Sức khỏe giấc ngủ

Ăn sầu riêng kiêng gì? Thưởng thức sầu riêng như thế nào đúng cách?

CẬP NHẬT 02/10/2022 | BỞI Tôn Vân

Sầu riêng là một trong những loại trái cây vô cùng hấp dẫn, với hương vị đặc trưng chúng luôn biết cách chinh phục người dùng. Dù rất yêu thích loại trái cây này nhưng liệu bạn đã biết thưởng thức chúng như thế nào đúng cách hay chưa? Và ăn sầu riêng kiêng gì? Cùng Vua Nệm tìm hiểu ngay nhé.

sầu riêng kiêng ăn với gì
Ăn sầu riêng kiêng gì?

1. Bạn đã biết gì về sầu riêng?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới, chúng thường được trồng ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, đặc biệt phổ biến tại Malaysia, Indonesia và Thái Lan… Về đặc trưng, chúng có một lớp vỏ bên ngoài nhiều gai và phần thịt có vị hăng, nhiều người không quen với mùi hương này nên “ngại” ăn sầu riêng.

Phần cơm của trái sầu riêng có thể có nhiều màu. Trong đó, phổ biến nhất là màu vàng hoặc trắng, nhưng cũng có loại màu đỏ hoặc xanh lục vô cùng quý hiếm. 

Sầu riêng mọc ở các vùng nhiệt đới trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Loại trái cây này là một thành phần trong các món ăn cả ngọt và mặn tại khu vực này. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng trong y học cổ truyền.

2. Thành phần dinh dưỡng bên trong sầu riêng

Sầu riêng có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao so với hầu hết các loại trái cây khác. Chính điều này đã giúp cho sầu riêng trở thành một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất trên toàn thế giới. Cụ thể, cứ trong khoảng 243gr sầu riêng sẽ có chứa:

ăn sầu riêng nên kiêng gì
Ăn sầu riêng kiêng gì để đảm bảo an toàn?
  • 357 Calo
  • 13gr Chất béo 
  • 66gr Carbs
  • 9gr Chất xơ
  • 4gr Chất đạm
  • Vitamin C: 80% DV
  • Thiamine: 61% DV
  • Mangan: 39% DV
  • Vitamin B6: 38% DV
  • Kali: 30% DV
  • Riboflavin: 29% DV
  • Đồng: 25% DV
  • Folate: 22% DV
  • Magiê: 18% DV
  • Niacin: 13% DV

(DV = Giá trị hằng ngày)

Ngoài ra, sầu riêng cũng giàu các hợp chất thực vật lành mạnh, bao gồm anthocyanins, carotenoid, polyphenol và flavonoid. Nhiều chất trong số này có chức năng như chất chống oxy hóa rất tốt.

3. Sầu riêng mang đến những lợi ích gì cho sức khỏe người dùng?

Tất cả các bộ phận của cây sầu riêng từ lá, vỏ, rễ cho đến phần cơm bên trong đều đã được sử dụng trong y học cổ truyền của Malaysia để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Chúng đặc biệt mang lại tác dụng trong việc chữa sốt cao, vàng da và các bệnh ngoài da.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy rằng trái sầu riêng mang lại những lợi ích sức khỏe sau đây:

  • Giảm nguy cơ ung thư: Chất chống oxy hóa trong sầu riêng có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do gây ung thư, góp phần ngăn chặn một dòng tế bào ung thư vú lây lan.
kiêng ăn sầu riêng với gì
Sầu riêng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng
  • Ngăn ngừa bệnh tim: Một số hợp chất trong sầu riêng có thể giúp giảm mức cholesterol và nguy cơ xơ vữa động mạch, hoặc xơ cứng động mạch.
  • Chống nhiễm trùng: Vỏ sầu riêng chứa các hợp chất có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm men.
  • Giảm lượng đường trong máu: Sầu riêng có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn nhiều loại trái cây nhiệt đới khác, chính vì vậy chúng làm tăng lượng đường trong máu ít hơn.

Như vậy, sầu riêng chứa các chất dinh dưỡng và các hợp chất thực vật có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả ung thư, sức khỏe tim mạch, nhiễm trùng và kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào trên người được thực hiện và chủ yếu tiến hành trên động vật.

4. Ăn sầu riêng kiêng gì?

Bạn thấy đấy, sầu riêng không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng. Tuy nhiên, để tránh phát sinh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, trước khi ăn những miếng sầu riêng bùi bùi, đây là một số điều bạn cần lưu ý.

4.1. Tránh sử dụng với rượu

Vốn dĩ hàm lượng lưu huỳnh cao trong sầu riêng sẽ ức chế enzym có khả năng phân hủy rượu trong cơ thể, gây tăng nồng độ cồn trong máu. Vì vậy, khi ăn sầu riêng trong tình trạng say rượu, thời gian say của bạn sẽ kéo dài hơn thông thường. Bạn cũng có thể bị ợ chua và khó tiêu nghiêm trọng thậm chí còn bị ngộ độc.

sầu riêng kiêng ăn chung với gì
Không nên ăn sầu riêng trong khi uống rượu, bia

4.2. Không ăn sầu riêng kèm với sữa

Đã có rất nhiều thông tin chỉ ra, uống sữa với sầu riêng có thể dẫn đến tăng huyết áp. Đây có thể là nguyên nhân khiến bạn đau đầu. Chính vì vậy, hãy loại bỏ ngay ý tưởng kết hợp sầu riêng và sữa với nhau nhé.

4.3. Không ăn sầu riêng với vải thiều

Vải thiều và sầu riêng đều được coi là thực phẩm có tính nóng. Khi tiêu thụ hai thứ này quá mức sẽ nguy cơ bị sốt, táo bón hoặc viêm họng. Do đó, hãy thưởng thức 2 loại này trái cây này riêng biệt. 

4.4. Tránh ăn sầu riêng cùng măng cụt

Chắc hẳn rất nhiều người đã nghe đến công dụng khi ăn măng cụt sau “bữa tiệc” sầu riêng có thể làm giảm “nóng bụng”. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia, chúng ta không nên ăn 2 loại trái cây này cùng nhau, vì tiêu thụ quá nhiều đường cùng một lúc không có lợi cho cơ thể.

sầu riêng kiêng với những đồ ăn gì
Sầu riêng cũng không hợp ăn kèm với măng cụt

4.5. Cua

Sầu riêng và cua thực sự không hợp để ăn cùng nhau. Cua được cho là có khả năng “giải nhiệt”, trong khi sầu riêng thuộc loại “thanh nhiệt”. Do đó, việc tiêu thụ cả hai cùng một lúc sẽ khiến hệ tiêu hóa của bạn bị rối loạn, từ đó có thể gây khó chịu cho dạ dày.

4.6. Thịt bò và thịt cừu

Nên nhớ cả thịt bò và thịt cừu đều thuộc nhóm những thực phẩm “nhiệt”. Do đó, tiêu thụ những loại thịt này với sầu riêng, nó có thể gây nóng cơ thể của bạn.

Ngoài ra, sự kết hợp giữa thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo như sầu riêng cùng các loại thịt giàu đạm này sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, dẫn đến tình trạng quá tải mạch máu.

5. Những ai không nên ăn sầu riêng

Bên trên là danh sách những loại thực phẩm và đồ uống nên tránh sử dụng cùng sầu riêng. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, bạn cũng không nên ăn loại trái cây này:

  • Những người có lượng cholesterol cao không nên ăn sầu riêng vì nó sẽ làm cho mức cholesterol trong máu của một người tăng đột biến.
  • Những ai đang viêm họng nên tránh loại trái cây này, vì chúng có tính nóng và có thể gây ho và thậm chí là sốt nếu bạn dùng quá nhiều.
  • Các trường hợp khác: bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, phụ nữ có thai, bệnh nhân suy thận, người có hệ tiêu hóa yếu,…
ăn sầu riêng cần kiêng gì
Danh sách những loại thực phẩm và đồ uống nên tránh sử dụng cùng sầu riêng.

6. Lưu ý điều gì khi ăn sầu riêng?

Bạn đã biết ăn sầu riêng như thế nào mới tốt hay chưa? Để có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị tuyệt vời của loại trái cây và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn nên lưu ý:

  • Chỉ nên ăn sầu riêng với số lượng vừa phải, tối đa 2 múi một ngày và mỗi tuần ăn 1 – 2 lần.
  • Ăn sầu riêng trong mùa hè sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Có thể cho sầu riêng vào ngăn đá tủ lạnh, sau đó rã đông tầm 30 phút, đến khi sầu riêng mềm thì ăn, cách này sẽ giúp sầu riêng vừa ngọt, mềm, thơm và rất bùi.
  • Để có thể tận dụng tối đa những giá trị dinh dưỡng cũng như trung hòa “tính nóng” của sầu riêng, mọi người có thể kết hợp chúng cùng các loại quả mang tính hàn như: Dứa, thanh long,…
ăn sầu riêng kiêng ăn với gì
Tránh ăn quá nhiều sầu riêng trong một lần

XEM THÊM:

7. Lời kết

Hy vọng bạn sẽ biết ăn sầu riêng kiêng gì và những ai không nên dùng loại trái cây này. Hãy lưu ý đến những thông tin được Vua Nệm bên trên để chắc chắn rằng bạn có thể ăn ngon và không ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.

Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/bi-quyet-an-uong-lanh-manh/sau-rieng-ky-mon-gi/

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân