Bạn có thể thỏa sức ăn những chất béo, ngọt, nhiều dầu mỡ,… mà vẫn giữ được một thân hình thon gọn? Bạn hoàn toàn không nghe nhầm khi đây là cách mà chế độ ăn kiêng Atkins đang hướng đến. Vậy nên hiểu chế độ ăn kiêng Atkins là gì? Có thật sự hỗ trợ giảm cân hay không? Cùng Vua Nệm khám phá từ A – Z hình thức giảm cân này nhé!
Nội Dung Chính
1. Chế độ ăn kiêng Atkins là gì?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu cơ chế hoạt động, chúng ta cần phải nắm được khái niệm chế độ ăn kiêng Atkins là gì. Theo đó, chế độ ăn kiêng Atkins, hay còn gọi là Atkins Diet, là hình thức ăn kiêng dựa trên cơ chế giảm cân low-carb. Tuy nhiên, nó vẫn sẽ có một số khác biệt nhất định.
Cụ thể, chế độ Atkins cho phép người thực hiện tiêu thụ hàm lượng tinh bột rất ít nhưng vẫn gần gũi, dễ chịu với khẩu phần ăn người châu Á. Hay nói cách khác, đây là hình thức ăn kiêng low-carb dài hạn bằng cách giảm lượng tinh bột hấp thu để duy trì cân nặng, cải thiện vóc dáng.
Ở chế độ này, bạn được khuyến khích tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều hàm lượng chất béo, protein, rau ít tinh bột cũng như hạn chế hoàn toàn lượng carbohydrate có trong đường, bột,… Bởi lẽ, chế độ ăn kiêng Atkins hạn chế được lượng đường bột hấp thụ vào cơ thể nhằm đốt cháy mỡ thừa. Do đó, nó hướng đến mục tiêu là giảm và duy trì số cân nặng mong muốn, ngăn ngừa bệnh tật.
2. Cơ chế hoạt động mà chế độ ăn kiêng Atkins áp dụng
Để hiểu hơn về chế độ ăn kiêng Atkins, bạn có thể tham khảo kim tự tháp Atkins biểu thị rõ các nhóm thực phẩm cần thiết. Ở phần đỉnh kim tự tháp là những thực phẩm ngũ cốc như yến mạch, lúa mạch, gạo,… Với nhóm này, bạn có thể hấp thu một lượng ít sau khi đã hoàn thành mục tiêu giảm cân. Bởi lẽ, chế độ Atkins chủ yếu tiêu thụ những thực phẩm giàu đạm, chất béo, rau,…
Theo đó, những thực phẩm vắng mặt trong kim tự tháp thì nên tránh tiêu thụ. Cụ thể, chúng bao gồm những thực phẩm “trắng” như gạo trắng, đường trắng, bánh mì trắng,…
3. Kế hoạch để áp dụng chế độ ăn kiêng Atkins
Cơ bản, chế độ ăn kiêng Atkins bao gồm 4 giai đoạn nhất định để người thực hiện đạt được hiệu quả giảm cân cao nhất có thể.
3.1. Giai đoạn 1: Làm quen – Giảm lượng carb
Đây được xem là giai đoạn khó khăn nhất khi thực hiện giảm cân chế độ Atkins. Bởi lẽ ở giai đoạn này, cơ thể cần thích nghi với lượng thực phẩm nạp vào mỗi ngày để phụ thuộc vào chất béo và đẩy nhanh tốc độ đốt cháy mỡ thừa. Tuy vậy, giai đoạn đầu tiên cũng là lúc bạn giảm được nhiều cân nhất.
Với giai đoạn này thì thời gian thực hiện cần kéo dài tối thiểu 2 tuần. Cụ thể, bạn sẽ không tiêu thụ những loại thực phẩm từ ngũ cốc, bánh mì, rau củ chứa tinh bột, rượu, trái cây hay các chế phẩm từ sữa (trừ bơ, phô mai). Như vậy, thay vì mỗi ngày nạp vào cơ thể 300g carbohydrate như thường lệ thì bạn chỉ giảm còn tiêu thụ 20g carb.
3.2. Giai đoạn 2: Tiếp tục giảm cân – Hàm lượng carb hấp thụ mỗi ngày tăng nhẹ
Giai đoạn 2 được thực hiện cho đến khi số cân nặng của bạn cách 4,5kg so với mục tiêu đề ra. Hàm lượng carbohydrates lúc này cần xuất hiện trở lại để giữ cho cân nặng không bị tăng lên. Thực đơn sẽ được thêm vào một số hạt, rau củ và quả hạch để carb tăng nhẹ nhưng số cân nặng vẫn giảm. Tuy nhiên, lượng carb cho phép hấp thụ chỉ trong khoảng 25 – 45g mỗi ngày.
3.3. Giai đoạn 3: Điều chỉnh chế độ ăn
Trong giai đoạn này, bạn được cho phép tiêu thụ thêm 10g carbohydrate trong chế độ ăn mỗi tuần, những thực phẩm thích hợp sẽ là ngũ cốc nguyên hạt, rau củ ít tinh bột.
Khi mục tiêu giảm cân sắp hoàn thành thì bạn tiến hành hấp thu nhiều tinh bột hơn để ức chế quá trình giảm cân. Đây sẽ là lúc cân nặng của bạn gần được như mong muốn nhưng hãy duy trì con số này xuyên suốt 1 tháng để chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
3.4. Giai đoạn 4: Duy trì hàm lượng carb cố định
Nếu được, bạn hãy cố gắng kéo dài giai đoạn này đến suốt cuộc đời ngay từ khi đạt được số cân nặng mong muốn. Lượng carb nạp vào mỗi ngày sẽ duy trì trong khoảng 45 – 100g và cắt giảm đi lượng carbohydrates.
4. Lợi ích sức khỏe mà chế độ ăn Atkins đem lại
Tuy đã hiểu được chế độ ăn kiêng Atkins là gì nhưng nhiều người vẫn còn nghi ngờ về những lợi ích mà phương pháp này mang lại. Cụ thể, chế độ này giúp cải thiện hoặc ngăn ngừa những bệnh lý sức khỏe nghiêm trọng như huyết áp cao, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch. Thực tế, khi ăn uống lành mạnh thì đa phần mọi chế độ đều làm giảm, thậm chí đảo ngược những nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường.
Những chế độ ăn kiêng không chỉ giảm lượng carb mà còn cải thiện cholesterol và hàm lượng đường trong máu. Một nghiên cứu đã cho thấy người áp dụng chế độ Atkins cải thiện được chất béo trung tính và đem lại sức khỏe tim mạch tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào cho thấy lợi ích đó là tạm thời hay lâu dài và liệu có tăng tuổi thọ của con người hay không.
Mặt khác, một số những chuyên gia sức khỏe cho rằng việc hấp thu lượng lớn protein và chất béo từ động vật ki thực hiện chế độ Atkins có thể gây ra những căn bệnh về ung thư, tim mạch. Tuy nhiên, rủi ro lâu dài khi áp dụng chế độ này vẫn chưa được kiểm định.
5. Nên và không ăn gì trong chế độ ăn kiêng Atkins
Khi áp dụng chế độ ăn kiêng Atkins, có một số loại thực phẩm được khuyến khích ăn và cũng có một số loại được khuyến cáo không nên sử dụng. Cụ thể:
5.1. Những loại thực phẩm nên ăn
Một số thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích sử dụng khi thực hiện chế độ ăn kiêng Atkins là:
- Các loại thịt: Thịt gà, thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt xông khói, các loại thịt khác,…
- Cá và hải sản có thành phần chứa nhiều chất béo lành mạnh: Cá mòi, cá hồi,…
- Trứng: Chứa nhiều hàm lượng chất béo, Omega-3,…
- Những loại rau chứa ít hàm lượng carb: Bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, măng tây,…
- Sữa nguyên chất béo: Pho mát, kem, bơ, sữa chua béo,.
- Hạnh nhân, quả óc chó, hạt macca, hạt hướng dương, v.v.
- Chất béo lành mạnh xuất phát từ thực vật: Dầu dừa, dầu ô liu nguyên chất, dầu bơm bơ,…
Ngoài ra, còn một số loại đồ uống được cho phép sử dụng trong chế độ ăn kiêng Atkins như nước lọc, cà phê, trà xanh, hàm lượng nhỏ rượu (rượu vang khô không thêm đường, tránh bia vì có hàm lượng carb cao).
5.2. Những loại thực phẩm tránh ăn
Song, người thực hiện chế độ ăn kiêng Atkins cần tránh những loại thực phẩm sau:
- Đường: Bánh ngọt, kem, kẹo, nước ngọt, những loại nước hoa quả,…
- Ngũ cốc: Lúa mạch đen, Lúa mì, gạo,…
- Dầu từ hạt: Dầu ngô, dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hạt bông,…
- Những chất béo chuyển hóa
- Thực phẩm ăn kiêng, ít chất béo vì thường chứa nhiều đường.
- Những loại rau củ giàu carbs: Củ cải, cà rốt,…
- Trái cây chứa hàm lượng carb cao: Táo, chuối, cam, lê, nho,…
- Tinh bột ở những loại khoai củ như khoai tây, khoai lang
- Đậu: Đậu lăng, đậu cô ve,…
6. Một số lưu ý khi thực hiện giảm cân theo chế độ Atkins
Vì phải cắt giảm lượng tinh bột ở trong giai đoạn đầu nên người mới thực hiện có thể xuất hiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, táo bón, mệt mỏi,… Bên cạnh đó, một số chế độ ăn đòi hỏi tiêu thụ lượng carb ít nhất có thể dẫn đến thiếu hụt chất xơ, chất dinh dưỡng gây tiêu chảy, táo bón, nôn và buồn nôn. Trái lại, ta vẫn có thể bổ sung dinh dưỡng thông qua việc ăn những thực phẩm giàu chất xơ hay ngũ cốc nguyên hạt để sức khỏe được cải thiện. Tốt nhất, bạn nên cung cấp cho cơ thể ít vitamin, muối hay các chất bổ sung.
Đặc biệt, Atkins Diet không thật sự thích hợp với mọi người, nhất là những người mắc bệnh thân, phụ nữ mang thai, cho con bú. Hoặc nếu bạn đang sử dụng insulin, thuốc lợi tiểu hay thuốc tiểu đường cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ khi có mong muốn áp dụng chế độ.
>> Xem thêm:
- Chế độ ăn kiêng Smoothie là gì? Hướng dẫn ăn kiêng Smoothie hiệu quả?
- Chế độ ăn gián đoạn 5:2 là gì? Cách áp dụng chế độ ăn 5:2 như thế nào?
- Chế độ ăn kiêng Harvard là gì? Cách ăn kiêng theo chế độ Harvard
Trên đây là giải đáp thắc mắc về chế độ ăn kiêng Atkins là gì cũng như kế hoạch để thực hiện Atkins Diet sao cho hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin mà Vua Nệm vừa cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn đọc sớm sở hữu được cân nặng mơ ước nhé!