Củ kiệu là một trong những thực phẩm chống ngán hiệu quả trong ngày tết. Không chỉ vậy, loại củ này còn có nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Trong bài viết sau đây của Vua Nệm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về củ kiệu nhé!
Nội Dung Chính
1. Củ kiệu là gì?
Củ kiệu còn có nhiều tên gọi khác như giới bạch, thiển toán hoặc là tiểu căn toán, trong tiếng Anh có tên là Allium chinense G.Don. Củ kiệu thuộc họ nhà hành, có nhiều đặc điểm giống hành nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều.
Phần đầu củ kiệu có màu trắng, hơi phình to. Phần thân củ kiệu có chiều dài từ 15 – 35cm. Kiệu có thể trồng quanh năm, tuy nhiên chúng thường được trồng từ tháng 9 đến tháng 1, sao cho dịp thu hoạch rơi vào dịp cận Tết.
Thông thường, loại củ này được trồng ở các khu vực nhiệt đới hoặc là cận nhiệt đới của Trung Quốc và Nhật Bản. Tại nước ta, kiệu được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Trung, về sau được trồng nhiều ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2. Củ kiệu có lợi ích sức khỏe như thế nào?
Không chỉ được sử dụng trong ẩm thực, kiệu còn là một vị thuốc. Cụ thể, loại củ này mang nhiều công dụng cho tốt sức khỏe như:
Tăng sức đề kháng cho cơ thể
Giống như nhiều loại rau củ khác thuộc họ hành, củ kiệu mang tính nóng, ấm, có khả năng giải cảm hiệu quả. Bên cạnh đó, loại củ này còn chứa nhiều vitamin. Do đó, sử dụng củ kiệu thường xuyên có thể giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh cảm cúm một cách hữu hiệu.
Giảm cholesterol
Một trong những lợi ích của củ kiệu đó là làm giảm đáng kể hàm lượng cholesterol trong máu. Nguyên nhân là bởi trong quá trình muối kiệu có kích thích sự sinh sôi của axit lactic. Đây là hợp chất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch và đột quỵ, đồng thời hạn chế các mảng bám trên thành mạch máu.
Tốt cho hệ tuần hoàn
Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng, ăn củ kiệu giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ tuần hoàn. Đó là nhờ vào khả năng chống lại sự hình thành của những thành mảng bám tích tụ trong mạch máu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch đến 60% và tránh đột quỵ.
Cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể
Củ kiệu chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Có thể kể đến như vitamin D, vitamin A, vitamin K và các khoáng chất như sắt, canxi, magie,… Trong loại củ này còn có hàm lượng axit có sẵn, giúp tăng khả năng hấp thụ các khoáng chất giúp cơ thể thêm khỏe mạnh.
Tăng cường khả năng chống oxy hóa
Loại củ này chứa một hợp chất quercetin giúp kháng viêm, đồng thời tăng khả năng chống oxy hóa, đẩy lùi gốc tự do và làm chậm sự phát triển của các tế bào gây hại. Nhờ đó mà củ kiệu có thể hỗ trợ chống lại các bệnh mãn tính như tiểu đường, gout, tim mạch, ung thư,…
Bên cạnh đó, các hợp chất thực vật flavonoid có trong củ kiệu cũng giúp chống oxy hóa hiệu quả, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị. Khi lên men, củ kiệu sẽ sinh ra nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột, kết hợp với các chất kháng viêm sẽ giúp cơ thể kháng khuẩn, kháng viêm giúp kích thích tiêu hóa hiệu quả. Hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường ruột như táo bón, tiêu chảy, xoa dịu tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ ung thư
Nhờ thành phần chống oxy hóa cao, củ kiệu được công nhận là có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi và ung thư dạ dày. Hơn nữa, trong củ kiệu còn chứa hoạt chất laxogenin, được chứng minh là có thể chống lại tế bào ung thư, đồng thời loại bỏ các gốc tự do gây hại và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
3. Cách phân biệt củ kiệu và củ hành
Vì cùng họ với nhau nên nhìn chung củ hành và củ kiệu có hình dáng khá giống nhau. Để phân biệt 2 loại củ này, chúng ta có thể dựa vào kích thước và hình dáng của chúng:
- Hành củ: Thân của củ hành thường có màu trắng, to và tròn hơn củ kiệu.
- Củ kiệu: Phần thân thon dài, nhỏ hơn củ hành, có màu hơi tím nhạt
>>>Đọc thêm:
- Củ đậu là gì? Những lợi ích sức khỏe của củ đậu
- Củ riềng là gì? tác dụng thần kỳ của củ riềng
- Củ mỡ là gì? Những công dụng với sức khỏe và các món ăn từ củ mỡ
4. Kinh nghiệm chọn mua củ kiệu
Để có món củ kiệu muối giòn trắng, thơm ngon, xen lẫn vị cay và chút hăng vô cùng đặc trưng thì bạn cần chuẩn bị kỹ từ bước đầu tiên, đó là chọn củ kiệu ngon.
Hiện nay, có hai loại củ kiệu phổ biến đó là kiệu trâu và kiệu Huế (hoặc là quế). Vì có vẻ ngoài khác nhau nên chúng ta có thể dễ dàng nhận biết hai loại kiệu này. Kiệu trâu thân dài hơn, đuôi to và không thắt eo, còn kiệu Huế thì đuôi mảnh, thân nở và có thắt eo rõ rệt.
Theo kinh nghiệm ông bà truyền lại thì khi chọn kiệu để muối, chúng ta nên chọn kiệu Huế vì loại này có độ giòn và thơm hơn. Bên cạnh đó, không nên chọn kiệu quá to mà chỉ nên chọn những củ có kích thước đồng đều, vừa phải. Bởi nếu củ quá to thường sẽ có vị hăng nồng khá khó chịu, còn củ nhỏ thì dễ thấm gia vị hơn, cho ra món kiệu có vị cay nồng và thơm ngon vừa phải.
Khi chọn mua củ kiệu, nên chọn những củ đều, trắng tươi, chắc thịt và nguyên vẹn, không bị dập nát. Không chỉ đảm bảo được hương vị món ăn, những củ kiệu trắng nõn, có thắt eo còn giúp món ăn thêm đẹp mắt khi bày trí.
>>>Đừng bỏ lỡ:
- Củ khoai tây có chất dinh dưỡng gì? Công dụng của củ khoai tây
- Củ hủ dừa là gì? Những món ngon giàu dinh dưỡng từ củ hủ dừa
- Củ cà rốt có tác dụng gì? Khám phá những thông tin thú vị về cà rốt
- Củ khoai môn có lợi ích gì? Đối tượng nào không nên sử dụng củ khoai môn
5. Cách làm củ kiệu chua ngọt ngon chuẩn vị
Để làm củ kiệu chua ngọt ngon chuẩn vị, trước tiên chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
- Củ kiệu tươi (tùy vào lượng người ăn để chọn số lượng)
- Tro bếp (bạn có thể dùng muối để thay thế)
- Phèn chua (hoặc là vôi)
- Đường
- Muối
Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu, bạn thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Bạn rửa sạch kiệu với nước rồi đem ngâm với nước tro bếp trong khoảng 12 tiếng, hoặc bạn có thể ngâm với muối (lượng ít để không bị mặn). Sau khi ngâm xong, bạn cần vớt kiệu ra rồi rửa lại với nước sạch, cắt bỏ phần rễ và đuôi kiệu.
Bước 2: Ngâm củ kiệu với nước phèn chua hoặc ngâm với nước vôi để kiệu được trắng.
Bước 3: Lấy kiệu đã ngâm phèn chua tiếp tục rửa sạch, sau đó phơi nắng nhẹ để củ kiệu ráo nước. Sau khi đã phơi nắng, bạn tiếp tục gọt bỏ màng kiệu, rễ kiệu, đầu kiệu, làm sạch bụi bẩn thật kỹ rồi trộn gia vị cho củ kiệu. Nếu không đủ nắng để phơi kiệu, bạn cũng có thể dùng lò nướng để sấy (nhiệt độ thấp nhất và không đóng khít cửa lò). Với cách này, củ kiệu sẽ héo vừa phải, không bị khô hẳn và mất nước.
Bước 4: Khi đã có kiệu sạch, bạn đem trộn với muối và đường tùy theo khẩu vị. Để kích thích vị giác, bạn cũng có thể trộn thêm với ít giấm để kiệu cân đối vị chua ngọt.
Bước 5: Cuối cùng, bạn đem củ kiệu vừa trộn gia vị xếp đều vào hũ thủy tinh. Để thêm đẹp mắt và kích thích vị giác hơn, bạn có thể cho thêm củ cải đỏ hoặc vài trái ớt vào ngâm cùng.
>>>Đọc thêm: Cách làm dưa món thập cẩm giòn ngon chuẩn vị Tết
Trên đây là những thông tin thú vị về củ kiệu, đặc biệt là lợi ích sức khỏe và kinh nghiệm chọn mua, làm củ kiệu tròn vị nhất. Chúc các bạn sẽ có những món ăn ngon, tốt cho sức khỏe với thực phẩm dân dã mà thơm ngon này nhé!