Những công dụng của củ Tam Thất đối với sức khỏe

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Flash Sale

Tam Thất là một loại dược liệu vô cùng quan trọng, được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh hiện nay. Vậy củ Tam Thất là gì? Công dụng của chúng đối với sức khỏe như thế nào? Cùng Vua Nệm tìm hiểu kỹ hơn về củ Tam Thất ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Củ Tam Thất là gì?

Tam Thất là một loại cỏ nhỏ, sống quanh năm. Mỗi cây có từ 3 – 6 lá hình lông chim, mọc đối trên đỉnh thân và phần mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa của loài cây này màu vàng nhạt, mọc ở trên ngọn thân. Quả Tam Thất hình cầu dẹt, mọng, khi chín màu đỏ và có hạt màu trắng. 

cu tam that
Tam Thất là loại dược liệu khá quen thuộc trong các bài thuốc Đông Y

Tam Thất là cây thân thảo, thích bóng mát, thường mọc ở những vùng núi cao 1500m. Ở nước ta, loài cây này thường được trồng ở một số tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Lai Châu…

2. Giá trị dinh dưỡng của củ Tam Thất

Bên trong Tam Thất bắc chứa nhiều nhóm thành phần hóa học. Trong đó, chủ yếu vẫn là saponin (4,42–12%) hay ginsenoside Rg1, ginsenoside Rb1, ginsenoside Re và notoginsenoside R1.

củ tam thất có tác dụng gì
Giá trị dinh dưỡng của củ Tam Thất tương đối cao

Thêm vào đó, rễ của loài cây này có chứa 1 hàm lượng tinh dầu khá cao (chứa α-guaien, β-guaien và octadecan). Đặc biệt, còn có phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol), flavonoid, polysaccharid (arabinogalactan: sanchinan A) và muối vô cơ.

3. Những công dụng của củ Tam Thất

Một số công dụng tuyệt vời mà củ Tam Thất mang đến cho sức khỏe của người sử dụng mà bạn nên biết như:

3.1. Trong Y học hiện đại

Thường xuyên sử dụng củ Tam Thất sẽ mang lại những hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe như:

  • Tăng cường sức khỏe và giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn. 
  • Dịch được tiết ra bên trong phần rễ, thân, lá của loại cây này có khả năng cầm máu và giúp giảm đau cho người sử dụng.
  • Tam Thất sẽ giúp làm tiêu máu ứ xảy ra do bị chấn thương hoặc va đập.
  • Giúp giãn mạch ngoại biên mà không gây ra những ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và huyết áp.
  • Kích thích chuyển dạng lympho bào ở mức độ nhẹ và điều hòa hệ thống miễn dịch cho con người.
  • Dịch được tiết ra bên trong phần rễ của cây Tam Thất sẽ giúp gây hưng phấn hệ thần kinh. Từ đó, kích thích hệ thần kinh, giảm căng thẳng, stress và cải thiện trí nhớ hiệu quả. 
  • Tam Thất sẽ giúp tăng lưu lượng máu động mạch vành để tránh thiếu máu cơ tim, bảo vệ cơ tim và rối loạn nhịp tim cực kỳ tốt.
  • Bảo vệ tế bào gan, hạ mỡ máu và làm giảm khả năng hạ huyết áp.
  • Chống oxy hóa, để làm giảm quá trình lão hóa ở người. 
  • Panacrin bên trong cây Tam Thất có khả năng hạn chế sự di căn và phát triển của một số tế bào gây ung thư nguy hiểm.
  • Giúp kháng virus và kháng khuẩn hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị cho người hay bị ra mồ hôi trộm hay đang lao động quá sức.
tác dụng của củ tam thất
Một số công dụng của củ Tam Thất trong Y học hiện đại mà bạn nên biết

3.2. Trong Đông Y

Trong Đông Y, củ Tam Thất bắc có tính ôn, vị đắng, ngọt, có tác dụng chủ yếu lên thận và gan. Từ đó, giúp hoạt huyết, bổ huyết, tiêu ứ huyết, cầm máu,  tiêu sưng và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, thường xuyên sử dụng củ Tam Thất còn giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác như:

  • Cầm máu cho vết thương và giúp giảm đau.
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như nôn và ho ra máu, chảy máu cam hay chảy máu ở mắt, tai…
  • Kiết lỵ phân có máu hoặc đại tiện ra máu.
  • Rong kinh, băng huyết và bệnh hoa mắt chóng mặt ở những phụ nữ sau khi sinh xong.
  • Giúp đẩy huyết hôi và sản dịch không thoát ra được ở phụ nữ.
  • Trị đau và chướng bụng
  • Đau do viêm tấy sưng nề hoặc tụ máu…
tác dụng củ tam thất
Củ Tam Thất thường xuất hiện rất nhiều trong bài thuốc Đông Y hiện nay

3. Một số cách chế biến Tam Thất phổ biến

Trên thực tế, củ Tam Thất có rất nhiều cách chế biến khác nhau. Mỗi cách chế biến lại mang đến những công dụng khác nhau đến cho sức khỏe. Dẫu vậy, vẫn có 3 cách chế biến phổ biến nhất phải kể đến như:

  • Dùng trực tiếp: bạn chỉ cần rửa sạch rễ của cây Tam Thất. Sau đó giã nát và cuối cùng là đắp trực tiếp lên vị trí bị tổn thương là được.
  • Dùng sống: rửa sạch rễ của cây Tam Thất, rồi mang đi phơi khô. Thông thường, bạn có thể dùng cách này để chữa 1 số bệnh như xuất huyết, đại tiện ra máu tươi, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành, bệnh gan,…
  • Nấu chín: với nấu chín, bạn có thể chọn 1 trong 2 cách bào chế như:
công dụng của củ tam thất
Với những cách chế biến khác nhau, củ Tam Thất sẽ mang đến những hiệu quả khác nhau

Cách 1: rửa sạch phần rễ, thân, lá của Tam Thất. Sau đó, mang ra ủ rượu cho mềm, rồi thái mỏng. Cuối cùng, sao qua trên chảo nóng, và nghiền thành bột mịn.

Cách 2: rửa sạch phần rễ của Tam Thất, thái mỏng, rồi sao trên chảo nóng với dầu thực vật. Sau khi rễ bắt đầu chuyển thành màu vàng nhạt thì nghiền thành bột.

Cách chế biến này thường sẽ phù hợp nhất với những người suy nhược hay khí huyết kém, với liều dùng từ 5 – 10g, nếu là sắc nước uống. Còn uống bột thì từ 1,5 – 3,5g và dùng ngoài thì không giới hạn liều lượng.

4. Một số lưu ý khi sử dụng Tam Thất

Khi sử dụng củ Tam Thất, có một số chú ý mà bạn bắt buộc phải biết như sau:

4.1. Thận trọng khi sử dụng Tam Thất

Tuy Tam Thất có nhiều công dụng cho sức khỏe, nhưng vẫn có một số trường hợp không nên dùng loại củ này như sau:

  • Không nên dùng khi bị cảm nóng hoặc cảm mạo phong nhiệt, để tránh làm nóng thêm cho cơ thể.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt: củ Tam Thất có khả năng điều hòa lưu thông máu. Đồng thời, giúp loại bỏ huyết ứ, nên có thể khiến chị em bị ra máu quá nhiều. Tuy nhiên, với những người ứ huyết hay kinh nguyệt không đều thì lại nên sử dụng loại củ này nếu muốn cải thiện tình trạng trên.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai: khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu của Tam Thất có thể khiến phụ nữ mang thai bị động thai khí hoặc sảy thai. Dẫu vậy, sau khi sinh, nếu bị mất máu quá nhiều thì bạn nên sử dụng củ Tam Thất để bổ máu và loại bỏ huyết ứ. Đặc biệt, loại củ này có thể giúp cải thiện vóc dáng phụ nữ sau sinh cực kỳ tốt đấy.
  • Những người bị dị ứng với Tam Thất.
  • Không nên uống quá nhiều bột Tam Thất so với quy định. Bởi điều này chẳng những không tốt mà còn có thể gây ra tác dụng phụ.
công dụng củ tam thất
Củ Tam Thất sẽ không phù hợp với một số người nên bạn cần chú ý khi sử dụng

4.2. Tác dụng phụ của củ Tam Thất

Việc sử dụng củ Tam Thất trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây ngứa, mụn nhọt hoặc dị ứng… Do đó, tùy theo cơ địa mà bạn cần cân nhắc dùng loại củ này với liều lượng thích hợp.

>> Xem thêm: 

Trên đây là những công dụng chính của củ Tam Thất đến với sức khỏe người dùng. Hy vọng, sau những chia sẻ, bạn đã hiểu hơn về loại dược liệu này.

Đánh giá post
Vua Nệm

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM