Củ khoai môn có lợi ích gì? Đối tượng nào không nên sử dụng củ khoai môn

CẬP NHẬT 09/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Củ khoai môn từ bao đời nay đã rất gần gũi và gắn bó với những bữa cơm của gia đình Việt. Mùi vị thơm ngon, béo bùi của loại thực phẩm này khiến chúng ta không thể nào cưỡng lại được. Dù vậy củ khoai môn có lợi ích gì là thắc mắc của rất nhiều người? Bạn đọc hãy tìm hiểu ở ngay dưới đây nhé!

Tìm hiểu củ khoai môn có lợi ích gì
Tìm hiểu củ khoai môn có lợi ích gì?

1. Giá trị dinh dưỡng của khoai môn

Củ khoai môn là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng cũng như các hợp chất hữu cơ, khoáng chất và vitamin cần thiết cho sức khoẻ. Loại củ này cung cấp chất xơ cũng như carbohydrate, vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B6, Folate cũng như khoáng chất như magie, sắt, kẽm, photpho, kali mangan và đồng. Hơn nữa, khoai môn cũng cung cấp cho cơ thể một hàm lượng protein nhưng không đáng kể. 

2. Củ khoai môn có lợi ích gì?

2.1. Kích thích tiêu hóa, chữa táo bón

Một trong những lợi ích to lớn của củ khoai môn là kích thích hệ tiêu hoá trong cơ thể hoạt động. Theo đó, khoai môn chứa khoảng 27% lượng chất xơ bạn cần hấp thụ mỗi ngày từ trong khẩu phần ăn. Vậy nên loại thực phẩm này rất có ích trong việc giúp cho hệ tiêu hoá mạnh khoẻ.

Ngoài ra, khoai môn còn giúp ngăn ngừa những vấn đề như xì hơi, đầy bụng, chuột rút, táo bón hay tiêu chảy. Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh sẽ tăng cường sức khoẻ tổng thể và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. 

Củ khoai môn giúp kích thích hệ tiêu hoá, chữa táo bón
Củ khoai môn giúp kích thích hệ tiêu hoá, chữa táo bón

2.2. Ngăn ngừa các loại bệnh ung thư

Củ khoai môn giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động chống oxy hoá trong cơ thể, góp phần ngăn ngừa bệnh ung thư. Trong loại củ này chứa hàm lượng vitamin A, vitamin C cũng như các chất chống oxy hoá phenol khác góp phần tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm ra khỏi cơ thể. 

Ngoài ra, trong khoai môn còn có chất cryptoxanthin có khả năng ngăn ngừa ung thư vòm họng và ung thư phổi. 

2.3. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Chất xơ trong củ khoai môn sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường bởi chúng có khả năng điều chỉnh quá trình phóng thích insulin và glucose. Do đó nếu bạn cần hấp thụ một lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể thì thực phẩm này sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. 

Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong trường hợp bạn đã mắc bệnh tiểu đường thì thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp ổn định đường huyết.

2.4. Có lợi cho huyết áp và giúp tim khỏe mạnh

Khoai môn chứa hàm lượng kali đáng kể, đây là khoáng chất cần thiết để duy trì sức khoẻ và hoạt động hàng ngày. Hơn nữa, chất dinh dưỡng này còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển chất lỏng giữa các màng các mô của cơ thể, còn giúp giảm căng thẳng, áp lực lên mạch máu, động mạch. Ngoài ra, kali còn giúp thư giãn tĩnh mạch và mạch máu, từ đó giúp giảm huyết áp, căng thẳng cho hệ tim mạch. 

Ăn củ khoai Môn có công dụng gì
Ăn củ khoai Môn rất tốt cho hệ tim mạch

2.5. Bảo vệ răng

Việc ăn khoai môn thường xuyên sẽ góp phần bảo vệ sức khoẻ răng miệng, bởi trong loại củ này có chứa chất flo, đây là thành phần quan trọng của răng. Do đó ăn khoai môn đúng cách có thể làm sáng răng và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. 

Bạn đã biết: Sắn bao nhiêu calo? Ăn sắn có tác dụng giảm cân không? 

3. Những người nên tránh xa khoai môn 

Mặc dù trong củ khoai môn rất giàu chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên sử dụng chúng, đặc biệt là 4 nhóm người dưới đây: 

  • Người bị đờm: Khoai môn được khuyến cáo không thích hợp đối với người bị đờm, có thể làm tăng lượng đờm trong cơ thể, cản trở sự phục hồi của bệnh. 
  • Người bị dị ứng: Những người bị dị ứng cũng khuyến cáo không nên ăn khoai môn như người bị nổi mề đay, chàm, hen suyễn hay viêm mũi dị ứng… nên ăn càng ít càng tốt, nếu không có thể gây ra phản ứng dị ứng đường hô hấp hay dị ứng da.
  • Người bị tiểu đường: Khoai môn chứa hàm lượng tinh bột và đường cao và bệnh nhân tiểu đường không nên ăn quá nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên.
  • Trẻ nhỏ: Đây là thực phẩm tiêu hoá chậm, do đó người mắc chứng khó tiêu nên ăn ít khoai môn, nhất là trẻ nhỏ có dạ dày yếu cần chú ý nhiều hơn. 

Đối với người bình thường cũng nên chú ý đến hàm lượng tiêu thụ khoai môn, nên kiểm soát và sử dụng trong khoảng 100gram mỗi ngày. Trong đó các phương pháp như nấu, hầm khoai môn sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn phương pháp chiên, rang. 

Lưu ý những đối tượng không nên ăn khoai môn
Lưu ý những đối tượng không nên ăn khoai môn

4. Hướng dẫn cách chọn khoai môn ngon và không bị sượng

Về hình dáng

Đối với khoai môn bạn nên chọn củ tròn đều, có hình dáng như quả trứng gà. Bên ngoài lớp vỏ sần sùi và có nhiều râu, đấy vẫn còn bám trên vỏ. Bên cạnh đó nên chọn kích thước khoai vừa, không quá lớn cũng không quá nhỏ. 

Trọng lượng 

Một mẹo mách nhỏ khi chọn khoai môn là cầm trên tay, nếu cảm thấy củ khoai nguyên củ còn nặng thì tức là bên trong còn nhiều nước, những củ này khi nấu chín sẽ thường không có vị, rất nhạt và bị sượng. Ngược lại, khi cầm củ khoai ở trên tay có cảm giác nhẹ thì củ đó thường ít nước, chứa hàm lượng tinh bột cao, khi luộc chín ăn khoai sẽ khá bùi, mùi thơm đậm. 

Phần mắt khoai môn

Khi lựa chọn khoai môn thì phần mắt rất quan trọng. Bạn nên xem kỹ những củ có nhiều lỗ trũng, theo đó củ càng có nhiều lỗ trũng thì khoai càng bùi và vị ngon. Ngược lại nếu thấy khoai có ít lỗ, lớp vỏ mịn thì khả năng cao đó là loại khoai không ngon. 

Màu sắc, kết cấu khoai

Khi lựa chọn củ khoai môn đã được sơ chế hoặc cắt sẵn, nhìn vào thấy lớp ruột khoai có nhiều vân tím, màu đỏ đậm thì đây là củ khoai ngon. Ngược lại nếu màu sắc bên trong nhợt nhạt thì khoai thường không ngon.

Hướng dẫn cách chọn củ khoai môn ngon
Hướng dẫn cách chọn củ khoai môn ngon

5. Mẹo gọt khoai môn không bị ngứa

Dưới đây là các cách gọt củ khoai môn không bị ngứa, bạn đọc hãy bỏ túi ngay nhé: 

Một là, đeo găng tay để sơ chế khoai môn, lưu ý không nên để da tay tiếp xúc trực tiếp với khoai môn.

Hai là, cho khoai môn vào nồi, sau đó thêm 200ml nước cùng 1 muỗng cà phê muối. Sau khi bắc nồi lên bếp đun sôi thì hãy vớt khoai ra và ngâm với nước lạnh rồi mới lột vỏ. Cách làm này sẽ giúp gọt khoai môn không gây ngứa. 

Ba là, nếu mua khoai nguyên vỏ về, bạn hãy giữ nguyên lớp đất trên vỏ khoai rồi sử dụng tay khô để gọt vỏ. Sau đó ngâm khoai vào nước muối loãng 10 phút là có thể chế biến ngay. 

Bốn là, gói củ khoai môn vào giấy bạc rồi cho vào lò vi sóng nướng trong khoảng 2 phút. Cách làm này sẽ giúp bạn không bị ngứa khi gọt khoai mà lại rất dễ bóc vỏ. 

Nếu vô tình để da tay tiếp xúc với nhựa củ khoai và bị ngứa, bạn hãy rửa tay với nước giấm pha hoặc nước muối pha với chanh. Ngoài ra, bạn có thể hơ tay gần lửa khoảng 1 phút thì cũng sẽ hết ngứa ngay.

Hoặc bạn có thể vò nát lá chuối xanh, sau đó chà lên vùng da bị ngứa khoảng 7 đến 10 phút sẽ hết ngứa ngay thôi. 

6. Cách bảo quản khoai môn

Đối với củ khoai môn chưa gọt vỏ

Sau khi mua khoai về, nếu bạn chưa dùng đến thì cách tốt nhất là rải khoai ra nền nhà khô ráo và thoáng mát. Tuyệt đối không để củ khoai môn cả vỏ trong tủ lạnh, củ khoai sẽ bị hơi nước làm mềm và nhanh chóng bị thối. 

Đối với khoai môn đã gọt vỏ

Khoai môn mua về đã sơ chế hãy đóng hộp kín và bản quản trong ngăn mát tủ lạnh từ trong 3 đến 4 ngày hoặc trên ngăn đông đá sẽ được lâu hơn, khoảng 7 đến 10 ngày. Nếu nhà không có tủ lạnh thì hãy bỏ khoai ra túi, đặt ở nơi thoáng mát và thường xuyên kiểm tra để xử lý kịp thời. 

>>>Đọc thêm:

Trên đây là những thông tin hữu ích về củ khoai môn có lợi ích gì mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hãy lưu lại và sử dụng ngay bạn nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM