Củ sắn dây và những công dụng thần kỳ với sức khỏe, bạn đã biết chưa?

CẬP NHẬT 09/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Sắn dây hẳn là một loại cây trồng không quá xa lạ với nhiều người. Cây với phần củ dài đặc trưng, thường được phơi khô, nghiền nhuyễn thành bột để pha uống. Củ sắn dây mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe, giúp đẹp da, ngăn ngừa và điều trị nhiều loại bệnh… Thông tin chi tiết hơn về loại củ này sẽ được Vua Nệm làm rõ ngay dưới đây.

1. Những đặc trưng của sắn dây

1.1 Đặc điểm thực vật

Sắn dây được biết đến là một loại cây thân leo, với phần chiều dài của thân có thể lên tới cả 10m. Thân, cành có lông, lá của cây là lá kép, gồm 3 lá chét mọc so le nhau. Lá chét có hình trứng rộng, chiều dài khoảng 7 – 15cm, rộng khoảng 5 – 12cm. Hoa sắn dây thường có màu xanh lơ hoặc xanh tím, có mùi thơm dịu nhẹ. Cụm hoa mọc ở các kẽ lá thành từng chùm với chiều dài khoảng 15 – 30cm.

Củ sắn dây là củ gì
Đặc điểm thực vật của củ sắn dây

1.2 Bộ phận dùng

Toàn bộ các bộ phận của cây sắn dây đều có thể được sử dụng với các mục đích khác nhau, từ rễ, củ, thân, lá cho đến hoa đều có thể được dùng làm dược liệu. Tuy nhiên củ sắn dây có giá trị hơn cả.

1.3 Phân bố

Sắn dây phân bố nhiều nơi ở nước ta, phổ biến hơn cả là ở các vùng rừng núi phía Bắc. Cây có thể được trồng hoặc tự mọc hoang.

1.4 Thu hái và sơ chế

Củ sắn dây thường được bà con thu hoạch vào mùa đông, độ từ tháng 12 tới tháng 2 năm sau. Thời tiết lúc này khô ráo rất thuận tiện cho việc thu hái. Đầu tiên, người ta sẽ đào lấy củ, sau đó rửa sạch đất cát, cạo bỏ phần vỏ lụa bên ngoài. Sau đó củ sắn được cắt thành từng đoạn, hoặc bổ đôi theo chiều dọc nếu củ quá to. Sau sơ chế, củ sẽ được đem phơi hoặc sấy khô và nghiền thành bột mịn.

Thu hoạch củ sắn dây tạo thành bột
Củ sắn dây sau khi thu hoạch sẽ được sơ chế, phơi khô và nghiền thành bột mịn

1.5 Bảo quản

Củ sắn dây dù khô hay đã nghiền thành bột đều phải được đựng trong túi kín, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị nấm mốc, mối mọt.

2. Tác dụng của sắn dây

Bộ phận có giá trị nhất của sắn dây là củ. Chúng được thu hoạch, sơ chế và nghiền thành bột như đã kể ở trên. Đông y gọi củ sắn dây là cát căn. Củ sắn sau khi thu hoạch nên chế biến ngay, không nên để quá 3 ngày củ sẽ bị thối hỏng.

Củ sắn dây có lợi ích gì
Theo Đông y, sắn dây có thể dùng để chữa được nhiều bệnh

Hoa sắn dây được gọi là cát hoa, tính bình, có vị ngọt. Hoa sắn có tác dụng giải ngộ độc rượu, đại tiện ra máu.

Theo Đông y, bột sắn dây tính mát, có vị ngọt, thường được dùng để nấu chín hoặc pha với nước uống sống, có tác dụng giải khát, trị nhức đầu, mẩn ngứa, chảy máu cam, táo bón… và nhiều bệnh khác.

>>>Bạn đã biết chưa: Bột sắn dây bao nhiêu calo? Ăn sắn dây có béo không?

3. Các bài thuốc từ sắn dây

3.1 Chữa cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu ở trẻ nhỏ

Dùng 30g sắn dây, đem giã nát,  sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn lấy 1 sau đó chắt lấy nước (bỏ bã) nấu với 50g gạo tẻ. Thêm vào một vài lát gừng và một chút mật ong để trẻ ăn trong ngày. Dùng liên tục từ 3 – 5 ngày sẽ trị dứt điểm nôn mửa, đau đầu.

3.2 Chữa ngộ độc rượu

Uống nhiều rượu sẽ khiến tỳ vị bị tổn thương, nôn, khạc có thể ra máu. Đối với tình trạng này, dùng 30g hoa sắn dây, 4g hoàng liên, 30g hoạt thạch, 15g bột cam thảo, tán tất cả thành bột mịn, trộn với nước và vo thành viên. Mỗi viên 3g uống đều đặn hàng ngày. 

Hoặc bạn có thể hòa tan bột sắn dây với nước, sau đó cho thêm đường và 1 thìa nước cốt chanh, thêm đá và uống. Bạn cũng có thể thay đường bằng muối, tuy khó uống hơn nhưng hiệu quả hơn.

Sắn dây có thể chữa được ngộ độc rượu
Sắn dây có thể chữa được ngộ độc rượu

3.3 Giải khát

Củ sắn dây thái thành từng phiến mỏng, đem tán vụn cùng với cây Câu Đằng, phơi hoặc sấy khô, sau đó trộn đều, đựng trong lọ kín. Mỗi ngày có thể hỗn hợp củ sắn dây và Câu Đằng đựng trong túi vải, buộc kín miệng, hãm với nước sôi để làm trà và uống trong ngày. Không chỉ là một loại nước giải khát và còn rất tốt cho những người bị cao huyết áp, nhiệt miệng, đau cổ vai gáy.

Hoặc bạn có thể hòa bột sắn dây vào nước đã đun sôi để nguội, khuấy đều, có thêm đường hoặc mật ong để uống giải khát, đỡ mệt và chống say nắng. Ngoài ra còn những cách pha chế nước giải khát với bột sắn dây như kết hợp với rau má để ngon miệng hơn, dễ uống hơn.

3.4 Cải thiện kích thước vòng 1

Các nghiên cứu đã chỉ ra trong thành phần của củ sắn dây có nhiều protein và Lecithin. Đây là những chất có tác dụng kích thích sản sinh Estrogen, hormone nữ. Chính nhờ vậy mà sẽ giúp vòng 1 của nữ giới thêm săn chắc, tròn đầy, phát triển tự nhiên. Ngoài ra, còn giúp điều hòa cơ thể sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Sử dụng bột sắn dây hàng ngày có thể giúp cải thiện vòng 1
Sử dụng bột sắn dây hàng ngày có thể giúp cải thiện vòng 1

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, hàng sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt, bạn chỉ cần pha bột với nước ấm và cho thêm một chút đường. Uống 2 lần, vào mỗi buổi sáng và tối ngày đầu sau chu kỳ và giảm xuống còn một lần một ngày cho những ngày tiếp theo.

Áp dụng cách này trong một khoảng thời gian nhất định bạn sẽ nhận thấy kích thước vòng 1 có sự cải thiện đáng kể. 

>>>Đọc thêm: Biến hóa “trái chanh” thành “trái bưởi” với tư thế ngủ tăng vòng 1 hiệu quả

3.5 Trị tàn nhang

Trong củ sắn dây có một nhóm hoạt chất Isoflavone, hoạt tính của chất này tương tự như hormone Estrogen ở nữ giới. Chính chất này sẽ thay thế cho hormone bị rối loạn, ổn định hoạt động của chúng và ngăn cản sự hình thành sắc tố melanin, là nguyên nhân dẫn đến thâm sạm da. Ngoài ra, Isoflavone còn giúp chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão của của làn da và cơ thể.

Để trị tàn nhang trên mặt, bạn có thể trộn đều một thìa bột sắn dây với nửa chén nước ép cà chua. Sau khi tẩy tế bào chết, bạn dùng hỗn hợp kể trên thoa đều lên da, mát-xa nhẹ nhàng rồi để hỗn hợp khô tự nhiên trên da rồi đi rửa mặt lại với nước ấm.

3.6 Trị say nắng

Say nắng là một trong những tình trạng mà nhiều người gặp phải. Các triệu chứng có thể nhận biết như mặt đỏ lừ, vã mồ hôi, choáng váng, hoa mắt, tẽ ngã, thậm chí là có thể bất tỉnh. Đối với tình trạng này có thể dùng khoảng 40g củ sắn dây tươi, đem rửa sạch, lột bỏ vỏ rồi cắt nhỏ phần củ, giã nát và vắt lấy nước uống. Có thể thêm một chút muối ăn để dễ uống hơn. Bằng cách này người say nắng sẽ nhanh chóng khỏe trở lại.

3.7 Trị mụn

Bột sắn dây có tính mát, giúp thanh nhiệt và giải độc rất tốt. Sử dụng bột sắn có thể giúp đẩy lùi các loại độc tố bên trong cơ thể, từ đó làm giảm mụn và phục hồi da hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng bột sắn để điều trị mụn theo cách sau: pha bột sắn cùng với bột đậu xanh cùng với đường, uống 2 cốc mỗi ngày. Hoặc bạn có thể nấu chín bột sắn dây kèm một chút đường để ăn hàng ngày

Một cách khác đó là trộn đều 20g bột sắn dây với 20g bột đậu xanh, thêm 1 thìa cà phê mật ong đến khi tạo thành một hỗn hợp sền sệt, kết dính. Sử dụng hỗn hợp này đắp một lớp mỏng lên mặt, để trong khoảng 20 – 30 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh. Loại mặt nạ sẽ giúp làm mát da, tiêu viêm, nhanh chóng làm các nốt mụn se lại và biến mất.

Sử dụng bột sắn dây để giúp trị mụn
Sử dụng bột sắn dây để giúp trị mụn

Quả thật những công dụng mà củ sắn dây mang đến cho chúng ta là vô vàn. Bạn có thể trồng loại cây này để tận dụng giá trị mang lại về sức khỏe của nó, hoặc có thể trồng với số lượng lớn để làm kinh tế. Theo dõi Vua Nệm nhé, vẫn còn rất nhiều những bài viết bổ ích khác gửi đến bạn.

>>>Đọc thêm: 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM