Sức khỏe giấc ngủ

Những sự thật gây bất ngờ về giấc ngủ của người vô gia cư 

CẬP NHẬT 11/08/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Giấc ngủ là điều tất cả chúng ta cần và khao khát có được. Nhưng đối với những người vô gia cư, đó có thể là một điều khó nắm bắt. Đây là một thực tế đau lòng mà quá nhiều người phải sống hàng ngày. Bài viết này sẽ khám phá tác động của việc thiếu ngủ đối với thể chất và tâm lý, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về giấc ngủ của người vô gia cư để chúng ta có thể giúp đỡ phần nào những người này.

1. Nghèo đói ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

ảnh hưởng của giấc ngủ kém đến người vô gia cư
33,6% người sống trong cảnh nghèo đói cho biết họ ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm

Trong cuộc đời của 1 người, trung bình ta dành 229.961 giờ hoặc gần một phần ba cuộc đời cho giấc ngủ. Nhưng con số này có thể thấp hơn đáng kể đối với những cá nhân đang sống trong cảnh nghèo đói, không nhà cửa. Trên thực tế, 33,6% người sống trong cảnh nghèo đói cho biết họ ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm.

Những nguy hiểm của việc sống trên đường phố đầu tiên phải kể đến là thời tiết. Tình trạng tê cóng và hạ thân nhiệt, đây là những rủi ro nghiêm trọng dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Vào ngày hè, say nắng và sốc nhiệt nghiêm trọng đều có thể xảy ra. Bạo lực cũng góp phần gây tử vong và thương tích trong cộng đồng người vô gia cư.

2. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Bất kể chúng ta là ai, giấc ngủ là một nhu cầu cơ bản cần thiết để có một cuộc sống tốt nhất. Thật không may, có quá nhiều người vô gia cư đang phải vật lộn và không có được một nơi thoải mái để ngả đầu mỗi đêm.

Ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ kém ở người vô gia cư
Ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ kém ở người vô gia cư có thể rất tàn khốc.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể dẫn đến suy giảm sự minh mẫn, giảm khả năng tập trung, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và thậm chí là các vấn đề sức khỏe thể chất như ợ nóng và huyết áp cao. Nó cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ tai nạn do khả năng nhận thức, mức độ tỉnh táo bị suy giảm.

Khi chúng ta không ngủ đủ giấc, sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta bắt đầu bị ảnh hưởng. Các chức năng nhận thức suy giảm, làm giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng và đưa ra quyết định chính xác. Chúng ta cũng có thể ngày càng khó kiểm soát tâm trạng, thường xuyên rơi vào tình trạng lo lắng, trầm cảm và giảm chức năng miễn dịch – tất cả những điều này có thể trở nên trầm trọng hơn nữa khi nó xảy ra ở những người vô gia cư sống trong cảnh nghèo đói, thiếu dinh dưỡng, chỗ nghỉ ngơi.

Ngoài ra, thiếu ngủ có thể cản trở quá trình chữa bệnh tự nhiên của cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, đột quỵ hoặc đau tim.

Thiếu ngủ cũng có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn làm giảm năng suất làm việc. Những tác động của chu kỳ này rất sâu rộng, đưa ra những thách thức đáng kể cho những người vô gia cư.

Thiếu ngủ có thể cản trở quá trình chữa lành cơ thể
Thiếu ngủ có thể cản trở quá trình chữa bệnh tự nhiên của cơ thể

Tình trạng thiếu ngủ có thể dẫn đến sự suy giảm tổng thể về sức khỏe thể chất và tinh thần. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất lao động hoặc kỹ năng xử lý các tình huống. Nó cũng có thể gây khó tập trung hoặc ghi nhớ thông tin. Do đó, những người vô gia cư có thể khó giữ việc làm hoặc tìm cơ hội việc làm hơn nhiều.

2.1. Tác động của thiếu ngủ đến sức khỏe thể chất

Một số tác động chính của việc thiếu ngủ lên sức khỏe gồm:

  • Hệ thống miễn dịch: Giấc ngủ ngon giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, hỗ trợ chống lại nhiễm trùng và nhiều loại bệnh tật. Mất ngủ mãn tính có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến một người dễ bị nhiễm trùng và ốm vặt. Ngủ không ngon giấc cũng có mối liên hệ đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như bệnh tim, tiểu đường và ung thư, một phần có thể là do tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch.
  • Hệ tim mạch: Giấc ngủ đóng vai trò then chốt trong việc duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh. Trong khi ngủ, huyết áp và nhịp tim giảm xuống một cách tự nhiên, tạo cơ hội cho tim và mạch máu được nghỉ ngơi và phục hồi. Thiếu ngủ mãn tính có thể dẫn đến tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề về tim mạch khác..
 thiếu ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
Tác động của thiếu ngủ đến sức khỏe thể chất
  • Trao đổi chất:  Đây là quá trình cơ thể chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Việc thiếu ngủ mãn tính được chứng minh làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường loại 2 và các rối loạn chuyển hóa khác. Giấc ngủ chất lượng kém có thể phá vỡ sự cân bằng của các hormone điều chỉnh sự thèm ăn, làm tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là đồ ăn nhiều calo, chất béo. Ngoài ra, việc thiếu ngủ, ngủ không ngon có thể ảnh hưởng đến độ nhạy insulin, góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.

2.2. Tác động của thiếu ngủ đến sức khỏe tinh thần

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thói quen ngủ của một số người. Ví dụ, trầm cảm có liên quan đến chứng khó ngủ và mất ngủ. Chứng OCD cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Những người không có nơi ở cố định rất dễ mắc các bệnh tâm thần như trầm cảm hoặc lo lắng do điều kiện sống không ổn định. Điều này có nghĩa là nhiều người vô gia cư phải vật lộn với tình trạng vô gia cư và các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến giấc ngủ kém .

Việc không được nghỉ ngơi đầy đủ càng làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần ở nhóm người này, khiến họ rơi vào vòng luẩn quẩn giữa mất ngủ và bất ổn tâm lý. Nếu không được điều trị thích hợp hoặc có sự hỗ trợ kịp thời, những người vô gia cư có thể khó có được sự nghỉ ngơi cần thiết để đảm bảo sức khỏe tâm lý.

Trầm cảm có liên quan đến chứng khó ngủ
Trầm cảm có liên quan đến chứng khó ngủ và mất ngủ.

Ngoài ra, thiếu ngủ có thể dẫn đến các cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định và thúc đẩy các hành vi gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, những người vô gia cư thường rơi vào tình trạng thậm chí còn bấp bênh hơn trước khi vừa phải vật lộn với chất lượng giấc ngủ kém và tìm giải pháp thoát khỏi tình trạng vô gia cư.

3. Chăm sóc giấc ngủ của người vô gia cư

Sống trong điều kiện hạn chế tiếp cận chăm sóc y tế và điều trị sức khỏe tâm thần có thể khiến giấc ngủ của người vô gia cư còn trở nên khó khăn hơn nữa. 

Thông thường, những người vô gia cư sẽ phải ngủ nhờ ở những nơi như công viên hay ngõ hẻm, hầu hết đều không đảm bảo an toàn trước tình hình tội phạm hay thú dữ hay thời tiết. Ngoài ra, một số cá nhân có thể bị buộc phải tham gia vào các hoạt động như ăn xin hoặc nhặt rác để kiếm thức ăn hoặc nhặt phế liệu. Điều này có thể lấy đi thời gian quý giá cần thiết cho giấc ngủ.

Như đã nói phía trên, các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng có thể dẫn đến chứng mất ngủ và giấc ngủ bị gián đoạn. Thêm vào đó, nhiều người vô gia cư ngủ trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn do giao thông và phương tiện giao thông công cộng gây ra, khiến họ càng khó tìm được một nơi yên bình để tách biệt thế giới và dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

người vô gia cư sẽ phải ngủ nhờ ở công viên
Những người vô gia cư sẽ phải ngủ nhờ ở những nơi như công viên hay ngõ hẻm

Mệt mỏi kéo dài do ngủ không đủ giấc có thể khiến những người vô gia cư rơi vào tình huống nguy hiểm bao gồm hành vi nguy hiểm cho sức khỏe đồng thời làm giảm chất lượng cuộc sống. Giải quyết tình trạng vô gia cư phải đi đôi với việc cải thiện chất lượng giấc ngủ để giúp người vô gia cư lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của họ.

Để giải quyết vấn đề này, việc cung cấp các nguồn lực để hỗ trợ cuộc sống ổn định hơn cho người vô gia cư là điều cần thiết. 1 trong số giải pháp được các quốc gia thực hiện là tạo ra luật giải quyết tình trạng vô gia cư bao gồm cung cấp nơi ở, cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần và đảm bảo họ được sắp xếp chỗ ngủ an toàn, thoải mái. 

Ở cấp độ cá nhân, chúng ta có thể góp phần cải thiện cuộc sống của nhóm người bất hạnh này bằng cách xin tình nguyện tại các nơi tạm trú dành cho người vô gia cư, quyên góp thực phẩm hoặc quần áo hoặc hỗ trợ các tổ chức cung cấp viện trợ cho những người bị ảnh hưởng. 

Ta có thể thấy rằng khi phải vật lộn cuộc sống không nhà cửa, người vô gia cư phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, trong đó bao gồm cả giấc ngủ. Hơn hết, họ rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng để vượt lên thực trạng đáng buồn này.

Người vô gia cư phải đối mặt với chứng mất ngủ
Người vô gia cư phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, bao gồm cả giấc ngủ

XEM THÊM:

Bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ mỗi đêm, nhóm dân số dễ bị tổn thương này đã có thể bảo vệ sức khỏe của họ tốt hơn và sức khỏe là nền tảng quan trọng để 1 người vượt lên nghịch cảnh, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Hy vọng bài viết đã đem những thông tin ý nghĩa giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về giấc ngủ của người vô gia cư rồi nhé!

Nguồn tham khảo: https://amerisleep.com/blog/homelessness-and-sleep/

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên