Hướng dẫn bảo quản thức ăn thừa trong ngày Tết an toàn nhất

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Dư thừa thức ăn trong những ngày Tết Nguyên Đán là tình trạng chung của rất nhiều gia đình. Nhưng phải làm như thế nào để bảo quản thức ăn thừa để sử dụng tiếp mà vẫn an toàn cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản thức ăn thừa trong ngày Tết an toàn nhất. Cùng xem để thực hiện nhé!

Hướng dẫn bảo quản thức ăn thừa trong ngày Tết

1. Cách bảo quản thức ăn thừa trong ngày Tết 

Sau đây là cách bảo quản thức ăn thừa trong ngày Tết dành cho một số món ăn quen thuộc:

1.1. Bánh chưng, bánh tét 

Đối với bánh chưng, bánh tét còn nguyên, bạn hãy đặt bánh hoặc treo bánh ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. Đặc biệt, khi bánh mới nấu chín, bạn cần phải ép bánh, nếu ép càng chặt thì bánh sẽ để được càng lâu. 

Đối với bánh chưng, bánh tét đã ăn dở bạn bọc bánh lại với màng bọc thực phẩm và cất tại nơi thoáng mát trong khoảng 2 tiếng. Sau khoảng thời gian này, nếu vẫn chưa ăn hết thì bạn nên để bánh vào trong ngăn mát tủ lạnh.

1.2. Dưa muối, củ kiệu

bảo quản củ kiệu ngày Tết
Làm như thế nào để bảo quản thức ăn thừa trong ngày Tết, cụ thể là củ kiệu?

Đây là thức ăn mà hầu như nhà nào cũng có trong ngày Tết. Để bảo quản dưa muối, củ kiệu được lâu bạn cần phải nhớ 2 nguyên tắc sau:

  • Khi ăn hãy lấy một lượng vừa phải. Nếu không ăn hết cần cất vào tủ lạnh và ăn liền ngay trong ngày. 
  • Bạn tuyệt đối không nên đổ lại phần còn dư vào trong hũ dưa muối, củ kiệu. Vì điều này sẽ làm cho nước ngâm nhanh chua, nhanh hư.

1.3. Giò chả

Để bảo quản thức ăn thừa trong ngày Tết cụ thể là giò chả được lâu bạn cần lột bỏ hết lớp vỏ gói bên ngoài. Khi đậy, nên đậy bằng các loại rổ có chứa lỗ thoáng nhưng phải tránh hơi gió. Để an toàn nhất cho sức khỏe, bạn chỉ nên dùng giò chả trong vòng 2 ngày, nếu không kịp ăn thì nên luộc lại rồi mới sử dụng.

bảo quản chả lụa ăn dư dịp tết
Bảo quản thức ăn thừa như giò chả như thế nào dịp Tết

1.4. Thịt kho, cá kho

Bảo quản thức ăn thừa trong ngày Tết, đặc biệt với món thịt kho, cá kho, bạn cần phải nấu thật kỹ. Lúc nhấc nồi xuống bếp chỉ nên để nồi ở một nơi cố định, hạn chế lắc mạnh. Đối với thức ăn còn thừa, bạn hãy cất vào ngăn mát tủ lạnh và ăn trong ngày (phải để nguội trước khi cất).

1.5. Các loại mứt, trái cây sấy

Ngoài các món ăn mặn, thì mứt, trái cây khô cũng là món ăn vặt quen thuộc không thể thiếu trong các ngày Tết. Đây là thực phẩm chứa nhiều đường, cho nên rất dễ chảy nước và dễ bị mốc. Để bảo quản được lâu, thì bạn hãy để mứt, trái cây sấy vào lọ thủy tinh, túi nilon, đậy nắp lại thật kín và buộc thật kỹ. Mỗi lần ăn chỉ lấy lượng vừa đủ, không nên đổ thức ăn dư vào lọ để tiếp tục sử dụng. 

2. Hướng dẫn bảo quản một số thực phẩm khác

Bên cạnh bảo quản các thức ăn dư, thì bảo quản các thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô trong dịp Tết cũng là điều khiến các bà nội trợ vô cùng đau đầu. Vậy làm như thế nào để bảo quản thực phẩm đảm bảo tươi lâu, an toàn nhất? 

2.1. Cách bảo quản thực phẩm tươi 

 bảo quản thịt, hải sản tươi lâu ngày tết
Cách bảo quản thịt, hải sản tươi lâu

Các loại thịt, cá tươi sống nếu muốn để được lâu mà vẫn đảm bảo an toàn, giữ trọn hương vị thì bạn nên để đông lạnh ngay sau khi mua. Trước khi để đông lạnh, cần sơ chế như sau: 

  • Thịt gia súc, gia cầm cần rửa sạch.
  • Hải sản (cá, tôm, mực…) cần bỏ hết ruột, rửa sạch. 

Sơ chế xong, hãy để cho thật ráo, sau đó cho vào hộp riêng biệt theo từng loại. Bạn nên chia thực phẩm này thành các phần nhỏ theo nhu cầu của bữa ăn, để tránh tình trạng rã đông nhiều lần làm ảnh hưởng đến mùi vị, màu sắc, hàm lượng dinh dưỡng, cũng như tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi, gây hại sức khỏe.

2.2. Rau củ quả

Nếu bảo quản ở nhiệt độ thường thì rau củ quả cần phải sử dụng liền trong 1 – 2 ngày. Do đó, để giữ được độ tươi ngon và an toàn lâu hơn, tốt nhất hãy bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh.

Bảo quản rau củ trong tủ lạnh ngày tết
Bảo quản rau củ trong tủ lạnh nên làm như thế nào tốt nhất?

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Các phần hư hỏng, dập nát cần được loại bỏ trước khi cho vào tủ lạnh. Vì những phần này thường sản sinh ra khí ethylene, làm cho rau nhanh hỏng, thối rữa. 
  • Không nên rửa rau củ quả trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Vì điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Nếu có rửa, bạn hãy làm ráo nước hết mức có thể rồi mới cho vào tủ lạnh.
  • Nên bảo quản rau củ riêng với trái cây để tránh tình trạng khí ethylene trong trái cây chín làm cho rau xanh dễ úa vàng, hư hỏng hay thay đổi mùi vị.
  • Không cắt nhỏ rau củ quả trước mang đi bảo quản. Bởi vì nó sẽ làm cho thực phẩm mất đi chất dinh dưỡng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh trưởng.

2.2. Cách bảo quản thực phẩm khô

Nguyên tắc đầu tiên khi bảo quản thực phẩm khô (gạo, các loại đậu, cá khô, mực khô, tôm khô,…) là phải để ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh mặt trời. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bảo quản thực phẩm khô trong tủ lạnh với các loại như hải sản khô, thịt sấy khô…

bảo quản thực phẩm khô ngày tết
Các loại thực phẩm khô nên bảo quản trong tủ lạnh

Đối với thực phẩm khô bảo quản trong tủ lạnh, bạn cần phải để vào hộp có nắp đậy, hoặc là bao bọc bên ngoài bằng 2 – 3 lớp giấy báo, tiếp đến là bao nilon buộc chặt miệng lại (có thể thay túi nilon bằng túi zip). Làm như vậy sẽ giúp ngăn mùi lan sang những thực phẩm khác.

Nếu bạn cần bảo quản trong khoảng vài tháng thì nên đặt lên ngăn đá tủ lạnh, điều chỉnh nhiệt độ khoảng -18⁰ C, còn nếu bảo quản ngắn hơn thì bạn có thể để ở ngăn mát tủ lạnh. Các loại hải sản khô nếu để ngăn đá sẽ không làm hải sản khô cứng, mà ngược lại hải sản còn giữ được độ dẻo ngon như ban đầu. Nếu đặt hải sản khô dưới ngăn mát sẽ không thể để lâu và hải sản cũng dễ bị cứng, ăn không còn ngon, ngọt.

3. Cách chế biến thức ăn thừa trong ngày Tết

Ngoài việc bảo quản thức ăn thừa đúng cách thì chế biến lại sao cho ngon, hấp dẫn cũng rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo những cách chế biến thức ăn thừa ngày Tết sau đây:

Đối với bánh chưng, bánh tét ngoài cách ăn trực tiếp bạn có thể đem đi chiên ăn kèm với tương ớt, nước mắm chua ngọt. Ngoài chiên từng miếng bánh bạn có thể thực hiện theo cách sau:

  • Tách phần nhân và phần nếp của bánh ra riêng. 
  • Chia thành từng phần nhỏ, vo tròn phần nhân, sau đó bọc bên ngoài bằng 1 lớp nếp.
  • Bắc chảo dầu lên bếp, khi dầu nóng hãy cho bánh vào chiên cho vàng, giòn rồi vớt ra để ráo dầu.
bảo quản bánh tét ngày tết
Bánh tét chiên ngon, hấp dẫn cho những ngày Tết

Đối với dưa kiệu, bạn có thể vớt dưa kiệu ra, để cho ráo sau đó cắt sợi nhỏ, trộn chung với khô gà hay khô bò ăn cũng rất ngon.

Với gà luộc còn dư, bạn có thể dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau như súp, gỏi, nộm hoặc làm chà bông gà để ăn dần.

Chả lụa, chả bò,… bạn có thể ăn cùng với bánh mì, bánh ướt cho bữa sáng hoặc là đem rim mặn cho bữa chính cũng rất ngon.

XEM THÊM: 

Như vậy, bài viết đã tổng hợp cho bạn những cách bảo quản thức ăn thừa trong ngày Tết cũng như cách bảo quản thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô sao cho tươi ngon, trọn vị. Mong rằng, với nội dung Vua Nệm đã chia sẻ sẽ giúp bạn có được những bữa ăn ngày Tết ngon miệng, an toàn sức khỏe. 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM