Sức khỏe giấc ngủ

Củ mỡ là gì? Những công dụng với sức khỏe và các món ăn từ củ mỡ

CẬP NHẬT 02/11/2022 | BỞI Hương Lăng

Củ mỡ hay còn gọi là khoai mỡ, là một loại củ khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó có thể chế biến thành nhiều món ăn với hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về củ mỡ cũng như lợi ích và các món ăn chế biến từ loại củ này. 

1. Tìm hiểu về củ mỡ

1.1. Củ mỡ là gì? 

Củ mỡ hay còn gọi với cái tên thân thuộc là khoai mỡ, là loại cây có thân leo và thường được sử dụng phần củ để chế biến. Củ khoai mỡ có kích thước to hơn khoai lang với bề ngoài xù xì, đôi khi còn có rất nhiều rễ do củ bám chặt vào lòng đất. Bên ngoài khoai mỡ có màu đen ở phần bỏ, dính nhiều bùn đất. Nhưng bên trong ruột lại có màu tím đặc trưng và trông rất đẹp mắt. Tùy vào giống thì phần ruột sẽ có các màu sắc độ tím khác nhau, đậm hoặc nhạt hơn. 

Củ mỡ có vị ngọt tự nhiên với hương thơm nhẹ nhàng, không bị gắt và thường được sử dụng nhiều trong các món ăn như canh hay bánh. Nét đặc trưng của củ mỡ mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy đó là nó có độ nhớt và độ xốp đặc trưng. 

Củ mỡ hay còn gọi với cái tên quen thuộc là khoai mỡ
Củ mỡ hay còn gọi với cái tên quen thuộc là khoai mỡ

Tại Việt Nam thì khoai mỡ còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như củ mỡ, khoai vạc, khoai ngọt, khoai tím,…

1.2. Củ mỡ có nhiều ở đâu? 

Củ mỡ là loại cây rất dễ trồng và cho năng suất cao. Chúng ưa thời tiết khô nóng, cần nhiều nước và thường được trồng vào dịp mùa khô ở miền Nam. Nó thường được trồng và khai thác chủ yếu ở các vùng nông thôn của các tỉnh như Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Còn với miền Bắc thì củ mỡ rất ít khi được trồng sản xuất và không được sử dụng nhiều trong chế biến các món ăn. 

Củ mỡ chủ yếu được trồng trên những thửa ruộng có đất tơi xốp, thường là đất thịt, màu mỡ. Và nó chỉ thu hoạch được vào cuối tháng 7, trồng vào đầu tháng 8 âm lịch. Trên thị trường hiện nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp 2 loại củ mỡ phổ biến nhất là loại ruột trắng và ruột tím. Với 1 củ thường có khối lượng khoảng 4-5kg. 

1.3. Giá trị dinh dưỡng 

Củ mỡ hay khoai mỡ có nguồn năng lượng và dinh dưỡng dồi dào. Với 100g củ mỡ có giá trị dinh dưỡng như sau: 

  • 120 kcal Năng lượng
  • 27gr Carbohydrate
  • 4gr chất xơ
  • 20mg Canxi
  • 0.36mg Sắt
  • 100 IU Vitamin A

Các chất dinh dưỡng chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra, trong củ mỡ còn chứa các chất như đạm, sắt, axit béo và đặc biệt không chứa cholesterol. 

Trong củ khoai mỡ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Trong củ khoai mỡ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

2. Phân biệt củ mỡ và khoai môn

Khoai môn và củ mỡ thường là hai loại củ mà mọi người khó phân biệt nhất. Do chúng có những đặc điểm về hình dáng giống nhau, đồng thời phần ruột củ cũng đều có màu tím. Dưới đây là một số tiêu chí mà bạn có thể sử dụng để phân biệt hai loại củ này. 

 

Tiêu chí Củ mỡ Khoai môn
Hình dáng Củ mỡ có hình thuôn dài và đôi khi có những củ có hình dạng không cân xứng. 

Phần vỏ của củ thường xù xì và có dính nhiều rễ

Củ khoai môn có hình bầu dục hoặc tròn. 

Phần vỏ của củ thường được chia thành các đường vân ngang quanh thân củ

Màu sắc vỏ Phần vỏ củ có màu đen đặc trưng Vỏ của khoai môn chia thành từng lớp màu theo đường vân của nó. Và thường là màu nâu nhạt cho đến nâu đen
Màu sắc ruột củ Ruột củ có màu tím nhạt đến trắng tím và tím đậm. Thịt củ thường có những đốm màu trắng Ruột củ có màu trắng, vàng nhạt, vàng đậm, da cam, đỏ và đỏ tía
Hương vị  Củ mỡ có phần thịt xốp, vị ngọt nhẹ và ít béo hơn Khoai môn có thịt chắc, bở và có vị bùi, béo

3. Lợi ích với sức khỏe của củ mỡ

3.1. Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Trong củ mỡ có chứa tinh bột kháng, là chất hoạt động tương tự như chất xơ hòa tan. Khi ăn củ mỡ, chất này sẽ đi qua dạ dày và ruột, và sẽ không tiêu hóa. Cuối cùng đi đến ruột kết và cung cấp vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Đồng thời làm tăng các enzym tiêu hóa tốt. 

Chính vì vậy, nó còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng và làm giảm nhẹ các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như viêm loét đại tràng, táo bón, tiêu chảy,…

Chất xơ trong khoai mỡ giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Chất xơ trong khoai mỡ giúp cải thiện hệ tiêu hóa

3.2. Giảm cân

Củ mỡ cũng giống như khoai lang hay các loại củ khác, cung cấp chất xơ có lợi gọi là Glucomannan, có tác dụng trong việc giảm cân. Khi tiêu thụ, nó có thể biến đổi sang dạng gel và nằm trong dạ dày, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế sự thèm ăn. 

3.3. Cải thiện mức cholesterol 

Củ mỡ có chứa chất xơ hòa tan hoạt động bằng cách luân chuyển xung quanh cholesterol, liên kết và loại bỏ nó ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy mà nó có lợi ích trong việc kiểm soát mức cholesterol. 

Một nghiên cứu cho thấy sự thay đổi mức cholesterol ở phụ nữ khi tiêu thụ 510g củ mỡ mỗi ngày trong khoảng 30 ngày. Và kết quả là mức cholesterol đã giảm đáng kể so với ban đầu. 

3.4. Chống ung thư

Ngoài chứa một số vitamin và khoáng chất thì trong củ mỡ còn có chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Một số thí nghiệm trên động vật cho thấy chế độ ăn củ mỡ giúp giảm đáng kể khối u trong ruột kết. 

Tuy nhiên, còn rất ít các nghiên cứu về tác dụng của củ mỡ với ung thư và hầu hết đều thực hiện trên động vật chứ không phải người. 

3.5. Tăng cường chức năng của não

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người tiêu thụ các chất chiết xuất từ củ khoai mỡ cho thấy não hoạt động tốt hơn là những người dùng giả dược. Do trong củ mỡ giàu diogenin, là một hợp chất có tác dụng cải thiện sự phát triển của tế bào thần kinh và sức khỏe của não bộ tổng thể. 

Bên cạnh đó, diosgenin còn góp phần cải thiện trí nhớ, khả năng học tập khi thực hiện thí nghiệm ở chuột và các loài động vật khác. 

Củ mỡ giàu diosgenin giúp cải thiện sự phát triển của tế bào thần kinh
Củ mỡ giàu diosgenin giúp cải thiện sự phát triển của tế bào thần kinh

3.6. Chống viêm

Các tình trạng viêm mãn tính bao gồm: tiểu đường, béo phì, bệnh tim. Và một nghiên cứu ở chuột cho thấy tiêu thụ khoai mỡ có tác động làm giảm các triệu chứng viêm, giảm nguy cơ ung thư ruột kết, loét dạ dày và hội chứng ruột kích thích. 

Vỏ của củ khoai mỡ còn chứa nhiều chất saponin – một hợp chất có tác dụng chống viêm, góp phần vào hệ vi khuẩn giúp đường ruột khỏe mạnh hơn. 

3.7. Giảm triệu chứng mãn kinh 

Trong một thử nghiệm ở 24 phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh trong 30 ngày, họ đã bỏ gạo khỏi khẩu phần ăn hàng ngày và thay vào đó là ăn củ mỡ 2-3 lần 1 ngày. Và kết quả là nồng độ estrogen và estradiol trong máu của họ tăng hơn 30%. Đây là hai loại hormone sẽ giảm đáng kể trong thời kì mãn kinh. 

Và tiêu thụ củ mỡ giúp làm tăng đáng kể nồng độ hai loại hormone này. Để từ đó giảm bớt các triệu chứng trong kỳ mãn kinh. 

Bạn đã biết:

Khoai lang tím bao nhiêu calo?

Khoai sọ bao nhiêu calo?

3.8. Có lợi cho tóc và da

Để giúp da luôn khỏe đẹp thì chìa khóa chính là collagen. Nó có công dụng giúp da đàn hồi và khỏe mạnh. Và củ mỡ cực kỳ hiệu quả trong việc sản xuất ra collagen cho cơ thể. 

Bên cạnh đó, nó cũng chứa chất chống oxy hóa đặc biệt, giúp xây dựng lại các tế bào, chống gốc tự do và lão hóa sớm trên da. Sự kết hợp của collagen và vitamin C trong củ mỡ là phương pháp hoàn hảo để làm đẹp da và chữa lành các vết thương. 

Ngoài ra, beta-caroten có trong củ mỡ cũng giúp tóc chắc khỏe, giữ cho tóc không bị khô và luôn bóng mượt. 

Củ mỡ có tác dụng quan trọng trong việc giúp đẹp tóc và da
Củ mỡ có tác dụng quan trọng trong việc giúp đẹp tóc và da

4. Các món ăn chế biến từ củ mỡ

4.1. Canh khoai mỡ thịt băm

Nguyên liệu chuẩn bị: 

  • 1 củ khoai mỡ tím khoảng 400g
  • Thịt lợn băm 100g
  • Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, muối, đường
  • Hành khô 1-2 củ
  • Hành lá

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Củ khoai mỡ mua về gọt vỏ, rửa sạch với nhiều lần nước, để ráo nước
  • Bước 2: Nạo nhuyễn khoai mỡ, cho hỗn hợp đã nạo vào nước lọc ngâm trong khoảng 10 phút rồi vớt ra
  • Bước 3: Rửa sạch vỏ khoai, đem đun với nước sôi để lấy màu cho nồi canh
  • Bước 4: Ướp thịt lợn băm với muối, hạt nêm sao cho vừa ăn. Xào qua trên chảo với dầu và hành khô cho dậy mùi
  • Bước 5: Cho khoai mỡ vào nồi, đổ ngập nước và ninh khoảng 10-15 phút. Cho thịt băm đã xào vào, nêm nếm cho vừa ăn. Trước khi tắt bếp thì thêm hành lá đã thái nhỏ vào cho đẹp mắt. 
Món canh khoai mỡ với thịt băm
Món canh khoai mỡ với thịt băm

4.2. Bánh khoai mỡ

Nguyên liệu chuẩn bị: 

  • 1 miếng khoai mỡ nặng 300g
  • 5 thìa bột mì
  • 4 thìa bột năng
  • 4 thìa đường cát trắng.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Khoai mỡ mua về gọt vỏ, rửa sạch, để ráo nước và cắt miếng nhỏ
  • Bước 2: Cho khoai mỡ vào nồi nước, luộc chín và múc ra bát to
  • Bước 3: Tán nhuyễn khoai mỡ, thêm một ít bột năng, bột mì và đường vào trộn đều hỗn hợp, nặn đến khi thành khối
  • Bước 4: Chia khối bột thành những phần nhỏ, tạo hình theo ý muốn
  • Bước 5: Bắc chảo dầu lên bếp, đợi dầu nóng thì bỏ bánh vào chiên. Nên để lửa nhỏ để tránh cháy bánh. Khi bánh vàng thì vớt ra đĩa. 
Bánh khoai mỡ có hương vị thơm ngon
Bánh khoai mỡ có hương vị thơm ngon

4.3. Chè củ khoai mỡ

Nguyên liệu chuẩn bị: 

  • 1 củ khoai mỡ tím 500g.
  • 1 kg dừa
  • 1 ống nước thơm hương vani
  • 200g bột đường phèn.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Gọt vỏ khoai mỡ, rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn
  • Bước 2: Cho khoai mỡ vào nồi và luộc chín. Với vỏ khoai thì rửa sạch, tận dụng nấu lấy nước để tạo màu tím đậm cho chè
  • Bước 3: Thái nhỏ dừa, vắt lấy nước cốt
  • Bước 4: Tán nhuyễn khoai mỡ cho mịn, thêm vào nồi nấu với nước luộc vỏ khoai, thêm ít đường phèn vào cho phù hợp với khẩu vị. Sau đó thêm vani vào nồi chè
  • Bước 5: Lấy nước cốt dừa chưng lên với 1 ít lá nếp, sữa tươi không đường, thêm xíu muối. Chú ý khuấy đều tay đến khi sôi thì tắt bếp
  • Bước 6: Múc chè ra bát, thêm 1 lượng nước cốt dừa lên trên là hoàn thành. 
Chè củ mỡ với nước cốt dừa
Chè củ mỡ với nước cốt dừa

Đọc thêm:

Tìm hiểu khoai lang bao nhiêu calo? 

Khoai tây bao nhiêu calo?

5. Kết luận 

Trên đây là những thông tin về củ mỡ, hay còn gọi là củ khoai mỡ. Hy vọng qua đây bạn sẽ có thêm được nhiều hiểu biết cũng như các cách chế biến món ăn từ loại củ bổ dưỡng này.

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng