Sức khỏe giấc ngủ

Những mẹo ngủ ngon khi bị hen suyễn hiệu quả, đơn giản tại nhà

CẬP NHẬT 14/07/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Hen suyễn là hen phế quản là căn bệnh mãn tính về đường hô hấp tương đối phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, không phân biệt độ tuổi. Người mắc bệnh hô hấp khó khăn, hít thở không thông nên việc nằm ngủ thường không ngon giấc, nhất là vào ban đêm. 

Điều này càng làm cho người bệnh mệt mỏi hơn, sa sút tinh thần và thể lực. Cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này và những mẹo ngon khi bị hen suyễn trong bài viết hôm nay. Hãy cùng theo dõi!

1. Hen suyễn là căn bệnh như thế nào? Nguyên nhân và dấu hiệu

1.1. Bệnh hen suyễn và những biến chứng nguy hiểm

Bên cạnh các căn bệnh như viêm phế quản, viêm đường hô hấp…thì hen suyễn là một căn bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, không kể người lớn hay trẻ nhỏ. Đây là bệnh lý hô hấp mãn tính rất khó chữa và gần như không thể chữa khỏi. Người mắc bệnh nếu không kiểm soát bệnh tốt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

 ngủ ngon khi bị hen suyễn
Hen suyễn với đặc điểm bệnh điển hình là tắc nghẽn đường dẫn khí lúc thở ra

Hen suyễn với đặc điểm bệnh điển hình là tắc nghẽn đường dẫn khí lúc thở ra. Với trẻ nhỏ, khi tắc nghẽn lâu ngày sẽ khiến trẻ khó thở và gây tích tụ khí trong lòng ngực. Khi lớn lên, lồng ngực của trẻ sẽ căng tròn ra, nở rộng về phía trước và xương ức nhô ra về phía trước. 

Ngoài ra, đường dẫn khí bị tắc nghẽn dẫn tới hiện tượng khó thở và không thể ngủ ngon. Trong thời gian ngủ, cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra hormone tăng trưởng; nhưng khi bị hen suyễn, trẻ không thể lâu, dễ tỉnh giấc và khó ngủ nên hormone tăng trưởng không được sản sinh đủ để trẻ phát triển tốt. Do đó, trẻ bị hen suyễn sẽ chậm phát triển thể chất hơn so với bình thường.

Bên cạnh đó, hen suyễn cũng khiến cho người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm nhiễm tai mũi họng. Cùng với đó, người bệnh khó thở khi gắng sức, hạn chế hoạt động thể lực và tăng nguy cơ suy tim. Ngoài những biến chứng này, người bệnh hen suyễn còn có thể bị xẹp phổi, tràn khí màng phổi, suy hô hấp…

trẻ nhỏ mất ngủ do hen suyễn
Với trẻ nhỏ, khi tắc nghẽn lâu ngày sẽ khiến trẻ khó thở và gây tích tụ khí trong lòng ngực

1.2. Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh hen suyễn

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản vẫn còn là một “dấu chấm lửng”, bởi khoa học vẫn chưa thực sự hiểu rõ căn nguyên của căn bệnh này. Các chuyên gia cho rằng, bệnh khởi phát là do sự kết hợp của hai yếu tố: di truyền và môi trường.

Mặc dù hen suyễn không lây nhiễm nhưng lại có tố di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc hen suyễn thì con, cháu có nguy cơ mắc bệnh cao. Mặt khác, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong cơ thể người có một vài loại gen có thể gây bệnh hen suyễn.

Các yếu tố dị nguyên của bệnh được xác định gồm nhiều nhóm khác nhau như: nhiễm khuẩn hô hấp trên do virus, vi khuẩn; không khí lạnh; bụi, khói thuốc lá trong không khí, lông thú cưng; mạt bụi; xúc cảm mạnh hay stress; tập luyện thể lực không đúng cách hoặc quá sức; dị ứng một số loại thức ăn, thức uống nào đó; dị ứng với thuốc hoặc các thành phần nhất định; bệnh lý trào ngược dạ dày.

Hen suyễn do dị ứng lông thú
Hen suyễn do dị ứng lông thú

Biểu hiện của bệnh có thể thay đổi tùy vào người bệnh, nhưng nhìn chung, người bệnh sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như: thở nhanh, thở dốc, ho, nhiều đờm, thở rít, thở khò khè, đau ngực, khó thở, rối loạn giấc ngủ, thở rít vào ban đêm, ngáy do khó thở… Đặc biệt cần chú ý để tránh nguy cơ đột tử khi người bệnh thở dốc, thở rít tiến triển nặng và nhanh chóng, không thuyên giảm khi đã xử lý và sử dụng thuốc, triệu chứng xuất hiện cả khi nghỉ ngơi hoặc hoạt động nhẹ.

2. Bệnh hen suyễn ảnh hưởng như thế nào tới giấc ngủ?

Như đã nói, hen suyễn với biểu hiện đặc trưng là khó thở do tắc nghẽn đường dẫn khí. Khi hít thở khó khăn, người bệnh sẽ rất khó khăn để ngủ nghỉ thoải mái. Đặc biệt, những cơn hen thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm khi nằm ngủ. Điều này khiến cho người bệnh hen suyễn thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.

Đối với trẻ nhỏ, hen suyễn gây mất ngủ sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất, thậm chí là chậm tăng trưởng hơn so với trẻ bình thường do thiếu hụt hormone tăng trưởng. Đối với người lớn, hen suyễn khiến thiếu ngủ trầm trọng dẫn tới tinh thần và thể lực suy giảm, người mệt mỏi, uể oải, thiếu minh mẫn và tỉnh táo, khó tập trung. Mất ngủ, ngủ không ngon giấc cũng khiến người bệnh căng thẳng tinh thần, stress, trầm cảm, lo âu suy nhược cơ thể…

mất ngủ do hen suyễn
Người bệnh hen suyễn thường xuyên mất ngủ, khó ngủ

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh này nên người mắc bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm, thậm chí có nguy cơ đột quỵ và tử vong cao nếu không được kiểm soát và chữa trị kịp thời khi “lên cơn” hen. Vì vậy, người bị hen suyễn cần phải thăm khám thường xuyên và điều trị lâu dài theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt nhất

Xem thêm:  CẢNH BÁO: THIẾU NGỦ LÀM TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ ĐẾN 83%

3. Tại sao người bệnh hen suyễn lại thường xuyên mất ngủ?

Mất ngủ có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi; ở người bệnh hen suyễn thì tỉ lệ mất ngủ còn cao hơn rất nhiều lần. Người mắc bệnh hen suyễn thường xuyên mất ngủ, vậy nguyên nhân do đâu?

Theo một số báo cáo y khoa, nguyên do dẫn tới mất ngủ ở người hen suyễn được xác định gồm có: bệnh lý trào ngược, căng thẳng, lo âu, thiếu hụt hormone giãn nở đường thở, béo phì thừa cân, hít phải nhiều khí lạnh từ điều hòa hoặc không khí lạnh, tăng sản xuất chất nhầy,…

tỉ lệ mất ngủ do hen suyễn
Ở người bệnh hen suyễn thì tỉ lệ mất ngủ còn cao hơn rất nhiều lần

Ngoài những nhân tố trên, mất ngủ ở người bệnh hen suyễn còn do tư thế nằm ngủ sai với loại giường hoặc nệm giường không phù hợp. Lúc này, người bệnh không được dễ chịu khi nằm ngủ hoặc không chọn được tư thế ngủ thoải mái, trằn trọc khi nằm. Tư thế ngủ sai đôi khi khiến cho đường dẫn khí càng thêm tắc nghẽn, khó giãn nở hoặc kích thích cơn hen bất kỳ lúc nào.

Xem thêm: NGỦ KHÔNG SÂU GIẤC: NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

4. Những mẹo ngủ ngon khi bị hen suyễn hiệu quả và đơn giản tại nhà

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là phương pháp điều trị và kiểm soát cơn hen phế quản tốt nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người bệnh không có sẵn thuốc hoặc hết thuốc trong nhà thì nên áp dụng ngay một số mẹo ngủ ngon khi bị hen suyễn vừa đơn giản vừa hiệu quả ngay tại nhà dưới đây:

4.1. Sử dụng cafe hay trà có caffein để kiểm soát cơn hen phế quản

uống trà trị hen suyễn
Người mắc bệnh hen suyễn có thể dùng trà đen, trà xanh hoặc cafe để kiểm soát cơn hen

Trong trường hợp không có bình xịt định liệu thì người mắc bệnh hen suyễn có thể dùng trà đen, trà xanh hoặc cafe để kiểm soát cơn hen phế quản. Chất caffeine có trong các loại nước trà này có tác dụng ngăn ngừa cơn hen và làm dịu triệu chứng nhờ khả năng mở rộng đường thở và ống khí quản. 

Mẹo nhỏ này vừa an toàn, vừa hiệu quả và thuận tiện để thực hiện ngay tại nhà. Với những người bị “say” hoặc dị ứng trà, cafe hoặc bị mất ngủ do loại đồ uống này có thể không thử mẹo này, thay bằng một cách khác tiếp theo sau đây.

4.2. Dùng dầu khuynh diệp giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng hen suyễn

Chúng ta đều biết dầu khuynh diệp rất tốt cho sức khỏe và được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên trong hỗ trợ điều trị nhiều trường hợp bệnh. Với người hen suyễn, người bệnh nên hít dầu bằng cách cho vài giọt dầu vào máy xông hơi để hơi dầu khuếch tán xung quanh không gian. Nếu không có máy xông hơi, chúng ta có thể đổ vài giọt dầu vào cốc hoặc bình nước ấm và hít từng hơi từ từ. Khi hít vào, người bệnh sẽ cảm thấy dễ hít thở hơn, giảm triệu chứng bệnh hiệu quả hơn.

Dầu khuynh diệp hỗ trợ giảm hen suyễn
Dầu khuynh diệp hỗ trợ giảm triệu chứng hen suyễn

Mẹo ngủ ngon khi bị hen suyễn này rất dễ thực hiện và không quá tốn chi phí. Chỉ với một chai dầu khuynh diệp nhỏ bạn có thể dùng trong thời gian lâu dài tới vài tháng.

4.3. Sử dụng dầu mù tạt – mẹo ngủ ngon khi bị hen suyễn

Người bệnh hen suyễn hít thở khó khăn khiến giấc ngủ không trọn vẹn có thể sử dụng một chút dầu mù tạt để làm giãn đường thở và cải thiện chức năng phổi. Bởi trong dầu mù tạt có chứa Isothiocyanate – một loại chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, viêm phổi, gia tăng lưu thông khí, giảm rối loạn hô hấp.

Để phát huy tác dụng của dầu mù tạt trong hỗ trợ giảm triệu chứng hen suyễn cho người bệnh có giấc ngủ ngon hơn thì có thể massage hỗn hợp dầu mù tạt và muối lên vùng ngực nhiều lần trong ngày. Người bệnh sẽ cảm thấy hít thở dễ dàng hơn, dễ ngủ và ngủ ngon hơn vào ban đêm.

4.4. Làm sạch phòng ngủ và giặt chăn, ga gối, đệm thường xuyên

 giặt ruột chăn ga gối nệm
Thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ các vật dụng và giặt sạch chăn, gối, ga, nệm.

Mặt bụi và vi khuẩn có rất nhiều trên các đồ dùng, vật dụng trong phòng ngủ cũng như trong các phụ kiện giường nằm và chăn, ga, gối. Để loại bỏ mạt bụi và hạn chế tình trạng lên cơn hen cho người bệnh thì tốt nhất nên thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ các vật dụng và giặt sạch chăn, gối, ga, nệm.

Một tuần nên dọn dẹp, giặt giũ một lần để đảm bảo phòng ngủ và phụ kiện giường nằm được sạch sẽ. Hạn chế mạt bụi, bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào người bệnh. Với chăn gối sạch, phòng ngủ sạch không chỉ giúp người bệnh dễ chịu, thoải mái hơn và còn ngủ ngon hơn. Đây là một mẹo ngủ ngon khi bị hen suyễn mà nhiều người thường bỏ qua và không thường thực hiện.

Xem thêm: “SOI” VI KHUẨN TRÊN NỆM & CHĂN GA GỐI NHÀ BẠN

4.5. Làm sạch không khí và bổ sung độ ẩm trong phòng ngủ

Khói bụi bẩn xâm nhập vào trong phòng ngủ có thể lưu giữ và ẩn chứa rất nhiều loại vi khuẩn; mặt khác, không khí không trong lành cũng khiến cho người bệnh hen suyễn dễ lên cơn hen nhiều hơn. Thêm vào đó, không khí khô, thiếu ẩm cũng là tác nhân làm trầm trọng hơn các triệu chứng của hen suyễn. Người bệnh dễ bị đau họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi mỗi khi ngủ dậy.

máy lọc không khí hạn chế hen suyễn
Người bệnh nên sử dụng một máy lọc không khí và máy tạo độ ẩm

Vì vậy, người bệnh nên sử dụng một máy lọc không khí và máy tạo độ ẩm; vừa làm sạch không khí trong phòng ngủ, loại bỏ mạt bụi, vi khuẩn, vừa tạo thêm độ ẩm cho phòng ngủ để làm giảm các nguy cơ gây kích ứng cho mũi, họng. Đây là điều kiện để phòng ngừa hen suyễn, giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

4.6. Không cho thú cưng vào phòng ngủ hoặc không nuôi thú cưng trong nhà

Nhiều người mắc bệnh hen suyễn nhưng lại rất yêu thích nuôi thú cưng, điều này có nguy hại lớn tới người bệnh. Tốt nhất không nên nuôi thú cưng trong nhà hoặc ít nhất là không để thú cưng vào phòng ngủ. Nguyên nhân là vì lông thú cưng có thể bám dính trên sàn nhà, nệm, chăn gối, ga giường…Khi nằm ngủ, bạn sẽ vô tình hít phải hoặc dị ứng với chúng và gây ra các cơn hen suyễn. 

4.7. Sử dụng nệm giường phù hợp để tạo tư thế ngủ đúng và tốt cho người bệnh hen suyễn

Lựa chọn một loại nệm tốt sẽ giúp người bệnh hình thành tư thế ngủ đúng và phù hợp; giảm nguy cơ khó thở, tạo sự thoải mái khi nằm ngủ, hạn chế các triệu chứng bệnh khi nằm nghỉ ngơi, cho giấc ngủ ngon và sâu hơn. Ngoài ra, nhiều loại nệm tốt còn có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, giúp ngăn chặn bụi bẩn và vi khuẩn có hại cho cơ thể con người, hạn chế tình trạng dị ứng và lên cơn hen suyễn.

Lựa chọn một loại nệm tốt
Lựa chọn một loại nệm tốt sẽ giúp người bệnh hình thành tư thế ngủ đúng và phù hợp

Một trong những loại nệm được cho là rất tốt và phù hợp với người bị hen suyễn được nhiều người tin dùng là nệm cao su thiên nhiên; an toàn với con người nhờ đặc điểm không chứa các chất gây dị ứng, kích ứng.

Đặc biệt, nệm giường làm từ cao su thiên nhiên 100% có tính đàn hồi cao, co giãn tốt, êm ái và mềm mại, giúp cho người bệnh hen suyễn có được tư thế ngủ thoải mái, dễ chịu nhất, ngủ ngon giấc hơn. Đồng thời, nệm có hàng triệu lỗ thông hơi, thoáng khí giúp không khí lưu thông tốt và thoáng mát, dễ dàng hít thở khi nằm ngủ. Nệm cao su thấm hút ẩm nhanh cho nệm giường luôn khô ráo, mát mẻ cũng có tác dụng ngăn chặn và loại bỏ sự hình thành của các loại vi khuẩn gây bệnh, tránh mùi ẩm mốc gây dị ứng, khó chịu cho người bệnh bị hen.

Hiện nay có rất nhiều thương hiệu nệm cao su thiên nhiên an toàn, chất lượng cao mà các bạn có thể tham khảo như: Nệm cao su Liên Á, nệm cao su Gummil, nệm cao su Kim Cương, nệm cao su Vạn Thành…

Xem thêm: TOP 5 NỆM CAO SU BÁN CHẠY NHẤT NĂM 2021

Nguồn:

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team