Chuyện quanh ta

Cách bảo quản khoai mỡ cực kỳ đơn giản ngay tại nhà

CẬP NHẬT 10/12/2022 | BỞI Tiến Kiều

Khoai mỡ là loại củ quen thuộc được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Những món ăn làm từ khoai mỡ phổ biến thường là canh, cháo, bánh bao,… Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu tác dụng cũng như cách bảo quản khoai mỡ cực kỳ đơn giản tại nhà nhé!

1. Khoai mỡ là khoai gì?

Khoai mỡ có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng địa phương. Người ta còn biết đến loại củ này qua những tên gọi như khoai tím, củ mỡ,… Khoai mỡ được trồng nhiều ở các nước tại châu Phi và châu Á, trong đó có Việt Nam.

Trên thị trường hiện nay có 2 loại khoai mỡ phổ biến là loại ruột trắng và ruột tím. Mỗi củ thường có khối lượng dao động từ khoảng 4 – 5kg. Vì có màu sắc bắt mắt khi chế biến món ăn mà củ khoai mỡ tím thường được sử dụng nhiều hơn khoai mỡ trắng.

cach bao quan khoai mo
Cách bảo quản khoai mỡ dễ dàng

Theo các chuyên gia sức khỏe, khoai mỡ mang đến cho cơ thể nhiều lợi ích. Tuy nhiên, việc trồng trọt và chăm sóc loại củ này cực kỳ khó khăn và còn phải đối phó với sâu bọ gây hại.

2. Đặc điểm của khoai mỡ

Khoai mỡ có danh pháp khoa học là Dioscorea alata và thuộc họ củ nâu. Các thầy thuốc Đông y gọi thực vật này là Mao thử. Nhiều người vẫn quen gọi cây khoai mỡ nhưng thật ra thân cây có dạng dây leo và mềm.

Phần lá của cây khoai mỡ khi lớn sẽ nổi rõ 5 gân và tỏa đều ra nhiều hướng. Củ khoai có các hình thù đa dạng nhưng nhìn chung khá to. Màu sắc thịt củ có thể là trắng, vàng tím hoặc hồng tùy vào độ chín. Vỏ khoai mỡ có màu nâu và khá xù xì, thoạt nhìn sẽ giống vỏ của các loài cây lấy gỗ.

Trong 100g khoai mỡ có nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm:

Ngoài ra, trong khoai mỡ còn chứa nhiều khoáng chất như Natri, Kali, Canxi, Sắt, Mangan,… và các loại vitamin nhóm C, A rất tốt cho cơ thể.

Theo như các tài liệu Đông y, khoai mỡ có vị ngọt, tính bình và không chứa độc tố. Người ta thường dùng khoai mỡ để giảm đau, hỗ trợ bổ tỳ, bổ phế, tiêu thũng,…

cach bao quan khoai mo
Khoai mỡ là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng

3. Cách bảo quản khoai mỡ

3.1. Bảo quản khi khoai mỡ còn sống

Để giữ khoai mỡ sống được lâu hơn, sau khi mua về bạn cần dùng giấy báo bọc lại. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt củ khoai trong hộp carton rồi lót thêm giấy báo phía dưới. Ngoài ra, cách nhanh nhất chính là sử dụng túi lưới để lưu trữ và treo ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Khi bảo quản khoai mỡ cần tránh mưa hay ánh nắng trực tiếp. Đồng thời những khu vực có nhiệt độ cao như ban công hay gần bếp cũng không phải vị trí lý tưởng. Tuyệt đối không bảo quản khoai mỡ tươi trong tủ động vì dễ khiến khoai bị sượng.

3.2. Bảo quản khoai mỡ khi đã nấu chín

Khoai mỡ nếu đã được luộc chín hoặc đã lột vỏ thì nên sử dụng ngay và bảo quản trong nhiều nhất là 2 ngày (đối với khoai chín) và 4 – 5 ngày (đối với khoai đã lột vỏ). Thực phẩm đã qua chế biến nói chung và khoai mỡ chín nói riêng không nên để quá lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng hoặc thâm chí là biến chất.

Khi bảo quản khoai mỡ đã qua chế biến, chúng ta chỉ cần sử dụng túi zip hoặc hộp nhựa để đựng thực phẩm. Sau đó đậy kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng vào lần sau là được.

cách bảo quản củ khoai mỡ
Bảo quản khoai mỡ ở nơi thoáng mát

4. Những lợi ích của khoai mỡ cho sức khỏe

4.1. Cải thiện hệ tiêu hoá

Trong khoai mỡ chứa tinh bột kháng có tính chất gần giống với chất xơ hòa tan. Khi đi qua dạ dày và ruột, tinh bột kháng không bị tiêu hóa. Khi đến ruột kết, chất này cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột và gia tăng các enzym tiêu hoá.

Nhờ vậy, tinh bột kháng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, loại tinh bột này còn có tác dụng làm dịu những chứng rối loạn tiêu hóa, viêm loét đại tràng, táo bón, tiêu chảy,…

4.2. Hỗ trợ giảm cân

Khoai mỡ chứa chất xơ glucomannan có khả năng giúp giảm cân hiệu quả. Glucomannan sau khi được tiêu thụ sẽ chuyển thành dạng gel và khiến chúng ta có cảm giác no lâu hơn. Chính vì vậy mà bạn sẽ hạn chế cảm giác thèm ăn khi ăn khoai mỡ.

cách bảo quản khoai mỡ đã gọt vỏ
Khoai mỡ sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả

4.3. Kiểm soát cholesterol

Chất xơ hòa tan có nhiều trong khoai mỡ đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm soát lượng cholesterol. Chất xơ này sẽ chuyển động xung quanh cholesterol để liên kế và loại bỏ nó ra khỏi cơ thể.

4.4. Ngăn ngừa ung thư

Bên cạnh mố số vitamin và khoáng chất, khoai mỡ còn chứa chất chống oxy hóa và ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Điều này đã được chứng minh khi các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu trên động vật. Một chế độ ăn có nhiều khoai mỡ giúp giảm số lượng khối u ở ruột kết. 

Hơn nữa, trong một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy vỏ khoai mỡ có thể ngăn ngừa hoặc ức chế các khối u gan. Tuy vậy, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng của khoai mỡ trong điều trị ung thư. Hầu hết các nghiên cứu đã được thực hiện đều diễn ra trên động vật chứ không phải con người.

4.5. Tăng cường chức năng não

Khi thực hiện nghiên cứu thì kết quả cho thấy rằng người tiêu thụ khoai mỡ nhiều hơn có hoạt động não tốt hơn những người còn lại. Bởi lẽ trong khoai mỡ giàu diosgenin, hợp chất có tác dụng tích cực đến quá trình phát triền của tế bào thần kinh.

4.6. Kháng viêm

Tình trạng viêm mãn tính khiến các bệnh nhân tiểu đường, béo phì và bệnh tim cảm thấy vô cùng khó chịu. Giải pháp lúc này là bạn có thể bổ sung thêm khoai mỡ vào chế độ ăn hằng ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong khoai mỡ có saponin giúp chống lại tình trạng viêm cũng như bảo vệ đường ruột.

cách bảo quản khoai mỡ tím
Khoai mỡ khả năng hỗ trợ kháng viêm

4.7. Giảm các triệu chứng mãn kinh

Trong thời kỳ mãn kinh, lượng hormone estrone và estradiol sẽ sụt giảm đáng kể. Đây chính là lý do khiến phụ nữ khó chịu khi phải trải qua giai đoạn này. Nếu bổ sung đúng cách, khoai mỡ sẽ giúp tăng đáng kể hai loại hormone trên. Nhờ vậy mà giảm thiểu những triệu chứng mãn kinh hiệu quả hơn.

5. Những món ăn ngon từ khoai mỡ

5.1. Canh khoai mỡ nấu với tôm khô

Khoai mỡ thường được những bà nội trợ dùng để chế biến thành những món canh hấp dẫn. Dùng tôm khô kết hợp với khoai mỡ sẽ cho ra món canh có vị ngọt tự nhiên và hương thơm khó cưỡng. Khi bày món ăn ra tô, đừng quên rắc thêm một ít tiêu xay và hành ngò sắt nhuyễn để tăng thêm hương vị nhé!

5.2. Bánh bao khoai mỡ

Bánh bao làm từ khoai mỡ sau khi được chiên xong sẽ mang một màu vàng ươm đẹp mắt. Bánh bao khoai mỡ có lớp vỏ giòn tan, bên trong bùi bùi nhờ trứng cút. Khi ăn món này bạn có thể chấm với tương ớt để thưởng thức trọn vẹn hương vị tuyệt vời.

cách bảo quản bánh khoai mỡ
Món bánh bao chiên từ khoai mỡ

5.3. Cháo khoai mỡ thịt bằm

Nếu nhà bạn có em bé đang trong thời gian ăn dặm và bạn muốn thay đổi thực đơn cho con, hãy thử ngay món cháo khoai mỡ thịt bằm. Thịt bằm nhuyễn có hương thơm và vị ngọt hòa quyện với cháo khoai mỡ màu tím bắt mắt chắc chắn sẽ khiến bé háo hức.

>> Xem thêm: 

Lời kết

Khoai mỡ là loại củ có nhiều chất dinh dưỡng và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã biết cách bảo quản khoai mỡ. Khi bảo quản khoai mỡ, bạn cần chọn nơi thoáng mát và tránh để củ quá lâu. Tốt nhất hãy sử dụng ngay những món ăn làm từ khoai mỡ sau khi chế biến để bảo vệ sức khỏe bạn nhé!

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều