Sức khỏe giấc ngủ

Nguyệt thực toàn phần có ảnh hưởng đến giấc ngủ hay không? 

CẬP NHẬT 31/01/2024 | BỞI Hoàng Uyên

Nguyệt thực là hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng biết hết những sự thật thú vị về nó. Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ giải thích cho bạn tất tần tật những thông tin xoay quanh nguyệt thực toàn phần cũng như giải đáp thắc mắc liệu nguyệt thực toàn phần có ảnh hưởng đến giấc ngủ hay không. Cùng tìm hiểu ngay nhé! 

1. Tìm hiểu về hiện tượng nguyệt thực

1.1. Nguyệt thực là gì?

Có lẽ bạn đã từng nghe qua về hiện tượng nguyệt thực trên truyền hình hay mạng xã hội. Đây là 1 sự kiện kỳ ảo của thiên nhiên được nhiều người mong chờ nhất trong năm.

Vào thời xa xưa, nguyệt thực còn được gọi với cái tên “Gấu ăn Mặt Trăng”, để mô tả hiện tượng Mặt Trăng bị che khuất trong một vùng tối. Người xưa cho rằng hiện tượng này xảy ra là do một con gấu đang ăn Mặt Trăng. Tin rằng đây là một điềm xấu, họ thực hiện các nghi thức như đậy nắp xoong nồi hoặc gõ trống để xua đuổi xui xẻo.

Theo thời gian và sự phát triển của khoa học, hiện tượng này đã được giải mã và gọi với cái tên chính thức là “Nguyệt Thực“.

Nguyệt Thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm gần thẳng hàng hoặc trên cùng một đường thẳng. Trong lúc đó, Mặt Trăng sẽ bị Trái Đất che khuất khỏi một phần hoặc toàn phần ánh sáng Mặt Trời.

Nguyệt thực là gì
Nguyệt thực là 1 sự kiện kỳ ảo của thiên nhiên được nhiều người mong chờ nhất trong năm

1.2 Nguyệt thực toàn phần là gì

Nguyệt thực toàn phần là một hiện tượng đầy mê hoặc của vũ trụ khi Mặt Trăng hoàn toàn đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Trong lúc này, chỉ có các tia sáng có bước sóng dài như màu cam và đỏ từ Mặt Trời chiếu xuống Mặt Trăng.

Bởi lẽ, bầu khí quyển của Trái Đất tại vùng rìa đã ngăn chặn hết các tia sáng có bước sóng ngắn. Kết quả là Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng màu cam và đỏ. Khi quan sát từ Trái Đất, chúng ta sẽ thấy Mặt Trăng trở nên đỏ thẫm, gợi lên hình ảnh của 1 “mặt trăng máu”.

Khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra, thời gian tối đa mà hiện tượng này kéo dài thường là khoảng 104 phút. Trong suốt thời gian đó, Mặt Trăng sẽ ẩn hoàn toàn dưới bóng tối trước khi tiếp tục xuất hiện trở lại. Đây là một trải nghiệm hấp dẫn cho những người quan sát, tạo ra một khung cảnh diễm lệ và đầy sự kỳ bí trên bầu trời đêm.

Nguyệt thực toàn phần là gì
Nguyệt thực toàn phần là một hiện tượng đầy mê hoặc của vũ trụ

1.3. Nguyên nhân xảy ra nguyệt thực

Nguyên nhân xảy ra nguyệt thực là do sự sắp xếp thẳng hàng theo thứ tự Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng. Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất, được gọi là umbra. Khi Mặt Trăng nằm trong umbra, ánh sáng mặt trời không thể chiếu lên bề mặt của Mặt Trăng do Trái Đất  đã che chắn phía trước.

Như đã nói phía trên, mặt Trăng thay đổi màu sắc, tạo nên hiện tượng kỳ bí khi nhìn từ Trái Đất.  

1.4. Khi nào xảy ra nguyệt thực

Hiện tượng nguyệt thực chỉ xảy ra vào những ngày Trăng tròn, khi Mặt Trăng đi qua toàn bộ hoặc một phần của Trái Đất. Trong thời gian này, Mặt Trăng trở nên tối và mờ đi do ánh sáng Mặt Trời bị che khuất bởi Trái Đất.

Nguyệt thực xảy ra vào ban đêm khi chúng ta có thể quan sát Mặt Trăng. Theo nghiên cứu khoa học, nguyệt thực xảy ra tối thiểu 2 lần trong một năm. Số lần xuất hiện nguyệt thực có thể thay đổi từng năm và không cố định. Tối đa là 8 lần/năm nhưng rất hiếm.

2. Nguyệt thực toàn phần có ảnh hưởng đến giấc ngủ không? 

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng mặt trăng có thể có ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ, tâm trạng và sự thèm ăn của con người. Trong quá khứ vào thời Hy Lạp và La Mã, các nhà khoa học phát hiện nhiều ghi chép về những người bị ảnh hưởng bởi Mặt Trăng, thể hiện những hành vi lạ lùng, thậm chí là phát điên. Ngày nay, những nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra sự tương quan giữa giấc ngủ của con người và các giai đoạn của Mặt Trăng.

