Củ mài là loại thực vật hoang dại mọc rất nhiều ở vùng đồi phía Bắc ở nước ta. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ củ mài là củ gì và củ mài có chất dinh dưỡng gì và có tác dụng gì? Vậy nên bạn đọc hãy theo bài viết này để có thêm thông tin hữu ích về loại thực phẩm này, bạn nhé!
Nội Dung Chính
1. Củ mài là củ gì?
Củ mài là loại thực vật thuộc họ thân leo, thân cây nhẵn và hơi góc cạnh, củ có màu đỏ hồng. Về lá cây sẽ có hình tim, mọc so le và thường có cục nhỏ ở góc lá được gọi là dái mài.
Cây củ mài nở hoa màu vàng, khúc khuỷu và mọc thành từng cụm hoa đơn tính. Mỗi cây thường có từ một đến hai củ. Củ mài có hình trụ dài ăn sâu xuống đất, có thể dài tới hàng mét. Vỏ củ là màu nâu xám còn thịt có màu trắng mềm.
Theo đó, củ mài được thu hoạch vào mùa hè khi lá trên cây đã lụi hết. Người ta đào khoai về, rửa sạch và chế biến theo sở thích của mình.
Củ mài thường được thu hoạch vào mùa hè khi lá cây đã lụi hết. Khi mang về, người dùng rửa sạch và chế biến theo ý muốn của mình.
2. Củ mài có chất dinh dưỡng gì?
Củ mài là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Theo nghiên cứu, trong củ mài có hơn 50% là tinh bột, bên cạnh đó củ mài còn rất giàu lipid, protein và chất nhầy cao. Ngày xưa, củ mài được dùng như một loại lương thực trong thời đói.
Ngoài ra, loại củ này còn chứa một hàm lượng allantion rất dồi dào, đây là chất có khả năng thúc đẩy sự phát triển của mô khoẻ mạnh, rút ngắn thời gian chữa lành vết thương.
Hơn nữa, củ mài cũng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác, tiêu biểu là cholin, saponin, dioscin, acid amin, các loại vitamin cùng chất chống oxy hoá và yếu tố vi lượng khác.
3. Củ mài có tác dụng gì?
Trong Đông y, củ mài được sử dụng là một bài thuốc với vị ngọt và tính bình, giúp bổ tỳ vị, ích tâm phế và bổ thận. Loại củ này được sử dụng như một loại thuốc cho những người bị mất khẩu vị, đang chán ăn, bị hen suyễn, ho khan và mắc bệnh tiểu đường.
Chưa dừng lại đó, đây cũng được coi là thuốc bổ cho ngũ tạng, góp phần mạnh gân xương và chữa suy nhược cơ thể, đỡ mỏi lưng, giảm chóng mặt… Đặc biệt, chúng không chỉ dùng để chữa bệnh rối loạn tiêu hoá mà giúp tăng cường loại vi khuẩn trong đường tiêu hoá.
Củ mài còn được sử dụng cho những người đang bị mụn nhọt, viêm loét hay bị áp xe da. Ngoài ra, do chứa nhiều allantoin, chúng cũng rất có ích cho người bị rắn rết hay bọ cạp cắn.
Loại củ này cũng là một bài thuốc tốt để chữa một số bệnh ở phụ nữ, điển hình như tình trạng cáu gắt do mãn kinh, người bị khô âm đạo sau mãn kinh hay chị em bị rối loạn kinh nguyệt.
Cuối cùng, các chất dinh dưỡng ở trong củ mài còn giúp ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Đây dường như trở thành vấn đề sức khoẻ nguy hiểm và đang ngày càng phổ biến ở trên thế giới.
>>>Đọc ngay:
- Củ sắn là gì? Công dụng của củ sắn đến với sức khỏe
- Củ khúc khắc có tác dụng gì? Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ khúc khắc
4. Các bài thuốc từ củ mài
4.1. Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể
Đối với người bị mệt mỏi, suy nhược có thể sử dụng loại thực phẩm như một bài thuốc để hồi phục cơ thể.
Nguyên liệu gồm có: 12g củ mài, 12g biển đậu, 12 ý dĩ, 12g vỏ quýt, 12g hạt sen, 16g bố chính sâm, 12g bạch truật, 12g hạt cau và 6g nam mộc hương.
Tất cả nguyên liệu mang vào nồi sắc chung với nhau, sử dụng ngày hai lần từ trong 7 đến 10 ngày.
4.2. Bài thuốc chán ăn và ăn không tiêu
Nguyên liệu gồm có: 100g củ mài, 30g xuyên tiêu, 30g đường trắng, 100g khiếm thực và 1000g gạo nếp.
Đầu tiên, gạo nếp đem ngâm rồi để khô, sau đó rang chín và tán thành bột. Những nguyên liệu còn lại đều mang đi sao qua, sau đó tán bột rồi trộn cùng bột gạo đã tán. Mỗi lần sử dụng sẽ lấy từ 30 đến 60g bột pha cùng nước sôi và thêm ít đường cho hợp khẩu vị.
4.3. Bài thuốc dành cho trẻ em bị suy dinh dưỡng
Nguyên liệu cho bài thuốc này gồm có: 20g củ mài, 10g biển đậu, 1 lòng đỏ trứng gà, 20g đường trắng và 50g gạo.
Mang củ mài đi sấy hoặc phơi khô, còn gạo và biển đậu xay thành bột mịn. Đối với trứng gà hãy luộc rồi lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo để dầm nát và trộn đều lại với nhau.
Cho tất cả những nguyên liệu vào nồi đun cùng 200ml nước, để lửa nhỏ. Khi chín hãy thêm đường vào khuấy đều, đun sôi lại thêm một lần nữa. Sử dụng hỗn hợp này cho trẻ em trong vòng 15 ngày, mỗi ngày một lần sẽ giúp chữa suy dinh dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
4.4. Bài thuốc bồi bổ sức khỏe
Nguyên liệu cho bài thuốc bồi bổ sức khỏe từ củ mài gồm có: 50g củ mài, 200g khoai sọ, 50g gạo tẻ.
Lấy ba nguyên liệu này vào nồi để nấu cháo ăn hàng ngày sẽ giúp tăng cường thể lực, giúp ăn ngon miệng hơn.
4.5. Dùng cho nam giới bị di tinh, đau lưng
Nguyên liệu cho bài thuốc này gồm có 200g củ mài, 100g củ súng, 100g hạt sen, 100g ý dĩ. Hãy mang tất cả nguyên liệu đi phơi khô sau đó tán thành bột mịn, sử dụng 20g bột này pha với nước cơm để uống hàng ngày.
4.6. Bài thuốc chữa các bệnh khác
Đối với những người bị tỳ vị hư, hội chứng lỵ mạn tính hay hư lao, bị hư khí huyết, thường xuyên khát nước và khô miệng, hãy lấy 30g củ mài nấu cùng 50g gạo nấu thành cháo để sử dụng hàng ngày. Người dùng có thể thêm đường trắng hay muối, để giúp kích thích khẩu vị.
5. Củ mài nấu món gì ngon?
Củ mài có thể mang đi hấp, luộc, nấu canh, làm cháo, nấu món chè… đều rất thơm ngon và hấp dẫn. Đặc biệt, một số người còn dùng loại củ này để làm bánh mang đến hương vị rất đặc biệt.
5.1. Hướng dẫn cách luộc củ mài ngon, đúng cách
Đầu tiên hãy rửa sạch củ mài bằng cách ngâm củ ở trong nước muối. Ngoài ra bạn có thể chà xát muối trực tiếp lên thân củ để giảm bớt độ nhầy cùng vị chát khó ăn.
Sau đó, đong một lượng nước cao hơn bề mặt khoảng một lóng tay. Hãy đun ở trên lửa lớn cho đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa.
Duy trì luộc cho đến khi củ nứt vỏ ra. Bạn có thể sử dụng đũa để kiểm tra xem chúng đã chín hay chưa? Cây đũa xiên qua củ một cách dễ dàng nghĩa là đã chín. Bỏ vỏ củ mài rồi thưởng thức cùng mật mía thôi nào.
5.2. Nấu cháo củ mài và vừng đen
Nguyên liệu cho món ăn này gồm có: 15g củ mài, 100g gạo, 20g vừng đen, 200ml sữa bò tươi và muối.
- Bước 1: Gạo mang đi đãi sạch và ngâm trong nước khoảng 1 tiếng. Sau đó vớt gạo ra để ráo nước rồi mang đi rang thơm.
- Bước 2: Củ mài rửa sạch và thái hạt lựu.
- Bước 3: Vừng đen đã rạch để cho ráo nước thì rang thơm vừng.
- Bước 4: Hãy cho tất cả nguyên liệu gồm có củ mài, gạo rang, vừng đen, sữa tươi cùng ít nước vào nồi trộn đều, đem say cho thành bột nước lọt lấy chỗ bột ướt.
- Bước 5: Cho nước cùng đường phèn vào nồi để đun sôi cho đến khi đường tan ra hết. Sau đó dùng vải lọc sạch cặn. Bột ướt thu được hãy đổ vào nồi để đun sôi lại lần nữa, khuấy đều tay cho đến khi thành hồ.
- Bước 6: Nêm nếm gia vị cho cháo củ mài, sau đó bày ra bát và thưởng thức.
5.3. Nấu món chè củ mài long nhãn
Nguyên liệu cho món chè củ mài long nhãn cần có 250g củ mài, 20g long nhãn, 15g kỳ tử, 20g táo tàu và táo đen, 50g đường và 1200ml nước. Cách chế biến món chè như sau:
- Bước 1: Hãy rửa sạch củ mài, gọt bỏ vỏ và thái miếng. Những nguyên liệu táo tàu, kỷ tử và long nhãn mang đi ngâm nước.
- Bước 2: Đun sôi 1 nồi nước rồi cho long nhãn cùng táo tàu vào, tiếp tục đun sôi ở trên lửa trong thời gian từ 10 đến 12 phút.
- Bước 3: Hãy cho củ mài vào nồi, đun thêm trong vòng 10 phút.
- Bước 4: Cho kỷ tử và đường vào đun cùng, đun sôi cho đến khi đường tan ra hết.
- Bước 5: Hãy tắt bếp, đổ chè củ mài long nhãn ra bát để thưởng thức thôi nào.
Ngoài ra, bạn có thể cho thêm chút bột năng hoà tan giúp tạo độ sánh mịn cho món chè của mình.
6. Bỏ túi lưu ý khi dùng củ mài
Một là, không sử dụng củ mài cho những người bị thân nhiệt thấp
hai là, một số thành phần có trong loại củ này có khả năng tương tác với những thuốc dùng trong liệu pháp thay thế hormone hay thuốc tránh thai.
Ba là, những người nên tránh sử dụng thực phẩm này là mẹ bầu, phụ nữ đang cho con bú, hay phụ nữ đang mắc các bệnh liên quan đến hormone.
Cuối cùng, ăn quá nhiều củ mài sẽ gây ra các hiện tượng như buồn nôn, bị tiêu chảy. Bên cạnh đó ăn củ mài có thể xảy ra một số phản ứng như phát ban, vậy nên cần thận trọng khi dùng loại thực phẩm này.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp độc giả hiểu hơn về thành phần, công dụng từ loại củ này. Từ đó sẽ đưa ra những cách chế biến tốt cho sức khoẻ mình và người thân yêu.
>>>Tìm hiểu:
- Củ riềng là gì? tác dụng thần kỳ của củ riềng
- Củ năng là gì? Công dụng và cách sử dụng của củ năng như thế nào?
- Củ mỡ là gì? Những công dụng với sức khỏe và các món ăn từ củ mỡ
- Củ dền là gì? Những công dụng của củ dền với sức khỏe như thế nào?