Rau ngò được biết đến là loại gia vị, đồng thời dùng để trang trí cho các món ăn trở nên hấp dẫn, đẹp mắt hơn nhờ màu xanh tươi và mùi thơm của lá. Không những thế, rau ngò còn được biết đến là một vị thuốc trong Đông y nhờ chứa lượng lớn các vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh, làm đẹp hiệu quả. Vậy, cụ thể công dụng rau ngò gai là gì? Cùng khám phá trong bài viết sau đây!
Nội Dung Chính
- 1. Giới thiệu về rau ngò
- 2. Rau ngò trị bệnh gì? Tác dụng của rau ngò đối với sức khỏe
- 2.1. Phòng chống ung thư
- 2.2. Tốt cho não bộ
- 2.3. Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch
- 2.4. Có lợi cho sức khỏe tim mạch
- 2.4. Giảm lượng đường trong máu
- 2.5. Giảm lo âu, căng thẳng
- 2.6. Cải thiện giấc ngủ
- 2.7. Kích thích tiêu hóa và bảo vệ đường ruột
- 2.8. Chữa bệnh trĩ
- 2.9. Chống nhiễm trùng, kháng viêm
- 2.10. Giải độc gan
- 2.11. Hỗ trợ giảm cân
- 2.12. Tốt cho người bị sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu
- 2.13. Có lợi cho thị lực
- 2.14. Chăm sóc răng miệng hiệu quả
- 2.15. Ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu và giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi
- 2.16. Bảo vệ làn da
- 3. Tác hại của rau ngò gai nếu sử dụng quá nhiều
1. Giới thiệu về rau ngò
Rau ngò còn được gọi là rau mùi, ngò rí, ngò suôn, nguyên tuy, hồ tuy, hương tuy, ngổ; có tên có khoa học là Coriandrum sativum. Đây là loài cây thân thảo thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc bản địa từ Tây Nam Á về phía tây đến tận châu Phi.
Rau ngò có chiều cao khoảng 30 – 50cm, thân nhẵn, phần lá ở gốc có cuống dài, có 1 đến 3 lá chét, lá chét hình hơi tròn, xẻ thành 3 thuỳ có khía răng to và tròn; những lá phía trên có lá chét chia thành những thùy hình sợi nhỏ và nhọn.
Rau ngò rí được chế biến thành gia vị trong ẩm thực nhiều quốc gia và lấy quả, rễ, lá làm thuốc và chiết xuất tinh dầu làm nước hoa.
2. Rau ngò trị bệnh gì? Tác dụng của rau ngò đối với sức khỏe
Không chỉ là loại gia vị được yêu thích, rau mùi còn cung cấp nhiều vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin E, K, B6, B12, các khoáng chất thiamin, riboflavin, niacin, axit pantothenic, folate, choline, sắt, magie cùng nhiều hợp chất thiết yếu cho cơ thể như carbohydrate, protein và chất béo giúp cải thiện sức khỏe.
2.1. Phòng chống ung thư
Rau ngò chứa hàm lượng flavonoid cao như myricetin và apigenin có tác dụng giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư da, vú, ống tiêu hóa và ung thư tiền liệt tuyến.
2.2. Tốt cho não bộ
Vitamin C và beta-carotene trong rau ngò giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương hệ thần kinh, hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh Alzheimer, Parkinson.
2.3. Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch
Rau mùi chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa như folate, riboflavin giúp loại bỏ gốc tế bào tự do, ngăn chặn những tổn thương tế bào, giảm stress oxy hóa. Từ đó, sức khỏe của chúng ta sẽ được cải thiện, tăng cường hệ miễn dịch.
2.4. Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Rau ngò còn có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy chiết xuất của loại rau này có thể giúp cơ thể đào thải natri dư thừa qua đường bài tiết giúp ổn định huyết áp.
Đồng thời, Folate có trong rau mùi còn giúp giảm bớt hàm lượng Cholesterol LDL – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch.
2.4. Giảm lượng đường trong máu
Lá rau ngò hoặc hạt của nó rất có lợi đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, đường huyết cao. Bởi vì, rau ngò có khả năng làm giảm lượng đường huyết trong máu. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đối với những ai đang dùng thuốc điều trị tiểu đường hoặc có lượng đường huyết thấp cần cân nhắc ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại rau này.
2.5. Giảm lo âu, căng thẳng
Nhiều nghiên cứu khác trên động vật cho thấy, chiết xuất từ loại rau này có tác dụng giảm lo âu, kiểm soát tâm trạng và xoa dịu trạng thái căng thẳng ở thần kinh trung ương. Hiệu quả gần như tương đương thuốc an thần Diazepam.
2.6. Cải thiện giấc ngủ
Các hoạt chất trong rau ngò rí có tác dụng làm thư giãn các dây thần kinh, giảm căng thẳng. Vì vậy, rau ngò được sử dụng như một phương thuốc chữa mất ngủ tự nhiên, giúp dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn.
2.7. Kích thích tiêu hóa và bảo vệ đường ruột
Tinh dầu từ rau mùi có khả năng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Linalol, borneol, cineole, limonene có trong rau mùi còn giúp tiêu diệt nấm và vi khuẩn gây hại trong đường ruột giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tiêu chảy.
Bên cạnh đó, tại nhiều quốc gia vùng Trung Đông họ thường sử dụng rau ngò để bào chế thành dược liệu giúp kích thích cơn thèm ăn cho những trẻ mắc chứng biếng ăn.
2.8. Chữa bệnh trĩ
Rau ngò còn là một bài thuốc chữa bệnh trĩ được nhiều người áp dụng. Bạn có thể lấy phần quả đem đốt, hun khói vào hậu môn, búi trĩ bị sa sẽ dần dần thu vào bên trong.
2.9. Chống nhiễm trùng, kháng viêm
Trong rau mùi có chứa một hoạt chất có tên là Dodecenal, có khả năng chống lại vi khuẩn Salmonella. Đây là vi khuẩn gây ra hàng loạt các chứng bệnh về ngộ độc thực phẩm và đường ruột ở người. Ngoài ra, hạt của rau còn có thể chống lại sự viêm nhiễm do vi khuẩn đường tiết niệu gây ra. Từ đó phòng tránh được các chứng bệnh về đường tiết niệu nguy hiểm.
Hơn nữa, vitamin C và beta-carotene trong rau giúp chống viêm nhiễm bên trong cơ thể. Nhờ vậy mà rau ngò có thể phòng ngừa được bệnh viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng, sưng viêm do bị côn trùng cắn.
2.10. Giải độc gan
Rau ngò chứa các chất apigenin và myristicin giúp thúc đẩy hoạt động của các enzyme thải độc trong gan hiệu quả hơn.
2.11. Hỗ trợ giảm cân
Hợp chất borneol, linalool có trong lá ngò có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, thúc đẩy cơ thể tiêu thụ, trao đổi chất và lượng mỡ dư thừa nhanh hơn, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Bạn có thể uống nước ngò rí tươi hoặc kết hợp thêm các nguyên liệu để làm nước detox hỗ trợ thải độc, giảm cân hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng nước rau mùi. Bởi vì, nếu dùng nhiều có thể dẫn đến đau bụng, chóng mặt, buồn nôn,… Một ngày chúng ta chỉ nên sử dụng khoảng 10 – 20g thân lá và không quá 4 – 10g quả, không nên sử dụng liên tục trong 1 thời gian dài.
2.12. Tốt cho người bị sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu
Rau ngò có tác dụng lợi tiểu, kích thích tiểu tiện tạo điều kiện thuận lợi bài trừ sỏi ra khỏi thận và làm sạch đường tiểu, giúp các tổn thương viêm nhiễm trong đường tiết niệu nhanh lành.
2.13. Có lợi cho thị lực
Rau ngò chứa lượng lớn các vitamin A, C và các hoạt chất chống lão hóa giúp đôi mắt thêm khỏe và sáng hơn cùng với đó các dưỡng chất này cũng góp phần chống thoái hóa điểm vàng – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa.
2.14. Chăm sóc răng miệng hiệu quả
Citronellol và một số chất có trong rau mùi mang đến khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Phần lá và hạt rau chứa tinh dầu có tác dụng khử mùi hôi, chữa sâu răng, viêm nhiễm răng miệng. Bạn có thể cải thiện vấn đề răng miệng bằng cách giã nhuyễn lá rau ngò và lấy nước để súc miệng.
2.15. Ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu và giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi
Ngò rí với hàm lượng axit folic cao giúp tái tạo các tế bào hồng cầu mới, ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ bầu, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.
2.16. Bảo vệ làn da
Nhờ vào khả năng chống viêm, chống oxy hóa nên rau ngò có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa và hình thành nếp nhăn, bảo vệ làn da, ngăn ngừa bức xạ từ tia tử ngoại, ngăn chặn sự tổn thương tế bào làn da, chống viêm da do dị ứng hiệu quả.
3. Tác hại của rau ngò gai nếu sử dụng quá nhiều
Vì mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nên nhiều người lạm dụng quá mức rau ngò. Chính điều này đã gây phản tác dụng mang đến những ảnh hưởng đối với sức khỏe như:
- Rối loạn và tổn thương gan, tăng tiết dịch mật.
- Tụt huyết áp.
- Ảnh hưởng đường tiêu hóa, đau dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa do sự tăng tiết axit.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp như hen suyễn, khô cổ họng, khó thở,…
- Ảnh hưởng đến thai nhi, rối loạn nội tiết tố, cơ thắt tử cung và các hormone của phụ nữ khi mang thai nếu ăn quá nhiều.
- Gây đau đầu, buồn nôn.
>> Xem thêm:
- Rau Cải Ngồng là gì? Có tác dụng gì cho cơ thể
- Rau Dền Đỏ có tốt không? Thành phần dinh dưỡng trong rau Dền Đỏ
Trên đây là những thông tin hữu ích về công dụng của rau ngò và những lưu ý đi kèm. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe tốt nhất từ loại thảo dược này.