Theo Tiến sĩ Walker, một chuyên gia trong lĩnh vực giấc ngủ, Melatonin là một hormone giúp con người dễ ngủ ngon, sâu giấc. Ánh sáng chiếu từ trăng rằm có thể làm giảm mức độ sản xuất melatonin vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta. 

nguyệt thực toàn phần có ảnh hưởng đến giấc ngủ hay không
Mặt trăng có thể có ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ, tâm trạng và sự thèm ăn của con người

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 bởi các nhà khoa học Thụy Sĩ cũng đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy Mặt Trăng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người. Trong nghiên cứu này, 33 người tham gia đã trải qua 2 đêm ngủ trong một phòng thí nghiệm. 

Các nhà khoa học đã so sánh dữ liệu giấc ngủ của họ với các giai đoạn của Mặt Trăng. Kết quả cho thấy, vào những đêm trăng tròn, thời gian để đi vào giấc ngủ tăng lên khoảng 5 phút và thời gian ngủ giảm đi khoảng 20 phút so với bình thường.

Theo Tiến sĩ Matthew Walker, mỗi khi trăng tròn, tổng thời gian ngủ của con người giảm đáng kể, trung bình là từ 15-30 phút. Điều này có nghĩa là con người dễ mất ngủ và khó đi vào giấc ngủ hơn trong những ngày này. 

Có một số thống kê cũng cho thấy rằng chu kỳ trăng tròn nói chung và nguyệt thực nói riêng còn ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh nở ở phụ nữ. Tuy nhiên, cho đến nay, không có bằng chứng khoa học cụ thể cho điều này.

Một lý thuyết khác được đưa ra dựa trên sự tác động của lực hấp dẫn từ mặt trăng đối với chất lỏng trên Trái Đất. Lý thuyết này cho rằng sức hút từ mặt trăng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của con người, đặc biệt là phần chất lỏng não Hypothalamus.

Mối quan hệ giữa nguyệt thực và sức khỏe, giấc ngủ
Mối quan hệ giữa nguyệt thực và sức khỏe, giấc ngủ của con người.

Sự hoạt động bất thường của Hypothalamus khiến sự lưu thông của máu trong não cũng bị thay đổi. Không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, sự bất thường của Hypothalamus còn dẫn đến sự mất thăng bằng, rối loạn chức năng kiểm soát hành vi, khiến con người gặp tai nạn bất ngờ. 

Tuy nhiên, ảnh hưởng của Mặt Trăng không lớn đến mức đáng lo ngại đối với sức khỏe và tâm trạng của con người. Thực tế, đa số chúng ta không bị ảnh hưởng đáng kể bởi Mặt Trăng. Bất kể khi trăng tròn hay khuyết, chúng ta vẫn có thể duy trì giấc ngủ và tâm trạng bình thường. 

Tóm lại, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định rõ ràng và chính xác hơn về mối quan hệ giữa nguyệt thực và sức khỏe, giấc ngủ của con người.

3. Một số tác động khác của mặt trăng có thể bạn chưa biết

Mặt trăng không chỉ có tác động đáng kinh ngạc lên con người mà còn ảnh hưởng đến các loài động vật. Trong những ngày trăng tròn, hầu hết các loài động vật trở nên hung dữ. Các vết thương hoặc tình trạng bệnh của các loài vật nuôi như chó, mèo… cũng trở nên nghiêm trọng hơn trong thời gian này.

Có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích những hiện tượng bất thường này. Vào những đêm xảy ra nguyệt thực, nhiệt độ và ánh sáng mặt trời (khí dương) giảm đột ngột.

tác động khác của mặt trăng
Mặt trăng không chỉ có tác động đáng kinh ngạc lên con người mà còn ảnh hưởng đến các loài động vật

Theo thuyết âm dương ngũ hành của người Trung Quốc, khi khí dương giảm, khí âm xuất hiện và tăng nhanh sẽ gây ra sự mất cân bằng giữa hai yếu tố âm và dương. Đây được cho là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng tâm sinh lý ở con người và các sinh vật trên mặt đất. 

Hơn nữa, nếu lực hấp dẫn từ mặt trăng tăng lên đến cực điểm thì có thể gây ra các biến đổi bất thường, tạo ra kích thích địa chấn, ảnh hưởng thời tiết, thậm chí xuất hiện thảm họa thiên nhiên. Đó là lý do người xưa tin rằng sự xuất hiện của “trăng máu” luôn gắn liền với điềm xui rủi, là dự báo không lành cho vận mệnh con người. 

Trên đây, Vua Nệm đã giải đáp các thắc mắc xoay quanh câu hỏi nguyệt thực toàn phần có ảnh hưởng đến giấc ngủ hay không. Hy vọng thông tin bài viết chia sẻ đã giúp thỏa mãn bộ óc tò mò của bạn rồi nhé!

Nguồn tham khảo: https://sleepopolis.com/news/supermoon-sleep/

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên