Chuyện quanh ta

Củ cà rốt có tác dụng gì? Khám phá những thông tin thú vị về cà rốt

CẬP NHẬT 05/01/2023 | BỞI Hương Lăng

Củ cà rốt chắc hẳn không còn là thực phẩm xa lạ với người dân Việt. Loại củ này có hàm lượng beta carotene cao, giàu chất chống oxy hóa, có khả năng cải thiện thị lực, làm đẹp da, thậm chí là chống lại các tế bào ung thư… cùng với đó là nhiều lợi ích khác tốt cho sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu những thông tin thú vị về củ cà rốt và những lợi ích sức khỏe mà loại củ này mang lại nhé!

Tìm hiểu củ cà rốt có tác dụng gì
Tìm hiểu củ cà rốt có tác dụng gì

1. Khám phá một số thông tin cơ bản về củ cà rốt

Trong khoa học, củ cà rốt được gọi là Daucus carota. Theo như nhiều tài liệu ghi lại thì vào khoảng năm 900 trước công nguyên, củ cà rốt bắt đầu được người dân Afghanistan đem trồng. Sau này dần xuất hiện tại các nước Trung Đông, Bắc Phi. Đến khoảng năm 1300 thì loại củ này mới bắt đầu xuất hiện ở châu Âu, châu Á, sau đó dần xuất hiện phổ biến khắp nơi trên thế giới và được ưa chuộng.

Thực chất, củ cà rốt là phần rễ ăn sâu vào lòng đất, hút các chất dinh dưỡng rồi phát triển to dần. Mỗi củ cà rốt có kích thước lớn bé khác nhau. Ngoài phần củ thì lá cà rốt cùng có thể ăn được, tuy nhiên vì có vị đắng nên người ta ít sử dụng.

Củ cà rốt rất phổ biến trong ẩm thực Việt Nam
Củ cà rốt rất phổ biến trong ẩm thực Việt Nam

Theo nhiều thông kê thì người ta ước chừng hiện nay có khoảng 20 giống cà rốt có thể ăn được. Tuỳ theo màu sắc, một số loại cà rốt phổ biến có thể kể đến như:

  • Cà rốt tím
  • Cà rốt da cam
  • Cà rốt trắng
  • Cà rốt màu vàng

Khác với suy nghĩ của nhiều người, cà rốt tím và trắng mới là giống cà rốt xuất hiện đầu tiên. Còn cà rốt cam mà chúng ta thường thấy thực chất là do bị đột biến gen phát triển thành.

2. Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của củ cà rốt

Cà rốt có hàm lượng calo thấp nhưng các chất dinh dưỡng thì rất cao. Cụ thể, theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thì trong 128g cà rốt chúng ta có hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • Calo: 52kcal
  • Carbohydrate: 12,26g
  • Đường: 3g
  • Kali: 410mg
  • Natri: 88mg
  • Vitamin A: 1069mcg
  • Vitamin C: 7,6g
  • Canxi: 42mg
  • Sắt: 0,38mg
  • Magie: 15mg
  • Protein : 1,19g
  • Chất béo: 0,31g
  • Chất xơ: 3,6g
  • Phốt pho: 45mg
  • Kẽm: 0,31mg
  • Axit folic: 24mcg
  • Vitamin K: 16,9mcg
Củ cà rốt có chất dinh dưỡng gì
Củ cà rốt có chất dinh dưỡng gì

3. Ăn cà rốt có tác dụng gì?

Tác dụng của cà rốt đối với thị lực

Trong cà rốt có hàm lượng vitamin A dồi dào, nhờ đó khi ăn cà rốt, thị giác của chúng ta sẽ được cải thiện đáng kể. Hơn nữa, loại củ này cũng giúp chúng ta phòng tránh các bệnh về thị giác như đục thuỷ tinh thể, quáng gà, mờ mắt,…

Phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, củ cà rốt có chứa chất phytochemical. Hợp chất này đóng vai trò to lớn trong việc đẩy lùi các tế bào ung thư, nhất là những bệnh ung thư như dạ dày, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt,…

Ăn cà rốt làm sáng da, mịn da

Củ cà rốt là thực phẩm quen thuộc với chị em, bởi khả năng chống oxy hóa dồi dào. Ăn cà rốt thường xuyên giúp hạn chế sự hình thành của những nếp nhăn, làm mờ các vết sạm da, giúp da sáng mịn tự nhiên.

Củ cà rốt có tác dụng gì
Củ cà rốt có tác dụng gì

Cà rốt giúp ổn định huyết áp

Cà rốt cũng là thực phẩm không nên bỏ qua với những ai mắc bệnh huyết áp cao. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng, mỗi ngày chỉ cần 300 – 400 ml sẽ giảm 5% huyết áp tâm thu. Như vậy nếu ăn cà rốt với lượng vừa phải sẽ hỗ trợ huyết áp rất tốt.

Cải thiện bệnh tiểu đường

Không chỉ cải thiện huyết áp, ăn cà rốt còn có thể hỗ trợ bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2. Đó là nhờ vào thành phần chất xơ và chất chống oxy hóa trong cà rốt giúp quá trình chuyển hóa glucose diễn ra tốt hơn, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Cà rốt kích thích tóc mọc

Ngoài lượng vitamin A dồi dào thì các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, ăn cà rốt giúp kích thích tóc phát triển. Bởi trong cà rốt có hàm lượng vitamin C, carotenoid và kali giúp hạn chế nguy cơ rụng tóc, hói đầu, kích thích mọc tóc nhanh chóng.

Cà rốt chống lại HIV

Đây được xem là một trong những lợi ích quan trọng nhất của củ cà rốt. Cụ thể, các nhà khoa học đã gây biến đổi gen trên loại củ này, biến cà rốt thành một loại vắc-xin có chứa kháng nguyên của virus HIV. Nếu như thành công, chúng ta chỉ cần ăn loại cà rốt này thì cơ thể sẽ có kháng nguyên HIV. Tuy nhiên, để có thể cho ra đời một vắc xin từ cà rốt thực thụ thì đoạn đường của các nhà khoa học còn rất dài. Thế nhưng đây vẫn là một dấu hiệu đáng mừng cho nhân loại.

Chữa táo bón

Với hàm lượng chất xơ cao, cà rốt thực sự có khả năng điều trị táo bón hiệu quả. Vậy nên nếu thường xuyên gặp tình trạng khó tiêu thì bạn nên bổ sung loại củ này vào thực đơn mỗi ngày nhé!

Tăng cường hệ miễn dịch

Cà rốt rất giàu vitamin C giúp tạo ra các kháng thể, từ đó tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Hơn nữa, vitamin C còn góp phần sản xuất collagen, hỗ trợ chữa lành các vết thương một cách nhanh chóng.

Ăn củ cà rốt hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch
Ăn củ cà rốt hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch

4. Ăn cà rốt nhiều có tốt không?

Với hàm lượng dinh dưỡng cao và đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, củ cà rốt xứng đáng là thực phẩm chúng ta nên đưa vào thực đơn sống khỏe. Dù vậy, chúng ta chỉ nên ăn cà rốt với lượng vừa phải. Bởi nếu ăn quá nhiều, cơ thể sẽ dư thừa tiền chất của vitamin A gây vàng da.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi ngày, một người trưởng thành chỉ nên ăn 100 gram cà rốt và ăn 3 – 4 lần/tuần là hợp lý.

5. Cách chế biến cà rốt bảo toàn dinh dưỡng

Với hàm lượng dinh dưỡng cao và lượng calo thấp, cà rốt thường được sử dụng trong nhiều chế độ ăn kiêng phổ biến hiện nay. Loại rau củ này có nhiều cách chế biến khác nhau, tuy nhiên sơ chế cà rốt sao cho vẹn nguyên dinh dưỡng là điều không phải ai cũng biết.

Để sơ chế đúng cách, bạn cần rửa kỹ cà rốt với nước để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó gọt vỏ cà rốt bằng dao hoặc dao bào. Tuỳ vào món ăn mà bạn có thể bào sợi, thái que nhỏ, cắt thành khoanh tròn vừa ăn hoặc làm nước ép để giữ nguyên hương vị ngọt tự nhiên, dịu nhẹ.

Lưu ý rằng, cà rốt sống hoặc hấp sẽ giúp bảo toàn dinh dưỡng một cách tốt nhất. Trong khi đó, luộc có thể giảm đáng kể lượng vitamin vốn có. Ngoài ra, vitamin A và carotenoids sẽ được chuyển hoá tốt hơn khi có chất béo. Vậy nên bạn có thể ăn cà rốt kèm với các loại hạt, bơ hoặc các chất béo có lợi cho sức khỏe.

Hướng dẫn cách chế biến củ cà rốt
Hướng dẫn cách chế biến củ cà rốt ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng

6. Những lưu ý cần nhớ khi ăn cà rốt

Để phát huy lợi ích sức khỏe của củ cà rốt một cách tốt nhất, bạn cần tránh ăn loại củ này với các thực phẩm sau:

  • Ớt: Ăn ớt cùng cà rốt sẽ khiến giá trị dinh dưỡng trong ớt bị mất đi
  • Giấm: Trong giấm có chứa axit có thể phá hủy carotene trong cà rốt. Vậy nên bạn cần tránh kết hợp hai thực phẩm này với nhau nhé.
  • Củ cải trắng: Nhiều người thường có thói quen hầm củ cải trắng và cà rốt với nhau, điều này vô tình làm mất đi lượng vitamin C trong củ cải trắng. 
  • Cà chua: Nấu cà rốt với cà chua sẽ khiến lượng vitamin C trong cà chua bị phân huỷ.

Dù có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng không phải ai cũng nên sử dụng thực phẩm này:

  • Người đang có biểu hiện đầy bụng, ăn không tiêu
  • Người có dấu hiệu bị vàng da

>>>Đọc thêm:

Thông qua bài viết trên đây, chúng ta có thể thấy củ cà rốt thực sự chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên cần nắm chắc một số lưu ý khi sơ chế và chế biến loại củ này mới có thể giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng vốn có. Chúc các bạn có nhiều bữa ăn ngon và sức khỏe thật tốt với loại củ này.

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng