Chuyện quanh ta

Củ sắn là gì? Công dụng của củ sắn đến với sức khỏe

CẬP NHẬT 18/11/2022 | BỞI Tiến Kiều

Ngày nay, củ sắn không chỉ được dùng như một nguyên liệu để chế biến món ăn, mà chúng còn mang đến rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe người dùng như thanh nhiệt giải độc, giảm cân, kháng khuẩn,… hiệu quả. Vậy củ sắn là gì? Ăn củ sắn có thể gây ngộ độc hay không? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vua Nệm để có được câu trả lời chính xác nhất nhé.

1. Củ sắn là gì?

Củ sắn hay thường được biết đến với tên gọi khác như củ đậu, có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ, là một loại thực phẩm thuộc loài dây leo thân thảo, sống lâu năm. Củ sắn sẽ được tạo thành từ những đoạn rễ phình to, củ to nhất có thể nặng đến 20kg với chiều dài 2m.

củ sắn là gì
Củ sắn là một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với đời sống người dân nước ta

Bên ngoài của củ sắn là một lớp vỏ màu vàng, để bao bọc cho phần ruột màu trắng kem bên trong. Khi ăn, củ sắn có vị ngọt, thanh mát. Với loại củ này, bạn có thể ăn sống, chấm với muối ớt hoặc nấu chín thành nhiều món ngon hấp dẫn như súp, canh, hầm,… đều được.

2. Thành phần dinh dưỡng của củ sắn

Củ sắn là một loại thực phẩm giàu tinh bột với khoảng 2.4%, glucose chiếm 4.51%, một ít protein khoảng 1.46% , và 86-90% còn lại là nước. 

Hạt bột sắn mịn, nhỏ, độ kết dính cao, nhưng khá ít chất béo và đạm. Ngoài ra, hàm lượng các loại acid amin bên trong cũng không cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu đi acid amin chứa lưu huỳnh.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì trung bình, 100g củ sắn sẽ chứa: 

  • Calo: 38 kcal
  • Tỷ lệ chất khô: 30-40%
  • Hàm lượng tinh bột: 27- 36% 
  • Đường tổng số: 0,5-2,5% FW
  • Đạm tổng số: 0,5-2,0 % FW
  • Chất xơ: 1,0% FW
  • Chất béo: 0,5%FW
  • Chất khoáng: 0,5-1,5%FW
  • Vitamin A: 17mg/100gFW
  • Vitamin C: 50mg/100gFW.
thành phần dinh dưỡng củ sắn
Bên trong củ sắn có chứa 1 hàm lượng chất dinh dưỡng có lợi vô cùng cao

Ngược lại với củ thì phần còn lại của củ sắn khá độc. Bên trong hạt của loại cây này có chứa độc tố rotenone, có thể diệt được côn trùng và thuốc cá. Lá của chúng cũng chứa 1 hàm lượng chất độc gây hại lên với cá và động vật nhai (trừ con ngựa).

>> Xem thêm: Củ đậu bao nhiêu calo? Ăn nhiều củ đậu có béo hay không?

3. Công dụng của củ sắn

Củ sắn là một loại thực phẩm phổ biến, giá rẻ, nhưng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng như:

3.1. Hỗ trợ giảm cân

Củ sắn là một trong những loại thực phẩm lý tưởng chuyên dùng để giảm cân, bởi trong 100g củ sắn chỉ chứa 38 calo mà còn rất ít chất béo. Không chỉ vậy, loại thực phẩm này còn có khả năng cung cấp cho cơ thể 1 hàm lượng dưỡng chất dồi dào như các loại vitamin và khoáng chất, chất xơ, canxi,… giúp bổ sung dinh dưỡng cho bạn đầy đủ  trong quá trình giảm cân.

3.2. Tốt cho hệ tiêu hóa

Theo Đông Y thì củ đậu là thực phẩm có tính mát, vị ngọt, thanh nhiệt, nhuận tràng, có khả năng giúp dạ dày co bóp tốt hơn. Từ đó, ổn định hệ tiêu hóa và có lợi cho hoạt động đại tiện.

dinh dưỡng củ sắn
Củ đậu có thể chế biến thành những món ăn vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa người dùng

3.3. Hỗ trợ sức khỏe cho tim mạch

Hàm lượng chất xơ bên trong củ sắn có khả năng làm giảm cholesterol, bằng cách giảm chất béo LDL và tăng HDL lên. Điều này sẽ giúp hỗ trợ và làm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch nguy hiểm như mỡ máu hay xơ vữa động mạch,… hiệu quả.

3.4. Kháng khuẩn

Bên trong củ sắn có chứa 1 hàm lượng vitamin B6 vô cùng dồi dào, giúp hỗ trợ các chức năng thần kinh, để hình thành các tế bào máu đỏ. Đồng thời, tổng hợp kháng thể, tránh sự xâm nhập của các loại virus và vi khuẩn từ bên trong và cả bên ngoài cơ thể.

giá trị dinh dưỡng củ sắn
Khả năng kháng khuẩn của củ sắn cũng được các chuyên gia đánh giá cao

3.5. Tốt cho sức khỏe của mẹ bầu

Trong quá trình mang thai, bệnh trĩ luôn là nỗi ám ảnh của các mẹ bầu. Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên bổ sung củ sắn trong thực đơn hàng ngày của mình, để giúp hệ tiêu được hoạt động hóa ổn định. Bởi loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, có vị ngọt, tính mát, có khả năng giải nhiệt cực kỳ hiệu quả.

4. Ăn củ sắn có thể gây ngộ độc hay không?

Củ sắn là loại thực phẩm quen thuộc, nhưng nếu bạn không biết cách sử dụng thì vẫn có thể gây ra những tác động tiêu cực đến với sức khỏe:

4.1. Dấu hiệu ngộ độc củ sắn

Như đã nói ở trên thì lá và hạt của củ sắn có chứa tephrosin và rotenon, gây ngộ độc. Do đó, nếu không may ăn phải lá và hạt của loại củ này, thì bạn có thể bị đau bụng, co giật, tụt huyết áp,rối loạn nhịp tim, suy hô hấp,… và nguy hiểm hơn là có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu đúng cách.

cây củ sắn
Ăn sắn không đúng cách có thể gây ngộ độc, nên bạn cần đặc biệt chú ý kỹ

4.2. Hướng dẫn xử lý ngộ độc củ sắn

Khi nhận thấy những dấu hiệu của ngộ độc củ sắn, bạn cần ngay lập tức mang người bệnh đến những trung tâm y tế gần nhất, để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.

5. Những lưu ý để tránh ăn củ sắn bị ngộ độc

Người ta thường nói ăn quá nhiều 1 loại thực phẩm nào cũng không tốt, và củ sắn cũng không phải là ngoại lệ. Mặc dù bên trong củ sắn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt, nhưng khi dùng, để đảm bảo sức khỏe, tránh ngộ độc, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không ăn củ sắn thay cơm: có 1 điều hiển nhiên là củ sắn không thể cung cấp cho bạn tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó, nếu bạn dùng củ sắn thay cơm thì rất dễ khiến bản thân bị mệt mỏi, mất sức, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
  • Không ăn hạt và lá của củ sắn: 2 bộ phận này của củ sắn có chứa tephrosin và rotenon, dễ gây ngộ độc, đau bụng, suy hô hấp, co giật,… vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, trước khi chế biến củ sắn, bạn cần loại bỏ hết hạt và lá một cách sạch sẽ. 
  • Khi ăn củ sắn, bạn cần lột bỏ vỏ, cắt bỏ toàn bộ phần đầu và đuôi, vì đây đều là những phần chứa hàm lượng độc tố cao. Sau đó, mang đi ngâm trong nước sạch càng nhiều càng tốt, rồi rửa sạch lại nhiều lần.
củ sắn có tốt không
Hướng dẫn cách ăn củ sắn tốt cho sức khỏe mà không lo bị ngộ độc nguy hiểm

>> Xem thêm: 

Qua những thông tin mà Vua Nệm mang đến, bạn đã biết củ sắn là gì và những công dụng mà loại củ này mang đến cho sức khỏe hay chưa? Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích, để có thể chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều