Nhà hay

Tiết lộ 10 cách xử lý thức ăn thừa đơn giản, tránh lãng phí và bảo vệ môi trường

CẬP NHẬT 11/01/2024 | BỞI Minh Anh

Thức ăn thừa không được xử lý đúng cách sẽ góp phần vào tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên trái đất. Việc xử lý chúng một cách hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu lượng rác thải, thúc đẩy phong trào bảo vệ môi trường và tạo ra các giải pháp sáng tạo cho việc sử dụng tài nguyên. Hãy cùng Vua Nệm khám phá 10 cách xử lý thức ăn thừa nhằm giảm bớt tác động tiêu cực đối với môi trường ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Dùng làm mứt

Mùa hè là thời điểm xuất hiện nhiều hoa quả ngon ngọt với mức giá phải chăng. Nếu mua quá nhiều mà không ăn hết, không cần vội vứt bỏ, bạn có thể biến chúng thành những món mứt thơm ngon. Đào, việt quất, mận hay mâm xôi,… đều có thể làm mứt, phù hợp với nhiều món ăn ngon từ bánh mì nướng đến kem.

mẹo xử lý thức ăn thừa tránh lãng phí
Nếu mua quá nhiều trái cây mà không ăn hết, bạn có thể biến chúng thành mứt thơm ngon

2. Tận dụng làm phân bón

Khi có quá nhiều thức ăn thừa và không thể bảo quản được nữa, bạn có thể xem xét việc biến chúng thành phân bón cho cây xanh. Tùy thuộc vào loại thức ăn, bạn có thể áp dụng phương pháp bón trực tiếp hoặc ủ để tạo phân bón hữu cơ. Việc làm này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mua phân bón mà còn tăng cường dinh dưỡng phát triển cho cây.

Các loại rác thải như cơm, thức ăn dư thừa, vỏ trứng, hoặc vỏ của các loại hoa quả là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng, đặc biệt là rau. Với quy trình đơn giản và sử dụng nguyên liệu dễ kiếm từ nhà bếp, kết hợp với việc sử dụng vi sinh vật E.M cơ bản, bạn có thể tạo ra phân bón hữu cơ chất lượng cao.

3. Đánh bóng đồ đồng

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng vỏ trái cây mà bạn thường vứt đi có thể trở nên vô cùng hữu ích. Vỏ chanh, cam hay các loại khác có chứa hàm lượng axit citric lớn đều có khả năng làm sạch và đánh bóng vật dụng bằng đồng một cách hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn có thể vắt nước từ chanh/cam lên một chiếc khăn sạch hoặc miếng rửa bát. Kế đến, chà lên bề mặt của vật dụng bằng đồng.
  • Sau khi chà, rửa lại bằng nước ấm và lau khô. Axit từ chanh hoặc cam giúp loại bỏ vết bẩn, làm sáng và làm bóng đồ đồng.
  • Đối với những vết gỉ xanh trên bề mặt đồ đồng, bạn có thể pha nước cốt chanh với muối và dùng khăn chùi lên vùng bị ảnh hưởng.

4. Làm món dưa góp

Dấm có thể làm tăng thời lượng bảo quản rau củ đáng kể. Các loại rau củ giòn như dưa chuột, cà rốt, cải, súp lơ hoặc hành tây là lựa chọn tuyệt vời để ngâm dấm. Ngoài ra, vào những ngày nắng nóng, bạn có thể thử ngâm bí xanh, đậu xanh, ớt chuông để thay đổi khẩu vị.

Nguyên liệu để làm dưa góp dễ kiếm và cách thực hiện vô cùng đơn giản. Bạn có thể hoàn tất một phần dưa góp chỉ trong khoảng 45 phút. Do đó, việc làm dưa góp không chỉ giúp giải quyết vấn đề thức ăn thừa mà còn mang đến một món ăn ngon miệng cho bữa ăn gia đình.

nên làm gì với thức ăn thừa
Dấm có thể làm tăng thời lượng bảo quản của rau củ đáng kể

>>> Xem ngay: Cách làm dưa món thập cẩm giòn ngon chuẩn vị Tết

5. Phơi hoặc sấy khô để bảo quản

Phơi hay sấy khô là một phương pháp bảo quản thực phẩm đơn giản và hiệu quả. Bạn chỉ cần treo ngược rau thơm ở nơi khô, thông thoáng và ấm. Đừng quên bọc bên ngoài bằng giấy báo để tránh bụi. Khi đã khô hoàn toàn, đặt chúng vào hũ kín là được. 

Đối với rau, củ, trái cây, bạn có thể sử dụng máy sấy thực phẩm. Phương pháp này giúp tận dụng thức ăn thừa một cách hiệu quả. Ngoài ra, thức ăn như cơm hay xôi cũng có thể sấy khô để bảo quản được lâu.

các cách xử lý thức ăn thừa hiệu quả
Phơi hay sấy khô là một phương pháp bảo quản thực phẩm đơn giản và hiệu quả

>>> Đừng bỏ lỡ: Cách bảo quản bí đỏ tươi ngon và dùng được lâu

6. Biến tấu lại món ăn

Các gia vị thường mang đến cho món ăn hương vị và mùi thơm phong phú hơn. Nếu bạn cảm thấy chán ngấy món ăn thừa khi hâm lại nhiều lần, có thể thử thêm gia vị để làm mới hương vị. 

Chẳng hạn, bạn có thể biến đổi thịt luộc thừa thành món thịt nấu đông với mộc nhĩ hoặc các loại gia vị khác. Việc biến tấu món ăn bằng cách sử dụng thêm gia vị tạo ra khẩu phần ăn ngon miệng và độc đáo. Điều này chắc chắn sẽ làm cho bữa ăn trở nên thú vị hơn so với bình thường.

7. Sáng tạo thành món ăn khác

Cơm chiên, thịt nấu đông hoặc nem, mì (bún) là những ý tưởng tuyệt vời để tận dụng thức ăn thừa. Đừng bỏ lỡ cơ hội biến những nguyên liệu thừa thành những món ăn mới mẻ thú vị. Hãy bảo quản thức ăn thừa một cách đúng đắn và sáng tạo trong việc chế biến, bạn sẽ có những bữa ăn “lạ miệng” hơn bao giờ hết.

Thay đổi cách nấu có thể biến thức ăn thừa thành nhiều món ngon khác nhau. Đừng ngần ngại thử nghiệm các công thức salad sáng tạo hoặc món lẩu thập cẩm bạn nhé. Ngoài ra, làm cơm rang cũng là lựa chọn xuất sắc để tận dụng cơm nguội và mọi loại rau còn lại trong tủ lạnh. 

cách xử lý thức ăn còn thừa
Thay đổi cách nấu có thể biến thức ăn thừa thành nhiều món ngon khác nhau

8. Nấu nước dùng

Để tránh lãng phí thực phẩm, một cách đơn giản là làm nước dùng và lưu trữ nó trong ngăn đông tủ lạnh. Thay vì vứt bỏ các phần không sử dụng của rau củ như cọng cành ,đầu mẩu hay phần vỏ đã bóc, hãy xào chúng với một ít dầu olive hoặc bơ. Sau đó, thêm nước và đun sôi cho đến khi bạn có một nồi nước dùng từ rau củ thơm ngon.

Các phần bỏ đi của rau củ có thể được tận dụng để tạo ra một nồi nước dùng ngon miệng. Phương pháp này không chỉ tiết kiệm mà còn ngon hơn nhiều so với việc sử dụng nước dùng đóng hộp. Đặc biệt, nó cực kỳ đơn giản và chỉ mất khoảng 30 phút để hoàn thành.

9. Làm món pizza thơm ngon

Đối với những loại thịt đã được chế biến như lạp xưởng, chà bông, thịt kho hay thịt ram, bạn có thể sáng tạo một chiếc pizza ngon miệng bằng cách kết hợp chúng với đủ loại rau củ. Đừng lo lắng về mùi vị, vì thực tế, pizza thường được nướng với những nguyên liệu đa dạng.

cách giải quyết thức ăn còn thừa
Bạn có thể sáng tạo một chiếc pizza ngon miệng bằng thức ăn thừa của gia đình

10.  Cách xử lý thức ăn thừa – Tái chế thành thức ăn cho động vật

Có một phương thức khác để cách xử lý thức ăn thừa đó là tái chế chúng thành thức ăn cho động vật trong trang trại. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng thức ăn không bị ôi thiu, đảm bảo an toàn và lành mạnh cho sức khỏe của động vật. Nhiều người chăn nuôi động vật cho biết việc sử dụng thực phẩm thừa để chăn nuôi có thể mang lại lợi nhuận cao hơn và ổn định hơn so với việc sử dụng thức ăn công nghiệp.

>>> Mời bạn đọc: Hướng dẫn bảo quản thức ăn thừa trong ngày Tết an toàn nhất

Việc xử lý thức ăn thừa không chỉ là nhiệm vụ cá nhân mà còn là một trách nhiệm cộng đồng và toàn cầu. Bằng cách tận dụng sáng tạo, chúng ta có thể tối ưu hóa tài nguyên, giảm thiểu lãng phí và tạo ra một tương lai bền vững hơn. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết về 10 cách xử lý thức ăn thừa của Vua Nệm!

 

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh