một số quốc gia Châu Phi. Tại Việt Nam, rau đay được biết đến như thực phẩm dinh dưỡng, bát canh có tác dụng thanh nhiệt, làm mát trong ngày hè oi bức. Nhưng ít ai biết đến rau đay có tác dụng như thế nào đến sức khỏe? Ở bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loại rau này nhé.
Nội Dung Chính
- 1. Rau đay là rau gì?
- 2. Giá trị dinh dưỡng của rau đay
- 3. Rau đay có tác dụng gì đối với sức khỏe?
- 3.1. Tác dụng của rau đay: Chống táo bón, nhuận tràng
- 3.2. Thông tiểu, phòng tránh viêm đường tiết niệu
- 3.3. Rau đay có tác dụng gì? Cải thiện sức khỏe hệ tim mạch
- 3.4. Rau đay có tác dụng tiêu độc và giải nhiệt
- 3.5. Rau đay cho trẻ ăn dặm và chống còi xương
- 3.6. Rau đay có tác dụng kháng viêm
- 3.7. Rau đay có tác dụng chống hen suyễn
- 3.8. Sơ cứu vết thương
- 3.9. Tác dụng lợi sữa
- 3.10. Rau đay ngăn ngừa thiếu máu
- 4. Tổng hợp những món ăn ngon từ rau đay
1. Rau đay là rau gì?
Ở nhiều địa phương tại Việt Nam, rau đay (lá đay) hay còn được biết đến với tên gọi là rau nhớt. Rau đay có 2 loại chính là rau đay trắng và rau đay đỏ. Canh rau đay nấu cua đồng ăn chung với cà pháo mắm tôm đã trở thành món ăn dân dã quen thuộc, nhất là đối với người dân miền Bắc. Ngoài ra, rau đay và những món ăn được chế biến từ rau đay cũng mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời.
Các bộ phận của cây đau được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Thân cây dùng để làm dây thừng, giấy hoặc nhiều sản phẩm khác. Trong khi đó, lá đay được dùng phổ biến trong ẩm thực. Người ta hay dùng lá cây đay như một chất làm đặc cho súp, món hầm hay nước sốt.
Khi được thu hoạch non, rau đay thường có mùi thơm dịu nhẹ. Do đó, ngoài công dụng trong ẩm thực, lá cây đay còn có những đặc tính hữu ích để làm dược liệu. Vậy giá trị dinh dưỡng của rau đay như thế nào? Cùng theo dõi phần tiếp theo.
2. Giá trị dinh dưỡng của rau đay
Dù chỉ là loại cây dân dã nhưng rau đay lại có giá trị dinh dưỡng cao. Cụ thể, trong 87g rau đay sẽ chứa hàm lượng dưỡng chất sau:
3. Rau đay có tác dụng gì đối với sức khỏe?
3.1. Tác dụng của rau đay: Chống táo bón, nhuận tràng
Chất nhớt ở trong rau đay là phương thuốc tự nhiên chống lại những triệu chứng táo bón. Khi được đưa vào cơ thể, chất này sẽ làm kích thích nhu động ruột và bôi trơn đường ruột để thực ăn dễ đi xuống đại tràng. Nhờ vậy công dụng của rau đay sẽ giúp bạn đại tiện dễ dàng và đều đặn hơn.
Bên cạnh đó, rau đay cũng chứa nhiều dưỡng chất khác rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Trong đó có các dưỡng chất chính là:
Polysaccharide có khả năng ngăn ngừa ứ đọng phân, tăng chuyển động đường ruột.
Sucrose và inositol giúp tạo khối và làm mềm phân. Đây là yếu tố góp phần giúp bạn dễ dàng đi đại tiện hơn.
3.2. Thông tiểu, phòng tránh viêm đường tiết niệu
Theo Y học cổ truyền đã có nhiều bằng chứng ghi nhận rau đay có tác dụng lợi tiểu. Lá của loại cây này có khả năng thông tiểu bằng cách tăng lượng nước tiểu và kích thích hoạt động của bài tiết nước tiểu. Do đó, nó đặc biệt có lợi với những người gặp vấn đề liên quan đến tiểu rắt, bí tiểu hoặc đau buốt khi tiểu.
Công dụng của rau đay còn có khả năng kháng viêm tự nhiên. Vậy nên sử dụng thường xuyên sẽ tăng cường khả năng ngăn ngừa tình trạng sưng, viêm ở những bộ phận liên quan đến đường tiết niệu như bàng quan, ống dẫn nước tiểu…
Đọc thêm: Rau chân vịt là gì? Ăn rau chân vịt có tác dụng thế nào đối với sức khỏe?
3.3. Rau đay có tác dụng gì? Cải thiện sức khỏe hệ tim mạch
Hạt cây đay có chứa olitorisid, đây là chất có hoạt tính trợ tim. Với đặc tính này, thành phần của hạt cây đay sẽ giúp bạn ổn định nhịp tim. Do đó những người đang có vấn đề về tim mạch nên thường xuyên uống trà từ hạt cây đay nhằm cải thiện sức khỏe.
3.4. Rau đay có tác dụng tiêu độc và giải nhiệt
Rau đay có tính hàn, vì vậy trong y học cổ truyền thường sử dụng bài thuốc từ loại cây này để điều trị những chứng bệnh nóng trong người.
Trong ẩm thực, những người nội trợ am hiểu tác dụng của rau đay đã thường xuyên nấu món canh rau đay cho cả nhà ăn trong những ngày tiết trời nắng nóng và oi bức.
3.5. Rau đay cho trẻ ăn dặm và chống còi xương
Trẻ em bị thiếu hụt canxi thường có nguy cơ bị còi xương và chậm phát triển chiều cao. Theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ đang ở độ tuổi ăn dặm, mẹ hãy thường xuyên dùng rau đay để chế biến các món ăn cho bé. Hàm lượng canxi dồi dào ở trong rau đay sẽ giúp hệ xương của trẻ trở nên cứng cáp hơn.
3.6. Rau đay có tác dụng kháng viêm
Chất nhầy của lá đay chứa nhiều axit hữu cơ gồm:
- Vanillic
- Hydroxybenzoic
- Ferulic
- Coumaric
Đây là những thành phần có khả năng kháng viêm. Dù dược tính không quá mạnh bằng các loại thuốc tây, song chúng sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh tật an toàn, và gặp ít tác dụng phụ hơn.
3.7. Rau đay có tác dụng chống hen suyễn
Ngoài khả năng giải độc, thanh nhiệt, hạt của cây đay còn có tác dụng tiêu đờm, chống phù thũng, giảm co thắt đường thở và hỗ trợ chặn đứng các cơn hen suyễn. Vì vậy, những thầy thuốc hoạt động trong y học cổ truyền thường khuyên người mắc bệnh hen suyễn nên trữ hạt cây đay trong nhà để lấy nước uống thường xuyên, giảm thiểu triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.’
3.8. Sơ cứu vết thương
Từ lâu, chất nhớt của lá đay thường được người dân sử dụng sơ cứu vết thương khi rắn cắn hoặc gặp những chấn thương chảy máu khi chưa kịp đến bệnh viện.
Theo đó, bạn hãy lấy một nắm ngọn cây đay, rửa sạch giã nát rồi chắt lấy phần nước cốt. Phần nước cốt pha thêm chút muối cho nạn nhân uống. Còn phần bã hãy đắp lên vết thương bị chảy máu.
Nếu nạn nhân bị rắn cắn, bạn cũng cần băng chặt ga-rô lên chỗ đang đắp bã rau đay để không cho nọc độc phát tán vào cơ thể. Sau đó, hãy đưa nạn nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.
3.9. Tác dụng lợi sữa
Phụ nữ sau khi sinh thường ăn rau đay để kích thích tuyến vú tiết ra nhiều sữa hơn. Mặt khác, sữa mẹ khi ăn nhiều rau đay sẽ có nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho con.
Chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích phụ nữ sau sinh nên ăn rau đay thường xuyên trong vài tuần đầu để nhanh chóng có sữa cho con bú. Đồng thời, chế độ sau sinh nên tiếp tục duy trì những món nấu từ rau đay như canh cua, trà từ hạt cây đay, canh rau đay nấu thịt, canh rau đay nấu tôm khô…
3.10. Rau đay ngăn ngừa thiếu máu
Rau đay được xếp hàng đầu trong danh sách những loại rau củ chứa nhiều chất sắt, nhất là những loại cây đay có thân màu tím đỏ. Theo đánh giá từ giới chuyên gia, cứ 100g rau đay sẽ chứa khoảng 7mg chất sắt.
Do đó, phụ nữ sau khi sinh chỉ cần ăn khoảng 200g đến 300g rau đay mỗi ngày sẽ đáp ứng đủ nhu cầu bổ sung chất sắt cho cơ thể. Người bị thiếu máu do thiếu sắt cũng nên bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn để cải thiện triệu chứng thiếu máu.
Rau đay xếp hàng đầu trong số những loại rau, củ chứa nhiều chất sắt, đặc biệt là loại cây đay có thân màu tím đỏ. Theo đánh giá của giới chuyên gia, cứ 100g rau đay sẽ chứa khoảng 7mg chất sắt.
4. Tổng hợp những món ăn ngon từ rau đay
4.1. Canh cua rau đay
Canh cua rau đay là món ăn dân dã, quen thuộc của nhiều người Việt Nam. Theo đó, bạn có thể nấu canh cua rau đay cùng với mướp, mồng tơi để tăng thêm những giá trị dinh dưỡng.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 bó rau đay
- 1 quả mướp
- 1 bó rau mồng tơi
- 1kg cua đồng
- Gia vị
Sơ chế nguyên liệu:
Rau đay, rau mồng tơi nhặt lá rửa sạch, rồi ngâm ở trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Sau đó rửa rau sạch với nước mát thêm một lần nữa. Rau thái với kích thước vừa ăn, còn mướp gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
Với cua đồng, ngâm cua ở trong nước sạch khoảng 30 phút để cua nhả hết bùn đất. Bóc yếm và mai cua để lấy phần gạch cho vào bát. Sau đó, xay nhuyễn phần thân cua bằng máy xay sinh tố rồi cho vào thêm chút muối. Lọc lấy thịt cua bằng rây để bỏ phần sác. Bạn nên sử dụng rây có lỗ càng nhỏ càng tốt.
Cách nấu canh cua rau đay:
Bạn hãy cho hết phần nước và thịt cua vừa lọc được vào nồi, đun trên lửa nhỏ cho đến khi thịt cua kết thành tảng. Sau đó vớt tảng cua ra tô.
Đun sôi lượng nước còn lại trong nồi lần nữa rồi cho rau đay và mướp vào. Bạn cần mở nắp để giữ được độ xanh của rau.
Cuối cùng, hãy cho hết phần gạch và thịt cua vào nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
2. Canh rau đay nấu tôm
Tương tự như canh cua rau đay, món canh rau đay nấu tôm cũng là món ăn thanh mát, bổ dưỡng, thơm ngon trong những ngày hè oi bức.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 bó rau đay
- 300g tôm bóc vỏ
- Hành, tỏi băm nhuyễn
- Gia vị
Sơ chế nguyên liệu:
Rửa sạch rau đay bằng nước muối và nước rồi thái miếng vừa ăn. Với tôm, hãy bóc bỏ phần chỉ đen ở trên lưng tôm, giã nát tôm rồi ướp với ít hạt nêm trong 15 phút.
Cách nấu canh rau đay với tôm:
Đầu tiên, hãy phi thơm hành, tỏi rồi cho tôm vào đảo đều. Cho vào nồi tôm vừa phi một lượng nước vừa đủ ăn. Đợi cho đến khi nước sôi hãy cho rau đay vào nấu khoảng 3 phút. Cuối cùng là nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp.
Trên đây là những thông tin hữu ích về rau đay và công dụng cũng như cách nấu món ăn ngon từ rau đay mà Vua Nệm muốn mách nhỏ đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức thật bổ ích. Chúc bạn thành công!
Tài liệu tham khảo:
https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/thong-tin-dinh-duong/rau-day-co-tac-dung-gi/